Dịch và Mạch Thái Tố
Bài viết của Thầy Quảng Đức
Muà Hạ năm 82 , tôi laị bị viện Pasteur đột ngột ngưng hợp đồng, dù
lương khiêm nhường , chỉ 31 đồng 20 hào / tháng, vì thành phần Nguỵ quân
nguy hiểm, không bảo đảm cho công tác giải tích thống kê Dịch Bệnh các
Tỉnh miền Trung nước Việt. Lương chỉ vừa đủ mua sữa cho con trai vừa mới
thôi nôi, uống trong vòng 2 tuần. Vậy mà laị tối cần. Không có lương
này nhất định phải theo lệnh của Phường khóm lên vùng kinh tế mới bắt dế
đào mương.
Bạn tôi, Kỹ Sư Điện, trước 75 đang daỵ trường Phú Thọ cũng phải cuốn gói
về quê. Nhờ có nghề, bạn tôi trãi đươc tấm vải cho vợ bán chạy chợ trời
đồ điện nhà như bóng đèn, dây điện, điện trở... dù vẫn lây lất qua ngày
nhưng khá hơn tôi. Thời buổi ấy, hầu như tất cả dây điện, điện trở...
lưu hành trên thị trường chợ trời đều đồ ăn cắp. Dĩ nhiên chỉ mấy vị cán
bộ đảng viên mới có thẩm quyền ăn cắp đem ra chợ bán.
Bà vợ của bạn tôi gần như tháng nào cũng phải vô đồn công an ít nhất 1
bận. Công An phường không dám chận mấy vị cán bộ ăn cắp, chỉ dám ruồng
bắt dân bán chợ trời. Mỗi lần như thế bạn tôi đều tìm gặp tôi hỏi bói
xem vợ có bị sao không? Thường thì tôi đều đươc bạn mời cafe và hút
thuốc cán. Một hôm bạn tôi đề nghị, mỗi buổi sáng đến nhà ngươì cha ngồi
học dùm. Ông cha vốn là thầy thuốc trong CUNG NỘI thời Vua Bảo Đại, năm
nay gần 80 mà vẫn quốc thước. Ông ngày nào cũng rên rĩ không người nối
nghiệp. Bầy con bất hiếu không chiụ học nghề thuốc cha truyền. Tôi nhận
lời vì đang thất nghiệp, có dịp giúp bạn, mà được ly cafe sáng, điếu
thuốc cán với ổ bánh mì trả công ngồi học.
Tháng đầu, kim mộc thủy hoả thổ, Ngũ hành sinh khắc , thầy thao thao bất
tuyệt, không thấy tôi ghi chép mà khi thầy hỏi, tôi trả lời không sai
một chữ. Thầy cho rằng may mắn gặp được kỳ nhân. Thầy đâu biết, tối nào
tôi cũng kèm daỵ Dịch cho một vài ngươi bạn trẻ gần nhà để có chút thù
lao, thì Ngũ Hành đương nhiên đã thuộc nằm lòng? Tháng tiếp thầy bắt đầu
daỵ phương pháp chẩn MẠCH từng cung bộ. Chương này mới, nhưng cũng từ
Ngũ Hành Sinh Khắc, thành ra tôi vẫn là kỳ nhân dươí mắt cuả thầy. Thầy
daỵ tôi từng ly cách chẩn Mạch. Lúc đầu vì ly cafe với ổ bánh mì buổi
sáng, nhưng sau khi thầy daỵ xem Mạch của người chồng mà luận biết được
vợ đang cấn Thai thì tôi mừng như trúng độc đắc. Tôi lúc dó mới thưc sự
thấy sức hấp dẫn mãnh liệt của môn học này.
Thằng bạn nào vợ có Thai đều được tôi tìm đến xin chẩn Mạch. Chính xác,
chính xác tuyệt đối 100%..... Người được tôi chẩn mạch đầu tiên là 1
Trung uý CA , vợ hắn là bạn cùng lớp với vợ tôi. Mấy hôm trước, nghe hai
bà xì xào, tôi cũng đã biết 8, 9 phần rồi. Đặt tay lên bộ vị - theo lời
thầy dạy, Mạch này đúng là vợ phải cấn thai. Hắn không phục sao được?
