Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Đời người luôn tồn tại: 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lựa chọn

Đời người luôn tồn tại: 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lựa chọn


https://cuocsongthuongngay.net/wp-content/uploads/2018/02/%C3%9D-ngh%C4%A9a-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BB%9Di-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-218x150.jpg

Con người cả đời mải miết chạy theo Danh, Lợi, Tình, Tiền mà quên mất vốn quý nhất của mình là Sức Khỏe.

Sinh mệnh như ngọn đèn trước gió, chẳng ai dám tự tin nói rằng ngày mai mình vẫn còn trên thế gian này hay không. Chỉ mới gặp hôm qua mà hôm nay choàng tỉnh, người ấy đã về cõi thiên cổ rồi. Chỉ trong chớp mắt mà âm dương cách biệt nghìn trùng. Thân xác tuy còn đây mà linh hồn đã về nơi xa lắm, vĩnh viễn chẳng có ngày gặp lại.
Vậy thì, có những chuyện nào không thể đợi, không thể sợ, không thể lựa chọn trong kiếp người?
Hai việc không thể đợi:
1. Hiếu kính cha mẹ
Trên đời này chuyện gì cũng có thể đợi, duy chỉ có việc hiếu kính cha mẹ là chẳng thể thong dong. Bởi lẽ: “Mẹ già như chuối chín cây, biết ngày nào rụng, biết ngày nào rơi!”; “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi”.

Còn nhớ khi xưa, chúng ta lẫm chẫm tập đi, ê a học nói, tới khi cắp sách đến trường, cha mẹ vẫn ngày ngày chăm bẵm, chẳng phút nào quên nghĩ về chúng ta. Còn nhớ ngày ấy, khi mẹ lệ trào khóe mắt, cha yên lặng nhìn xa xăm, cố kìm nén nỗi lòng tiễn đưa con gái về nhà chồng, rồi lại phấp phỏng lo lắng con gái của mẹ có hạnh phúc hay không?
Còn nhớ ngày đó, cha mẹ cười rạng rỡ thi nhau đón lấy đứa con còn đỏ hỏn mà cưng nựng, mà vuốt ve. Còn nhớ bóng dáng cha mẹ tóc điểm bạc, lặng lẽ ngóng trông đàn con quây quần bên mâm cơm ngày Tết.
Có bước nào trên chặng đường con đi mà không chan chứa tình yêu vô bờ và tâm huyết mẹ cha? Chúng ta lớn lên từng ngày thì cha mẹ lại già đi từng ngày. Cứ mải miết với cuộc sống, bất chợt chúng ta phải nhói lòng khi nhận ra: Mỗi mùa xuân qua mái tóc cha mẹ lại thêm nhiều sợi bạc, khóe mắt lại thêm nhiều nếp nhăn, ánh mắt mờ đi và đôi chân chậm lại.
Ân tình dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, như biển rộng sông dài. Có lẽ nào chúng ta lại để mặc cho công việc bận rộn và cuộc sống bộn bề kéo chúng ta rời xa cha mẹ? Có thể nào cha mẹ mãi ở đó trông ngóng từng cuộc điện thoại của chúng ta, khắc khoải chờ mong bóng con về? Vậy nên mới nói, việc hiếu kính, đền đáp ân tình sâu nặng của cha mẹ là việc chẳng thể nào xếp sau.


2. Giữ gìn sức khỏe

Con người cả đời mải miết chạy theo Danh, Lợi, Tình, Tiền mà quên mất vốn quý nhất của mình là Sức Khỏe. Tuổi trẻ thường dùng sức khoẻ đổi lấy tiền bạc, tới khi già lại dùng tiền bạc đổi lấy sức khoẻ. Bởi lẽ sức khỏe là cái gốc của chúng ta, không có sức khỏe thì dẫu tiền bạc như núi, danh vọng vang dội, tình yêu chan chứa, chúng ta cũng chẳng thể hưởng thụ và trải nghiệm niềm hạnh phúc ấy.

