Công dụng không đếm xuể của giấm
Không chỉ tạo độ chua dịu cho các món ăn, với một chai giấm trong nhà bạn còn làm được rất nhiều việc khác nữa.
Giấm là sản phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, axít amin và các axít hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, y học và rất nhiều lợi ích khác.
Những lợi ích quan trọng, tiêu biểu của giấm
- Bảo vệ các chất dinh dưỡng trong rau: Giấm có thể thúc đẩy tác dụng của sắt, canxi và phốt-pho trong các loại rau và hạn chế tình trạng mất vitamin. Đồng thời, nó có thể cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Khi ta đun sôi sườn heo, có thể thêm giấm vào món canh để bảo vệ vitamin, tăng tỷ lệ canxi và sắt.
|
Giấm táo lành và có mùi thơm nhẹ dịu, có thể dùng làm nhiều món ngon. Ảnh: Oliviajenkins.
|
- Giữ độ tươi của thịt: Giấm có tính axít nên có thể ngăn chặn các loại thực phẩm có tính kiềm bị hỏng. Vào mùa hè, thịt có thể dễ bị ôi. Bạn có thể nhúng một miếng vải vào giấm, sau đó sử dụng vải để bọc thịt. Làm như vậy có thể kéo dài độ tươi của thịt.
- Tiêu diệt vi khuẩn và độc tố: Nhiều người muốn thêm giấm vào món salad vì có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và độc tố trong các món ăn. Giấm tỏ ra rất hiệu quả trong việc loại bỏ và ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng giấm như một loại thuốc chống nhiễm trùng.
- Làm giảm cao huyết áp: Giấm được xem là một loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp nhờ sự có mặt của canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa mức huyết áp. Cả cao huyết áp và cholesterol đều có thể được kéo giảm một cách hiệu quả nhờ sự hiện diện của chất pectin có trong giấm. Do vậy, ta có thể cho đường tinh thể vào một thìa giấm để uống sau bữa ăn tối mỗi ngày.
- Phòng ngừa bệnh tim mạch: Giấm có tác dụng làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Chống ung thư: Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong giấm có tác dụng chống bệnh ung thư và các khối u, loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Chống ôxy hóa: Chống ôxy hóa cũng là một trong những lợi ích của giấm. Hơn nữa, giấm lại là chất chống ôxy hóa cao nên có khả năng chống lão hóa và kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.
- Giảm béo phì: Giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn và do đó giúp giảm béo phì.
- Kiểm soát mức đường huyết: Những lợi ích sức khỏe của giấm còn bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể. Nhờ khả năng giúp ngăn chặn sự thèm ăn, giấm tỏ ra rất hữu ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
- Giúp hấp thụ canxi: Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, sự có mặt của giấm còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác, làm tăng độ rắn chắc cho xương.
|
Món tai heo ngâm giấm rất được nhiều người Việt ưa chuộng. Ảnh: Diệu Kim.
|
- Làm giảm sự mệt mỏi: Lượng giấm vừa phải có thể làm giảm hàm lượng axít lactic trong cơ thể, làm mềm cơ bắp, nhờ đó sẽ giảm bớt sự mệt mỏi của cơ bắp.
- Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước, dùng nước này súc miệng.
- Chữa ho thông thường: Giấm trộn với một chút mật ong là thảo dược trị ho rất công hiệu. Đây là bài thuốc có từ thời cổ đại.
- Trị viêm xoang và viêm phế quản: Hòa 1/4 tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.
- Ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc: Axit acetic trong giấm giúp ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc như trong bệnh lao.
- Tác nhân giúp máu đông: Giấm có khả năng hoạt động như một tác nhân của sự làm đông máu.
- Chất giải độc: Những người Hồi giáo cổ đã sử dụng giấm như một chất giải độc hiệu quả khi bị ngộ độc.
- Chữa buồn nôn: Chỉ cần một ít giấm sẽ có thể chấm dứt bất kỳ chứng buồn nôn nào mà bạn mắc phải.
|
Giấm ngâm tỏi ớt - món được các ông chồng ưa thích. Ảnh: Meohay.
|
- Thúc đẩy tiêu hóa: Giấm có thể kích thích sự tiết axít dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Trong mùa hè nóng bức, trẻ em thường chán ăn, có thể thêm một lượng giấm trong chế độ ăn, chẳng hạn như rau lạnh, dưa chuột, ngó sen ngâm giấm... dùng làm món ăn khai vị sẽ tạo cảm giác thèm ăn.