Người thứ 2 là bạn mới quen, người thứ 3 là bạn học hồi thời trung học.
Hai người này có vợ đang mang thai nên vừa mới đặt tay lên bộ vị là phát
hiện đúng chính xác tuyệt đối 100% như bài thầy dạy. Hai người tiếp
theo là do tôi chiụ chi cafe với thuốc cán cho bạn nào chở người có vợ
đang mang thai đến cho tôi chẩn mạch. Qua người thứ 6 rồi thứ 7.... tôi
quả thật bối rối. Phải mấy tuần sau mới biết. Không tìm ra được người
nào có vợ đang mang thai mà laị thèm cafe, hút thuốc cán, mấy ông bạn
tôi bèn chở đại người đến cho tôi chẩn mạch. Tôi mất mấy ly cafe hơi
đau, nhưng nghĩ lại cũng là bài học quý.
Khoảng nửa năm sau, tôi xin được việc làm trong ngành y tế đành phải dở dang bỏ học.
Thấm thoát cũng gần 30 năm rồi. Những gì tôi học và biết được cho dù quá
ít , tôi vẫn thử trình bày lại cho các bạn Trung Cấp. Nếu vị nào thực
đúng là kỳ nhân thì chắc Thầy tôi vui lắm.
Quảng Đức |
|
Bài được Hoa_Hạ sửa lúc 28-7-2012 12:52
Ông Tổ cuả kỷ thuật chẩn Mach Thaí Tố là 1 bậc ẩn sĩ tuyệt thế kinh luân đời nhà Đường tên là Đông Uy.
Nhưng , Trương Thaí Tồ , học trò cuả Đông Uy mới là ngươì đem những gì
thầy daỵ ra thực hành và quả thật khoa naỳ thần kỳ hiệu nghiệm. Ngươi
đời nhớ công đức cuả Trương Thaí Tố cho nên đã lấy tên ông đặt cho tên
sách , truyền tụng maĩ cho đến ngaỳ nay.
Có thuyết cho rằng sách Mạch Thaí Tố là do Dương Thượng viết. Dương
Thượng là ngươì rất giỏi về Mạch Thaí Tố , sau Dương Thượng là Tùng
Chinh , Dương Quang. Họ đều là những bậc cao minh xem Mạch mà có thể
biết được sống thọ hay chết non , giaù sang phú quý hay suốt đời lầm
than khổ aỉ , quân tử hay tiểu nhân. Xem mạch mà biết đời sống cuả Cha
Mẹ , vợ con , đầy tớ trung hay phản. Xem mạch mà biết công danh phú quý
hay suốt đời là hạ nhân hèn mạt thì quả.........Mạch Thaí Tố huyền diệu
vô song.
Mạch là mạch maú đang chaỵ trong ngươì. Theo Y học cổ truyền , Mạch cũng
chính là biểu hiện cuả Khí huyết lưu hành ngaỳ đêm khắp cả cơ thể phát
nguyên từ Tâm , Can , Tỳ , Phế , Thận.
Thở ra là bởi Tim và Phổi.
Hít vaò bởi Thận và Gan.
Một hơi thở vaò và ra - Hô và hấp - được goị là 1 TỨC.
Mạch SÁC thì 6 tức. Mạch Trì thì 3 tức.
Mạch đi Nông là Phù - Mạch đi sâu là Trầm.
Mạch Mạnh là Thực - Mạch yếu là Hư.
Mạch lớn là Hồng , Đại - Mạch nhỏ là Tế , Tiểu.
Mạch trơn tru là Hoạt - Mạch rít là Sáp.
Mạch Daì là Trường - Mạch Ngắn là Đoản.
Muốn định Mạch , trước tiên phaỉ căn cứ ỡ chỗ CAO CỐT hay là Bằng Cốt nơi cổ tay.
Chô cao cốt là Quan bộ.
Trở lên 1 tấc goị là Thốn bộ.
Trở xuống 1 thước goị là Xích bộ.
Khi xem , bắt đầu 1 ngón tay đặt thẳng vaò giữa Cao cốt , định vị là Quan Bộ.