Có người nói rằng đợi đến khi có công việc tốt rồi sẽ chăm lo sức khỏe của bản thân. Đến khi có được công việc rồi, họ lại có những kế hoạch san sát phía sau như kết hôn, sinh con, nuôi con khôn lớn…
Nhưng bạn biết chăng, gánh nặng trên vai càng lớn thì càng phải coi trọng sức khỏe của bản thân hơn. Đừng hoang phí sinh mệnh của mình khi chúng ta vẫn còn trẻ trung, sung sức. Chỉ cần sức khỏe yếu đi thì trăm thứ bệnh tật sẽ lăm le ùa tới. Đến khi ấy, chúng ta thật khó có được những tháng ngày bình yên để tận hưởng hương sắc cuộc đời.
Vậy nên, nhân khi còn trẻ hãy chăm lo sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Hãy ăn uống ngủ nghỉ điều độ, tạo cho mình những thói quen lành mạnh. Bắt đầu từ hôm nay hãy dậy sớm, cùng chạy bộ đón ánh bình minh, hay đánh cầu lông hít thở khí trời trong lành. Đặc biệt là hãy mở rộng tấm lòng bao dung, giữ cho mình một tâm thái tốt, mang đến hạnh phúc cho mọi người. Khi tâm hồn khoáng đạt, thư thái, thì sức khỏe cũng sẽ mỉm cười với bạn.
Hai thứ không thể sợ:


1. Cái chết

Đã sinh ra làm kiếp con người, thì dẫu là người quyền quý cao sang hay bần cùng túng thiếu, có ai mà không một lần “yên giấc nghìn thu”?

Vũ trụ rộng lớn mênh mang luôn mang theo quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” mà luân chuyển vạn vật trong cõi thế gian. Con người cũng chỉ ở trong vòng quay vĩ đại ấy mà thôi. Sinh lão bệnh tử đã là quy luật tự nhiên, chẳng thể thay đổi, thì chúng ta lo sợ nào có ích chi?
Chi bằng chúng ta hãy vui vẻ chấp nhận và thay đổi góc nhìn của mình về cuộc đời. Nếu ai cũng một lần phải rời xa cõi thế gian thì thay vì tiếc nuối, hãy trân quý từng phút giây chúng ta được sống. Đừng hoài phí tháng năm vào những trò chơi vô bổ, vào những thú vui tầm thường.
Hãy biến mỗi ngày thành một ngày có ý nghĩa và tràn ngập niềm vui; hãy lưu lại cho thế hệ sau những điều tốt đẹp. Nếu muốn sống mãi trên cuộc đời, thì hãy sống mãi trong lòng người; muốn sống mãi trong lòng người, thì cần phó xuất nhiều hơn, nghĩ tới người khác nhiều hơn. Chỉ có như vậy thì vào giây phút cuối cùng khi từ biệt cõi trần chúng ta mới không thảng thốt, cũng không tiếc nuối.
Nếu “chết” chỉ là cái cớ để trở về với đất mẹ yêu thương, trở về ngôi nhà chân chính của mình, thì chắc hẳn trong lòng chẳng có sợ hãi, mà chỉ còn lại yêu thương và hạnh phúc vô bờ.
2. Nỗi cô đơn
Chúng ta sinh ra đã sợ nỗi cô đơn. Khi còn thơ bé, chúng ta sợ phải ở nhà một mình, lúc nào cũng chỉ muốn sà vào lòng mẹ yêu thương. Lúc ấy chỉ cần thức giấc nhìn quanh không thấy bóng người, chúng ta lại òa khóc, mong một vòng tay đưa ra hay nghe thấy giọng nói của mẹ cha.
Khi cắp sách đến trường chúng ta lại vui cùng bè bạn, sợ cảm giác cô đơn, thui thủi một mình. Lớn lên, nỗi cô đơn đã thúc giục chúng ta tìm một nửa yêu thương của mình, cùng nhau vun vén một mái ấm hạnh phúc. Khi những đứa con tung cánh bay xa, chúng ta lại sợ phải một mình đối diện với nỗi cô đơn của tuổi già, chỉ mong có người bầu bạn, con cháu sum vầy.