- Tăng cường chức năng gan, thận: Giấm có thể tăng cường chức năng của gan và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Giấm còn có thể làm giảm gánh nặng cho thận. Các nghiên cứu y học đã phát hiện rằng giấm rất tốt cho đường tiết niệu và có tác dụng lợi tiểu.
Những mẹo làm sạch hay và đơn giản từ giấm
- Lau chùi tủ lạnh: Trộn một nửa nước với một nửa giấm. Dùng hỗn hợp này lau sạch các ngăn bên trong và bề mặt ngoài của tủ lạnh.
- Đánh bật vết dầu mỡ trong lò nướng: Với những vết dầu mỡ bám ở cửa lò, bạn có thể đổ trực tiếp một chút giấm lên vết bẩn. Để 15 phút rồi lau sạch lại với miếng bọt biển.
|
Chỉ với một chút giấm sẽ giúp bạn đánh bay dầu mỡ bám trong lò vi sóng.. Ảnh: Popsugar.
|
- Làm bóng đồ thủy tinh: Để tẩy bỏ những vết đục mờ trên đồ thủy tinh, hãy nhúng một chiếc khăn lau vào giấm. Tiếp đến, dùng khăn quấn quanh đồ thủy tinh. Để trong ít phút. Bỏ khăn ra và cọ lại bằng nước ấm.
- Loại bỏ những vệt ố trên ấm pha trà: Đổ giấm vào ấm trà rồi lắc đều. Cuối cùng, kỳ cọ lại với nước.
- Lau chùi vết ố trên cốc cà phê: Trộn hỗn hợp giấm với muối trắng đều nhau. Dùng dung dịch này để cọ cốc.
- Cọ rửa hộp thiếc (hoặc hộp sắt): Dùng giấm và một chiếc bàn chải cũ, chà nhẹ vào bề mặt kim loại.
- Làm bóng bồn sứ: Một chút giấm và một chiếc bàn chải mòn sẽ khiến đồ sứ sáng và mới hơn.
- Làm sạch sàn nhà: Trộn ít giấm với nước rồi lau sàn nhà.
- Làm mới toilet: Đổ 1-2 cốc giấm vào chỗ bẩn trong toilet. Để qua đêm trước khi cọ rửa toilet với bàn chải chuyên dụng.
- Xử lý vết bẩn ở đồ nhôm, xoong chảo: Đổ một bát nước và một bát giấm vào đồ nhôm. Sau đó, đun sôi. Cọ lại bằng nước khi đồ nhôm đã nguội.
|
Dùng giấm để làm mới xoong nồi. Ảnh: Wikihow.
|
- Cọ sạch vỉ nướng chả: Vẩy ít giấm lên vỉ. Sau đó, cọ vỉ với một chiếc bàn chải cũ.
- Làm sáng đồ da: Dùng chiếc khăn nhúng giấm, chà nhẹ lên bề mặt đồ da.
Lưu ý
Cần sử dụng giấm hợp lý, nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng ngược, tốt nhất chỉ nên tiêu thụ một lượng nhỏ hoặc pha loãng với nước trước khi sử dụng.
Giấm là gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong nấu nướng. Loại chất lỏng lên men tự nhiên này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc chế biến món ăn, có thể khiến bạn bất ngờ.
Có bao giờ bạn bị ngứa ở đầu chót mũi mà gãi hoài không hết, ngứa da vì làm sau vườn hoặc da tay bị nóng (khi cắt ớt hay gừng), bị ngứa (khi cắt củ khoai môn), bạn dùng giấm để tẩy rửa những nơi đó, thì nó sẽ hết khi nào bạn không hay biết.
Nếu bạn lỡ ăn quá cay, bạn ngậm một hớp giấm rồi súc miệng sau đó thì sẽ hết cay.
Nếu nấu bị khét ở đáy nồi, bạn đổ giấm vào và pha một chút nước rồi đem đun sôi, bạn sẽ rửa nồi dể dàng
Bạn cũng có thể khử mùi hôi chân bằng cách ngâm chân vào giấm pha với nước ấm.
Sau đây là những công dụng khác của giấm
1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết.