Tiếp theo là ngón trỏ và ngón vô danh trên dướí để định vị đủ 3 bộ Thốn Quan Xích.
Chẩm Mạch như vậy là cốt chia ngôi bậc , định rõ phần tạng phũ :
Tay traí :
Bộ Thốn : Là định vị cuả Tâm ( Tim ) và tiểu tràng ( Ruột non )
Bộ Quan : Là định vị cuả Can ( Gan ) và Đởm ( Mật )
Bộ Xích : Là Định vị cuả bộ Thận.
Tay Phaỉ :
Bộ Thốn : Là định vị cuả Phế ( Phổi ) hay Đại tràng ( Ruột già )
Bộ Quan : Là định vị cuả Vị ( Dạ daỳ )
Bộ Xích : Là định vị cuả Mạnh Môn , Bàng quang , Tam tiêu.
Nhớ Ngón tay trên hết là Thốn bộ. Ngón giữa là Quan bộ và ngón thứ ba dưới cùng là Xích bộ.
Thoạt đầu để tay nhè nhẹ. Nặng bằng 3 hạt đậu để nghe mạch Phổi. Nặng
bằng 6 hạt đậu để nghe mạch Tim. Nặng tiếp 9 hạt để nghe mạch Tỳ. 12 hạt
để nghe mạch Gan. 13 hạt để nghe mạch Thận.
Định vị thì tìm chỗ đốt xương cao cỗt. Đầu xương chỗ cao cốt là Quan. Trên Quan là Thốn - Dưới Quan là Xích.
Đại Cương có 8 Mạch chính :
1/ Phù : Khẻ tay để lên da mà thấy ngay mạch là Phù - Chủ bệnh ngoaì da ( Biểu bệnh )
2/ Trầm : Ấn mạnh xuống mới thấy Mạch là Trầm - Chủ bệnh bề trong ( Lý bệnh ).
Hai phép trên là do Mạnh và Nhẹ.
3/ TRÌ : Đặt tay vaò bộ vị , một hơi thở ra hay vaò mà thấy Mạch đến 3 hay 2 lượt là Trì - Chủ bệnh hàn hay rét.
4/ Sác : Đặt tay vaò bộ vi, một hơi thở mà thấy mạch đến 5 hay 6 lượt là Sác - Chủ bệnh Nhiệt hay Nóng.
Hai phép trên là do mạch đến nhanh hay chậm.
5/ TẾ : Đặt tay vaò bộ vị , thấy mạch nhỏ như sợi tơ , goị là Tế : Chủ bệnh hư.
6/ Đaị : đặt tay vaò bộ vị , thấy mạch nỗi cồn to goị là Đại : Chủ bệnh Thực
Hai phép trên do sự hình dung lớn hay nhỏ mà phân biệt.
7/ Đoản : Đặt tay vaò bộ vị , thấy mạch ngắn nguĩ là Đoản là người bẫm thụ kém. Khí huyết suy.
8/ Trường : Đặt tay vaò bộ vị thấy mạch keó daì ( Phiá ngoaì ra khoỉ
thốn bộ - phiá trong ra khoỉ Xích bộ ) goi là Trường là ngươì cường
tráng hay bệnh Dương cường.
Hai phép naỳ là do quá daì hay quá ngắn mà phân biệt.
Mạch là mạch máu đang chạy trong người, là Huyết Mạch, là nguồn sống của
người. Theo Y học cổ truyền, Mạch cũng chính là biểu hiện của Khí Huyết
lưu hành ngày đêm khắp cả cơ thể phát nguyên từ Tâm, Can, Tỳ, Phế,
Thận.
Thở ra là bởi Tim và Phổi - Hít vào bởi Thận và Gan.
Một hơi thở vào và ra - Hô và hấp - được goị là 1 TỨC.
Mạch Sác thì 6 tức - Mạch Trì thì 3 tức.
Mạch đi Nông là Phù - Mạch đi sâu là Trầm.
Mạch Mạnh là Thực - Mạch yếu là Hư.
Mạch lớn là Hồng, Đại - Mạch nhỏ là Tế, Tiểu.