Chúng ta trốn tránh sự cô đơn bằng cách tìm cho mình những mối quan hệ thân mật, nhóm nọ nhóm kia.
Nhưng có khi nào đang vui vầy cùng bè bạn, đứng giữa biển người mênh mang, chúng ta lại thấy lòng cô đơn đến lạ lùng? Như ánh mắt ai đó đang khắc khoải, như trái tim ai đó đang chờ mong chúng ta trở về? Chúng ta không nghe thấy hơi thở của họ, không nghe thấy nụ cười của họ, không nhìn thấy đôi mắt họ, nhưng chúng ta mơ hồ cảm nhận được họ bằng trái tim mình.
Trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống của mỗi người tạo nên những suy nghĩ khác nhau và cảnh giới khác nhau. Mỗi người đều là tác phẩm độc nhất vô nhị của tạo hóa. Nên chăng sự khác biệt của mỗi người cũng là điều quá đỗi bình thường? Nếu mọi người không hiểu chúng ta, không tán đồng với ý kiến của chúng ta, thì cứ cười xòa cho xong chuyện. Những gì cần làm thì cứ bình tâm mà làm cho đến nơi đến chốn.
Điều thật kỳ lạ là những người tu luyện trên núi cao, rừng già, xung quanh chẳng một bóng người mà họ lại không hề thấy cô đơn. Phải chăng họ đã tìm được sợi dây liên hệ vô hình giữa mình và vũ trụ bao la này, nên mới sống an nhiên, tự tại đến vậy? Phải chăng khi con người tìm được chính Đạo, tìm được ý nghĩa chân chính của đời mình thì sẽ không còn cảm giác cô đơn ấy nữa? Chỉ còn lại trong họ tình yêu cuộc sống và trân quý những phút giây họ đặt chân trên thế gian này.
Hai điều không thể lựa chọn:
1. Xuất thân
Con người sinh ra ở đâu, sinh vào thời khắc nào cũng không thể tự mình lựa chọn. Có người sinh ra trong nhung lụa, được người người tung hô tán tụng. Nhưng cũng có người lại sinh ra trong cảnh bần hàn, khốn khó. Dường như hoàn cảnh thuận lợi sẽ giúp con người bay cao, bay xa hơn và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Nhưng cũng có câu rằng: “Thời thế tạo anh hùng”. Trong cảnh loạn lạc, khi vật đổi sao dời, cảnh đời rối ren lại thường xuất hiện những bậc vĩ nhân tế thế cứu đời. Hay như càng những ngày đông rét buốt thì những đóa hoa mai lại càng tươi tắn hơn.
Kỳ thực không ai chọn được xuất thân cho mình. Nhưng xuất thân tốt hay xấu cũng không quan trọng bằng tự tu dưỡng tâm tính và khí phách của bản thân. Hoàn cảnh càng gian khó lại càng là môi trường tốt để tôi luyện nên những bậc vĩ nhân và anh hùng lưu danh sử sách.


2. Vận may
Sống trên đời ai cũng mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn, nhưng lại chẳng có ai lựa chọn được vận may cho mình. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể lựa chọn cách mình ứng phó như thế nào.
Khi gặp vận rủi, xin hãy nhẫn nại hơn một chút. Mỗi khi cánh cửa lớn khép lại, Thượng Đế sẽ ban cho bạn một cánh cửa sổ được mở ra. Ông Trời không tuyệt đường của ai bao giờ, sự việc cũng thường biến chuyển vào thời khắc cuối cùng. Vậy nên khi gặp vận rủi xin đừng quá thất vọng, gặp vận may cũng đừng quá đắc ý. Câu chuyện “Tái ông thất mã” vẫn còn nguyên vẹn giá trị đến tận ngày nay. Phúc họa khôn lường, thật giả, đúng sai thì cặp mắt phàm trần khó có thể nhìn thấu suốt. Chi bằng trầm tĩnh và cẩn trọng thì hơn.
Xưa có câu rằng: “Ở hiền gặp lành”; “Thiện ác hữu báo”. Muốn gặt may mắn ắt phải gieo duyên lành, bởi lẽ “người yêu nên phúc, người ghét nên họa”. Dẫu là họa hay là phúc, chỉ cần trong tâm mỗi người trước sau luôn giữ vững một ý niệm này: Ý nghĩa của đời người là ở sự phó xuất, là ở việc cho đi, chứ không phải nhận lại, cũng không phải là giành giật, bon chen.
Dẫu không có sức mạnh xoay chuyển cả ngọn núi, nhưng chúng ta vẫn có thể di chuyển tới góc độ phù hợp với bản thân mình. Cuộc sống có nhiều điều không thể lựa chọn, nhưng chúng ta lại có thể thay đổi tâm thái của mình, biến buồn thành vui, biến nguy thành an, biến điều nhạt nhẽo thành sự thú vị.
Theo DKN

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Em Chờ Anh Trở Lại








Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn



[​IMG]


Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức. Vậy làm thế nào để tích đức ngay cả khi không có điều kiện vật chất? Hãy cùng xem 17 cách tích đức không tốn một đồng mà vị lão hòa thượng dạy dưới đây để hành theo!
1. Tích đức từ lời nói
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác.
Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.
Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói.
Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.
Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.
2. Tích đức từ đôi tay
Học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác.
Mỗi người đều cần tiếng vỗ tay của người khác bởi vì ủng hộ, khen ngợi người khác là điều cần có ở mỗi người.
Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp.
Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình.
3. Tích đức từ giữ thể diện cho người khác
Ở một số tình huống việc “không nể mặt” là một thái độ vô lễ lớn nhất.
Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất cả thời điểm nào cũng nên giành cho người khác một “lối thoát” để giữ thể diện.
Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói.
Hãy nhớ đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường.
Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.
4. Tích đức từ việc tín nhiệm người khác
Người có tính đa nghi trời sinh thì khó có người bạn chân thành.
Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc.
Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.
Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.
5. Tích đức từ việc cho người khác sự thuận lợi
Cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình.
Thời điểm người khác cần bạn nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa.
Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình.
6. Tích đức từ việc giữ lễ tiết
Người có lễ tiết đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng, không ưng ý.
7. Tích đức từ tính cách khiêm nhượng
Người xưa nói: Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch.
Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi.
Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.
Không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình.
Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút.
8. Tích đức từ việc hiểu người khác
Mọi người, ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình.
Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác.
Đổi vị trí để hiểu người khác.
9. Tích đức từ việc tôn trọng người khác
Đem lòng tự tôn của người khác đặt ở vị trí cao nhất.
Cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình.
Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý.
Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.
10. Tích đức từ việc giúp đỡ người khác
Ở vào thời khắc quan trọng, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình?
“Vì người khác” sẽ luôn luôn chiến thắng “vì mình”.
Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu, nhớ kỹ.
Khi giúp đỡ người khác cũng phải tìm cách để đối phương vui cười mà tiếp nhận.
11. Tích đức từ việc thành thật với mọi người
Không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối tất sẽ không có bạn chân thành.
Luôn lấy thành tín làm gốc, coi trọng thành tín trong mọi mối quan hệ.
Dùng thành tín thu phục người khác, sẽ dễ đạt được thành công.
Một người nếu như mất đi sự thành thật thì làm việc gì cũng khó.
Bất kể lý do gì cũng không thể giải thích được lý do sự giả dối của bản thân.
12. Tích đức từ việc biết cảm ơn người
Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời.
Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn.
Cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện của người có chí khí.
13. Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân
Mỗi người đều nên tu dưỡng lòng nhân ái trong mình. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.
14. Tích đức từ việc mỉm người với người khác
Không có ai cự tuyệt một nụ cười chân thành cả!
Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa con người với con người.
Dùng nụ cười để ứng phó với sự “khiêu chiến” của đối thủ mới thực là cao nhân.
15. Tích đức từ lòng khoan dung
Không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của mình còn quá nhỏ hẹp!
Dùng khoan dung có thể cải biến một con người lầm lỗi.
Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người khác.
Hãy học cách tha thứ khuyết điểm của người khác.
Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy!
16. Tích đức từ lòng lương thiện
Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện.
Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.
17. Tích đức từ sự biết lắng nghe
Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít. Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất.



CHUỘT RÚT (VỌP BẺ)

Hể có cơn chuột rút ở chân, bên nào rút thì ..giơ tay nên kia lên.
KHỎI THUỐC THANG GÌ HẾT
(Thí dụ chuột rút bên chân phải ,thì đưa tay trái lên)

1. Lần thứ nhất, tôi đang ngủ, thì có cơn co cứng chân, đau quá, thức dậy – nhớ mẹo – giơ một tay lên – do đang buồn ngủ, tôi giơ... lộn bên, không thấy hết, sực nhớ bài, tôi bỏ tay xuống, giơ tay bên kia – lạy trời – cơn co biến ngay tức khắc – chưa đầy 1 nốt nhạc.

2. Lần thứ hai, đang ngồi trong xe hơi, bị nữa – tôi giơ tay lên, nhưng có lẽ người đang ở thế ngồi, củng phải… 2 giây sau, cơ mới dãn.

3. Lần thứ ba, đang tắm, nước nóng à nhe – lại bị cơn co cứng – vì tắm bằng vòi sen mà, đang ở thế đứng – tôi... giơ tay (đúng tay bên kia)thẳng lên trời – cơn chuột rút biến ngay tức thì.

Quá sung sướng là hễ bị nó rút bên nào thì dơ thẳng tay bên kia lên... trời – nhớ giơ đúng tay, và ở tư thế càng thẳng với thân thể, thì chuột rút... đi nhanh như tên bắn...
Xin chia sẻ với bà con cô bác làm… phước !

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn




Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…

Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

Đừng hứa khi đang… vui!

Đừng trả lời khi đang… nóng giận!

Đừng quyết đinh khi đang… buồn!

Đừng cười khi người khác… không vui!

Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.

Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe

Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.

Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỷ lệ 1 trên 100.000 người).

Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

(trên 50 tuổi mừng từng năm, qua 60 tuổi mong hàng tháng, tới 70 tuổi đếm mỗi tuần, đến 80 tuổi đợi vài ngày, được 90 tuổi …ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm!)

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lăng nhiều quá về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? Và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?

Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.

Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.

Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết.

Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.

Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.

Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐAU THƯƠNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRỌN BỘ















Đường về Hai Thôn



Bệnh ung thư – hãy dành 1 phút để đọc cách tự cứu mình

Mách bạn mẹo tăng cường trí nhớ "dễ như ăn kẹo"

Chỉ với một số chú ý đơn giản, bạn có thể giúp việc ghi nhớ trở nên nhanh chóng, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho trí nhớ của mình.
Nhiều người cho rằng trí nhớ của con người sẽ đạt ngưỡng cực đỉnh trong giai đoạn trưởng thành và dần suy giảm khi chúng ta về già, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Trên thực tế, cuộc sống hiện đại với nhiều yếu tố như chế độ ăn nghèo nàn, các chất độc hại, stress hay thiếu ngủ…cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến trí nhớ con người bên cạnh yếu tố về tuổi tác. Đó là những yếu tố mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát, điều chỉnh để dần khôi phục và tăng cường trí nhớ của mình.
1. Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Thực phẩm có thể giúp con người cải thiện và duy trì trí nhớ một cách đáng kể, tuy nhiên chúng ta lại không hề để ý đến điều đó. Một chế độ ăn đa dạng bao gồm nhiều rau xanh, hoa quả và các chất béo có lợi sẽ rất tốt cho não bộ. Vì vậy, bạn nên tăng cường lượng chất béo động vật omega-3 vào cơ thể, tránh xa đường và carbohydrates.
2. Rèn luyện não bộ
Thực hiện rèn luyện não bộ đều đặn không chỉ duy trì sự phát triển của não mà còn góp phần thúc đẩy các mối liên kết thần kinh mới giúp cải thiện trí nhớ. Khi não bộ được hoạt động trong điều kiện tốt nhất, các tế bào thần kinh sẽ được nhân lên, từ đó tăng cường các liên kết giữa chúng và khả năng tự bảo vệ.

 Rèn luyện não bộ đều đặn sẽ duy trì sự phát triển của não và góp phần thúc đẩy các mối liên kết thần kinh mới giúp cải thiện trí nhớ.
Trí nhớ con người, cũng giống như sức mạnh của cơ bắp, luôn cần được rèn luyện để vận hành một cách tốt nhất. Vận động não bộ nhiều sẽ cho phép bạn tiếp nhận và xử lý thông tin một cách tốt hơn. Hãy thử sức não bộ bằng nhiều câu đố và trò chơi, tham gia nhiều công việc có tính thách thức cao để giúp các vùng cơ của não được linh hoạt hơn.
3. Rèn luyện cơ thể
Các bài tập thể chất thực sự cần thiết cho sức khỏe não bộ bên cạnh những lợi ích thường thấy đối với cơ thể. Tập luyện giúp não bộ được cân đối và sắc bén hơn. Các hoạt động thể chất sẽ tăng lưu thông oxy lên não, giảm thiểu các chứng bệnh có thể dẫn đến mất trí nhớ, ví dụ như bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp ta giảm stress, kích thích các mối liên hệ thần kinh mới, rất tốt cho não bộ.
4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học và trí nhớ của con người. Thông thường, não bộ sẽ có hoạt động tăng cường trí nhớ, thường diễn ra trong những giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ. Bởi lẽ đó, ta luôn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ ngon để có thể tạo điều kiện cho trí nhớ được cải thiện.
5. Tránh stress
Dẫu biết rằng stress là một phần khó tránh trong cuộc sống hiện đại nhưng nếu muốn trí nhớ của mình không bị tổn hại, bạn nên hạn chế tình trạng này nhiều nhất có thể. Chứng stress kinh niên có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm, đãng trí khi các tế bào não dần bị phá hủy. Để giảm thiểu stress, bạn nên tham gia một số hoạt động như tập thư giãn cơ thể, tập thể dục hay đầu tư cho một số sở thích.