2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh.
3. Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò
4. Đánh bóng xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe.
5. Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.
6. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần.
7. Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà.
8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.
9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa giấm vào chỗ bị đốt để giảm đau và ngứa.
10. Chữa da bị cháy nắng: dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.
11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh giấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc.
12. Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm.
13. Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội.
14. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống.
15. Trị viêm xoang và viêm phế quản: hòa ¼ tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.
16. Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách giấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó giội sạch lại bằng nước.
17. Khử mùi hành: thoa giấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành.
18. Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng giấm nguyên chất để rửa thớt.
19. Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ.
20. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa.
21. Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp giấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch.
22. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm.
23. Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm.
24. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách giấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng.
25. Rửa và khử mùi chai lọ: dùng giấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại.
26. Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách giấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần.
27. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không gỉ: dùng khăn nhúng giấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại.
28. Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh giấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất.
29. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.
30. Tẩy vết hoen gỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất.
31. Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.
32. Làm thông bàn ủi hơn nước: cho hỗn hợp gồm ½ giấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bài ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút.
33. Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp giấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen.
34. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách giấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn.35. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách giấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy.
36. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt.
37. Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn tắm, cho thêm 1 tách giấm rồi cho quần áo vào.
38. Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm giấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với giấm trước khi giặt.
39. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt giấm sau đó lau sạch lại bằng vải.
40. Giữ hoa tươi lâu: hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa.
41. Dập lửa: đổ giấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa
42. Làm sảng khoái tinh thần: cho 1 muỗng giấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.
Dấm ăn và các chất liệu thay thế dấm ăn làm từ axit axetic.
I. Dấm ăn:
Thuật ngữ "dấm" để chỉ các dung dịch chua thu được từ quá trình lên men axetic, khi được để ra ngoài không khí và với một nhiệt độ ổn định thông thường không vượt quá từ 20oC đến 30oC, của tất cả các loại dung dịch có cồn hoặc của một số dung dịch có đường hoặc có tinh bột sau khi đá qua quá trình lên men rượu, tác nhân của quá trình axit hoá Mycoderma accti hoặc acetobacter.
Tuỳ theo nguồn gốc của dấm, người ta phân biệt ra các loại sau:
1) Dấm làm rượu vang. Đó là một dung dịch có màu vàng hoặc màu đỏ tuỳ theo chất lượng rượu vang được sử dụng, có một hương vị đặc biệt nhờ vào chủ yếu các chất este có chứa trong rượu vang.
2) Dấm làm từ bia hoặc từ mạch nha: dấm làm từ vang táo, vang lê hoặc từ các loại nước hèm quả khác đã lên men. Các loại dấm này thường có màu vàng nhạt.
3) Dấm làm từ cồn, không có màu ở trạng thái tự nhiên
4) Dấm làm từ các loại hạt, mật, khoai tây đã thuỷ phân, lactoserum...
II. Các chất thay thế dấm ăn.
Các chất thay thế dấm hay dấm nhân tạo thu được từ việc pha loãng axit axetic với nước. Loại dấm này thường được tạo màu bằng nước đường thắng hoặc bằng một số chất tạo màu hữu cơ khác (xem phần loại trừ 1) dưới đây).
Dấm và các chất thay thế dấm ăn được sử dụng để ướp gia vị hoặc bảo quản thực phẩm. Chúng có thể được tạo hương (bằng hương ngải thơm...) hoặc cho thêm gia vị.
Nguồn:dncustoms.gov.vn
Dấm có rất nhiều công dụng. Công dụng đầu tiên phải nói đến, là pha vào nước mắm như hằng ngày các bạn thường làm. Những công dụng khác tuy không được các bạn để ý tới nhưng không kém phần quan trọng. Với dấm, bạn có thể làm được vô số việc và có thể tiết kiệm được rất nhiều thì giờ. Bạn hãy đọc những điều sau đây để tìm những công dụng của dấm trong công việc nội trợ:
* Dùng dấm để dành thịt:
Bạn muốn để dành một miếng thịt mà bạn lại không có tủ lạnh, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
Bạn dùng một cái khăn sạch, nhúng vào dấm, gói thật chặt miếng thịt. Sau đó, bạn đem gói thịt này để vào một cái tủ lưới thoáng và mát.