Mạch trơn tru là Hoạt - Mạch rít là Sáp.
Mạch Dài là Trường - Mạch Ngắn là Đoản.
Muốn định Mạch, trước tiên phải căn cứ ở chỗ CAO CỐT hay là Bằng Cốt nơi cổ tay.
Chỗ cao cốt là Quan bộ, là chỗ Dương ra – Âm vào. Quan là trung bộ
Trở lên 1 tấc goị là Thốn bộ. Thốn ứng với thượng bộ
Trở xuống 1 thước goị là Xích bộ. Xích là hạ bộ
Khi xem, bắt đầu 1 ngón tay đặt thẳng vaò giữa Cao cốt, định vị là Quan
Bộ. Tiếp theo là ngón trỏ và ngón vô danh trên dướí để định vị đủ 3 bộ
Thốn Quan Xích.
Chẩn Mạch như vậy là cốt chia ngôi bậc, định rõ phần tạng phủ:
Tay trái :
Bộ Thốn: Là định vị cuả Tâm ( Tim ) và Tiểu tràng ( Ruột non )
Bộ Quan: Là định vị cuả Can ( Gan ) và Đởm ( Mật )
Bộ Xích: Là Định vị cuả bộ Thận.
Tay Phải :
Bộ Thốn: Là định vị cuả Phế ( Phổi ) hay Đại tràng ( Ruột già )
Bộ Quan: Là định vị cuả Vị ( Dạ daỳ )
Bộ Xích: Là định vị cuả Mạnh Môn, Bàng quang, Tam tiêu.
Nhớ Ngón tay trên hết là Thốn bộ. Ngón giữa là Quan bộ và ngón thứ ba dưới cùng là Xích bộ.
Thoạt đầu để tay nhè nhẹ. Nặng bằng 3 hạt đậu để nghe mạch Phổi. Nặng
bằng 6 hạt đậu để nghe mạch Tim. Nặng tiếp 9 hạt để nghe mạch Tỳ. Nặng
12 hạt để nghe mạch Gan. Nặng 13 hạt để nghe mạch Thận.
Định vị thì tìm chỗ đốt xương cao cốt. Đầu xương chỗ cao cốt là Quan. Trên Quan là Thốn - Dưới Quan là Xích.
Đại Cương có 8 Mạch chính :
1/ Phù : Khẻ để tay lên da mà thấy ngay mạch là Phù - Chủ bệnh ngoài da ( Biểu bệnh )
2/ Trầm : Ấn mạnh tay xuống mới thấy Mạch là Trầm - Chủ bệnh bề trong ( Lý bệnh ).
Hai phép trên là do Mạnh và Nhẹ.
3/ Trì : Đặt tay vào bộ vị, một hơi thở ra hay vào mà chỉ đếm hay thấy
Mạch đến 2, 3 lượt là Trì (nhất tức tam hoặc nhị chí)- Chủ bệnh hàn hay
rét.
4/ Sác : Đặt tay vào bộ vi, một hơi thở mà thấy mạch đến 5 hay 6 lượt là Sác (nhất tức lục chí) - Chủ bệnh Nhiệt hay Nóng.
Hai phép trên là do mạch đến nhanh hay chậm.
5/ Tế : Đặt tay vào bộ vị, thấy mạch nhỏ như sợi tơ, goị là Mạch Tế: Chủ bệnh hư.
6/ Đại : đặt tay vào bộ vị, thấy mạch nỗi cồn to dưới ngón tạy goị là Đại : Chủ bệnh Thực
Hai phép trên do sự hình dung lớn hay nhỏ mà phân biệt.
7/ Đoản : Đặt tay vào bộ vị, thấy mạch ngắn ngủi, ngoài chưa đến Thốn
trong chưa đến Xích là Mạch Đoản, là người bẫm thụ kém. Khí huyết suy.
8/ Trường : Đặt tay vào bộ vị thấy mạch keó dài ( Phía ngoài ra khỏi
Thốn bộ - phiá trong ra khỏi Xích bộ ) goi là Trường, là ngươì cường
tráng hay bệnh Dương cường.