6. Không làm nhiều việc một lúc
Làm nhiều việc một lúc sẽ suy giảm tốc độ làm việc của bạn, khiến bạn dễ sai sót và đãng trí hơn. Nếu bạn thực hiện nhiều công việc trong cùng một thời điểm, não bộ sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn thông tin lưu trữ và bỏ sót thông tin thực sự không cần thiết.
7. Học một kĩ năng mới
Hãy thử làm một điều mới mà bạn luôn muốn học, ví như chơi nhạc cụ hay nói một thứ tiếng khác. Những hoạt động này sẽ kích thích hệ thống thần kinh, giải tỏa stress, giảm thiểu nguy cơ bị mất trí và tăng cường sức khỏe của não bộ.
8. Cười
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, và một trong những công dụng thần kỳ của loại thần dược này chính là cải thiện trí nhớ. Một nụ cười rạng rỡ sẽ bao gồm vận động từ nhiều vùng trong não bộ và kích hoạt đáng kể các khu vực này với việc học hỏi, ghi nhớ và sáng tạo.
9. Các mẹo ghi nhớ
Các mẹo ghi nhớ sẽ là công cụ hữu hiệu giúp bạn ghi nhớ thông tin và các khái niệm. Bạn có thể sắp xếp thông tin theo một hình thức dễ nhớ, ví dụ như tên rút gọn, vần điệu, hình ảnh và tách thông tin thành nhiều chuỗi nhỏ để ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.
Theo Lam Anh ( emdep )


Cách loại bỏ cơn đau họng, đau amidan chỉ trong 4 giờ

Tổ tiên chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị rất nhiều bệnh, kể từ thời mà y học phương Tây chưa phát triển và họ biết công thức nấu ăn có hiệu quả để chữa bệnh cho họ.
Bệnh viêm họng là một bệnh phổ biến, không phải là bệnh nan y, nhiều người từng rất coi thường và coi nó là bệnh ‘dùng vài viên kháng sinh là ổn’, nhưng đến một lúc nào đó giật mình nhận thấy nó không hề đơn giản và cách mà chúng ta đang lựa chọn để điều trị đã vô tình đẩy chúng ta vào vòng luẩn quẩn, khỏi bệnh này thì sinh ra bệnh khác và chữa bệnh nhưng lại phá bức tường bảo vệ cơ thể, đó chính là kháng thể. Vì sao chúng tôi nói vậy, mời độc giả đọc bài phân tích dưới đây để có một cái nhìn toàn diện về bệnh này và đừng lãng phí vốn quý về sức khỏe như vậy.
Bệnh viêm họng/ viêm Amidan thường bắt đầu bằng các triệu chứng: cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh. Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh. Nuốt hơi nghẹn. Có kèm sốt cao hoặc không. Viêm họng có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện cùng các bệnh viêm VA, viêm amidan, cúm, sởi….
Về bản chất bệnh viêm họng không quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh viêm họng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu điều trị không triệt để như viêm tai dẫn tới bị điếc, viêm phổi nặng có thể tử vong và một vài biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến vi khuẩn gây ra viêm họng như viêm thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim
Công thức chế nước trị đau họng và viêm amidan
Nấu 80 gram hạt Thìa Là với 200 ml nước trong 15 phút. Bạn sẽ thấy hỗn hợp như màu cafe.
Lọc dung dịch và thêm 50 ml nước, đun sôi lại hỗn hợp. Sau một vài phút lấy hỗn hợp để nguội và thêm 1 muỗng canh rựu Cognac.
Cách dùng
Uống mỗi muỗng canh hỗn hợp 30p một lầm. Sau 2 giờ, bạn nên cảm thấy nhẹ nhõm, cơn đau sẽ biến mất
Cứ mỗi 30p/1 lần và sau 8 lần, trong 4 giờ bạn sẽ cảm thấy không thể tuyệt vời hơn.
Trong trường hợp cảm lạnh nặng bạn chịu khó uống liên tục trong 8 giờ là hết ngày thôi.
Hãy thử nó nếu hiệu quả thì chia sẻ các kết quả!
Theo PNNvvvvvvvvvvv