Với phương pháp này, thịt của bạn sẽ tươi ngon trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, thịt phải là thịt mới. Nếu thịt cũ chỉ trong vòng vài giờ là thịt có mùi ngay.
* Dùng dấm để dành cá
Bạn có cá tươi muốn để dành, bạn phải áp dụng phương pháp trên sau khi dùng muối hột tẩm lên mình cá. Bạn nhớ là đừng bao giờ rửa cá và thịt trước khi để dành. Với phương pháp này, bạn có thể để cá trong vòng 24 giờ. Bạn nên rửa cá thật kỹ trước khi đem nấu nướng.
* Dùng dấm giữ gìn xoong nhôm không bị đen
Những chiếc xoong nhôm của bạn bị đen vì nước phèn hay nhựa rau cải. Bạn đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để kỳ cọ nhưng vẫn không hết. Có một phương pháp rất đơn giản: Bạn hãy lấy nước có pha dấm cho vào xoong rồi đun sôi lên, vết đen sẽ mất dần.
* Dùng dấm tẩy các vết đen trên đồng
Những vật dụng bằng đồng của bạn thường bị ten đen. Muốn hết, bạn hãy dùng cát thật mịn trộn với dấm đánh lên nhiều lần. Sau đó, bạn rửa sạch đi và lau khô. Bạn hãy nhớ là cát thật mịn, vì cát lớn hột sẽ làm cho đồng bị trầy.
* Dùng dấm tẩy sạch nền gạch bông trắng, kính và đồ tráng men
Những đồ vật tráng men, những tấm kính hoặc nền gạch bông của bạn bị dơ bẩn, bạn có thể dùng dấm để tẩy. Đối với nền gạch bông, bạn có thể dùng dấm pha nước để lau. Còn đối với kính và đồ vật tráng men, bạn hãy dùng vải mềm nhúng với dấm và lau thật mạnh.
* Dùng dấm làm tươi sáng quần áo cũ
Quần áo của bạn sau một thời gian có vẻ cũ tuy rằng vẫn còn chắc và bền. Muốn chúng tươi sáng lại, bạn hãy giặt chúng với nước có pha dấm, chắc chắn quần áo sẽ mới hơn.
* Dùng dấm giữ cho quần áo không phai màu
Bạn thường phàn nàn rằng những quần áo của bạn, chỉ qua vài lần giặt giũ là mất đi màu tươi đẹp lúc đầu. áo quần bạn đã bị phai màu. Muốn tránh tình trạng này, lúc vài mới mua về, bạn nên đem ngâm chúng vào nước có pha dấm trong một lúc lâu.
* Dùng dấm tẩy vết rỉ sét trên quần áo
Muốn tẩy vết rỉ sét trên quần áo, bạn cũng dùng nước lã có pha dấm mà tẩy, chắc chắn rỉ sét sẽ bay mất.
* Dùng dấm tẩy những vết bùn trên len
Vào mùa mưa, áo quần bạn thường bị những vết bùn do xe chạy bắn vào. Nếu là hàng vải thường, bạn chỉ có việc giặt với xà bông và nước lã là khỏi. Nhưng nếu bùn lại bám vào áo len của bạn, bạn phải làm sao? Bạn chỉ việc lấy vải mềm hay bông gòn nhúng vào nước có pha dấm lau nhẹ lên là sạch, không cần giặt giũ.
* Dùng dấm giữ hàng lụa không bị vàng
Muốn cho hàng lụa của bạn không bị vàng, khi giặt lúc xã nước cuối cùng, bạn hãy pha vào nước một ít dấm.
Dao dùng lâu ngày không được sắc, dù dao có bị cùn cũng không nên liếc trên thành xi măng, bởi làm vậy dao sẽ nóng lên dễ bị mẻ và rỉ. Trước khi mài, nên ngâm dao trong nước muối 20 phút, sau đó mài bằng đá mịn. Để tránh dao bị rỉ, khi dùng xong, hãy bôi lên mặt dao một lớp dầu ăn hoặc ngâm vào nước vo gạo.
Một số loại khoai sọ, khoai môn có thể làm người gọt khoai bị ngứa tay, khiến ta rất khó chịu. Muốn hết ngứa, hãy hơ tay lên bếp lửa, hoặc rửa tay trong dung dịch nước ấm pha chút giấm chua.