Hai phép này là do quá dài hay quá ngắn mà phân biệt.
Nhất Tức (1 hơi thở ra vào):
- tứ chí là bình thường
- tam chí, nhị chí: chậm – HÀN
- ngũ chí, lục chí: nhanh – NHIỆT
BIỂU - LÝ - HÀN - NHIỆT - HƯ - THỰC - ĐOẢN - TRƯỜNG
Phù – Đại – Trường – Sác : chủ nhiệt ( + ) Dương
Trầm – Trì – Tế - Đoản : chủ hàn ( - ) Âm
1. Bảy biểu mạch thuộc Dương (Thất Biểu Mạch): Phù, Hồng, Hoạt, Thực, Huyền, Khẩn, Khâu
Ghi chú:
Mạch Hồng: Phù mà có lực. Sức mạch đi lên, xuống mạnh, đến như sóng cuộn, khi đến mạnh, khi đi yếu.
Mạch Hoạt: mạch Sác nhưng lăn như hạt châu, có cảm giác tròn trơn.
Mạch Thực: Trầm mà có sức mạnh. Ấn tay xuông hoặc nâng tay lên đều thấy có lực
Mạch Huyền: Phù mà căng cứng, như ần vào dây đàn
Mạch Khẩn: Phù mà xoắn vặn, giống như dây thừng vặn xoắn.
Mạch Khâu (Khổng): Phù mà rổng ở giữa, giống như ấn vào cọng hành.
2. Tám biểu mạch thuộc Âm (Mạch Bát Lý): Vi, Trầm, Hoản, Sắc, Trì, Phục, Nhu, Nhược
Ghi chú:
Mạch Vi: Phù mà đi rất nhỏ, mạch đập nghe không rõ. Rất nhỏ, mềm như như không có
Mạch Hoản: sức mạch đi khoan thai, một hơi thở của thầy thuốc, mạch đi 4 lần (nhật tức tứ chí).
Mạch Sắc (sáp): mạch Trì mà đi không lưu lợi, sức mạch đi trì trệ như lựoi dao cạo vào vỏ tre.
Mạch Phục: mạch Trầm tìm kỹ mới thấy. Mạch đi chìm sâu sát trong xương, có khi phải ấn mạnh và sâu trong xương mới gặp
Mạch Nhu: Phù mà mềm nhỏ. Sức mạch đi rất mềm.
Mạch Nhược: Trầm mà nhỏ, mềm. Sức mạch yếu ớt, ấn nặng ngón tay xuống
hầu như mất hẳn, nâng nhẹ ngón tay lên hoàn toàn không có gì.
3. Chín đạo mạch (Cửu đạo) là: Sác, Tế, Hư, Kết, Đại, Động, Xúc, Tán và Cách
Ghi chú:
Mạch Hư: Phù mà vô lực gọi là mạch Hư. Dù để nhẹ tay hoặc ấn nặng tay xuống đều thấy rộng ngang và yếu, có khi mất hẳn.
Mạch Kết: mạch Trì, đang đi mà thỉnh thoảng lại ngừng lại, ngừng không theo số nhất định, rồi mới đi tiếp là mạch Kết.
Mạch Xúc: mạch Sác mà thình thoảng ngừng là mạch Xúc. Sức mạch đi nhanh
nhưng bất thường, ngừng lại ngừng không theo số nhất định, rồi mới đi
tiếp.
Mạch Đại (Đợi): mạch Trì, đang đi mà ngừng lại là mạch Đợi. Ngừng như không thấy trở lại, khá lâu lại thấy tiếp tục.
Mạch Động: mạch Sác mà đi như hạt đậu là mạch Động. Dể nhẹ tay không thấy, ấn nặng tay thầy chuyển động hình hạt đậu.
Mạch Tán: Phù mà đè nặng lại mất là Tán, để nhẹ tay thì có, ấn nặng ty thì không có gì.
Mạch Cách: Phù mà kiêm Huyền là mạch Cách. Sức mạch rắn chắc như đè tay
vào mặt trống, ấn mạnh hoặc nhẹ vẫn có cảm giác như tiếng đập vào tay. |
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét