Trong cuộc sống ai cũng bị nấc cụt ít nhất vài lần trong đời, cơn nấc cục thường chỉ kéo dài vài phút và không phải do bệnh lý, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nấc kéo dài liên tục trên 48 giờ, người bệnh cần phải đi khám bệnh viện để tìm nguyên nhân.
Nấc (nấc cụt) là do kích thích dây thần kinh phế vị và hoặc thần kinh hoành gây nên sự co thắt đột ngột cơ hoành trong vài giây, cường độ mạnh, dứt khoát ngoài ý muốn của con người nhằm tống khí ra khỏi buồng phổi, khi luồng khí đi ngang qua dây thanh âm vùng hầu – họng tạo thành tiếng nấc. Nấc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây nấc cụt:
Nấc tạm thời, chủ yếu do dạ dày bị căng trướng gây kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành do ăn uống quá nhanh, ăn nhiều thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều gia vị như ớt, uống nhiều các loại nước có ga, rượu, cơ thể suy nhược, mất ngủ, chán ăn, xúc động đột ngột, táo bón. Đây là dạng phổ biến, không ảnh hưởng sức khỏe, không cần điều trị.
Nếu nấc kéo dài liên tục trên 48 giờ, hoặc thành chu kỳ thường do các bệnh lý đi kèm hoặc do dùng thuốc:
– Viêm thực quản cấp hoặc mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm hang vị, viêm, loét bờ cong lớn hoặc nhỏ, loét môn vị, loét tâm vị, hoặc ung thư dạ dày… Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh thần kinh hoành bị kích thích gây nấc.
– Viêm thực quản cấp hoặc mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm hang vị, viêm, loét bờ cong lớn hoặc nhỏ, loét môn vị, loét tâm vị, hoặc ung thư dạ dày… Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh thần kinh hoành bị kích thích gây nấc.
– Viêm phổi, tràn dịch màng phổi,… cũng gây kích thích, chèn ép cơ hoành nên cũng gây nấc.
– Viêm ống mật, viêm túi mật hoặc viêm tụy tạng cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên triệu chứng nấc.
– Do stress hoặc histeria, hoặc do tổn thương hệ thần kinh trung ương như viêm não do vi khuẩn hoặc do virus, hoặc chấn thương sọ não. Nấc cũng có thể xuất hiện sau phẫu thuật dạ dày – tá tràng, mổ gan mật…
– Nấc cũng có thể xuất hiện khi sử dụng một số thuốc, như: thuốc an thần nhóm benzodiazepin, hoặc một số loại thuốc điều trị Parkinson, kháng sinh erythromycin, roxythromycin, ciprofloxacin, ofloxacin…
Điều trị nấc:
Điều trị không dùng thuốc:
Nấc tạm thời sẽ tự biến mất sau 1 khoảng thời gian ngắn và đáp ứng tốt với các biện pháp cơ học đơn giản. Cơ chế của các biện pháp này là làm tăng nồng độ khí CO2 trong máu, hoặc ức chế dây thần kinh phế vị để cắt đứt xung động thần kinh gây nấc. Có thể làm một trong các biện pháp sau vài lần hoặc phối hợp nhiều biện pháp: Nín thở thật lâu có thể (kèm với rặn nhẹ dưới 10 giây), thổi gắng sức 10 hơi dài vào một cái túi giấy (hoặc nín thở trong cái túi), làm tăng CO2 trong máu. Đây là phương pháp khá mạo hiểm vì có thể dẫn đến toan máu, cần thực hiện dưới sự giám sát của người khác và phải có oxy dự phòng; Hoặc có thể dùng hai ngón tay ấn – ép vào hai động mạch ở vùng cổ (động mạch cảnh) gây ức chế dây thần kinh quặt ngược dẫn đến giảm co thắt cơ hoành hết nấc: lúc đầu ép nhẹ, sau tăng dần đến khi có cảm giác nặng và tức thì giảm ấn – ép (trẻ nhỏ biểu hiện cảm giác này bằng cách trẻ gạt tay ra). Ấn – ép liên tục như vậy 3 – 5 lần là khỏi nấc. Nếu chưa có kết quả ta có thể tiếp tục ấn – ép lại; Hoặc nuốt một thìa giấm hay hay thìa đường khô, nhai và nuốt bánh mỳ khô (kèm nín thở), có tác dụng kích thích niêm mạc vùng hầu họng. Hoặc uống nước thật chậm và bịt mũi trong khi nuốt; uống một cốc nước lạnh và bịt tai trong khi uống, uống một cốc nước ấm có pha một thìa mật ong; Hoặc làm sợ hoặc giật mình đột ngột; Hay đè ép trên lưỡi, kích thích lưỡi gà để giảm kích thích thần kinh phế vị; Có thể ngoáy mũi gây hắt hơi, ép mạnh vào vùng cơ hoành bằng tay, xoa bóp vùng hậu môn…
Đối với trẻ sơ sinh: Bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái để làm thay đổi sự tập trung của trẻ hoặc gây cho trẻ khóc hoặc vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ, hoặc cho trẻ nhấp vài ngụm nước, hoặc gây động tác mút cho trẻ. Khi trẻ bị lạnh cũng có thể gây nấc nên sưởi ấm cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, cho trẻ uống nước, hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối hoặc làm động tác như đối với người lớn. Nếu biện pháp cơ học không đỡ, nấc vẫn kéo dài thì phải đến bác sỹ khám tìm nguyên nhân gây nấc.
Điều trị dùng thuốc: Khi bị nấc có thể dùng riêng rẽ hoặc có thể kết hợp một số các thuốc sau: Baclofen, clopromazin, promethazin, haloperidol, metoclopamid, nikethamid, amantadin, thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết dịch vị (omeprazol, lansoprazol..), nifedipin, lidocain, amitriptylin, phenytoin, acid valproic, gabapentin… Các thuốc này ngoài những tác dụng và chỉ định chính còn có tác dụng làm giảm triệu chứng nấc mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, người bị nấc không được tự dùng thuốc, muốn dùng thuốc phải đến các bác sỹ để được tư vấn và hướng dẫn cẩn thận.
Nấc cụt kéo dài là bệnh gì?
Hỏi: Tôi bị bệnh nấc cụt 3 đêm liền kèm sốt nhẹ, ban ngày thì bình thường. Xin cho hỏi bệnh này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Cách chữa trị bệnh này như thế nào và nên đi khám ở đâu? (Ánh Loan)
Trả lời của bác sĩ chuyên khoa:
Chào bạn,
Nấc cụt là tình trạng co thắt cơ hoành do nhiều nguyên nhân nhưng thường lành tính và có thể tự khỏi. Nguyên nhân có thể do chướng hơi từ nhiều bệnh lý khác nhau của dạ dày, bệnh của hệ thần kinh hoặc do suy thận. Tùy theo nguyên nhân sẽ có những triệu chứng khác kèm theo nấc cụt như đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, ói…
Sẽ là vấn đề nếu nấc cụt kéo dài không khỏi. Trong trường hợp này bác sĩ cần phải hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám, xét nghiệm để có kết luận bệnh.
Trường hợp của bạn, theo mô tả, nhiều khả năng do ăn vội, ăn quá no, nuốt nhiều hơi hoặc bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày. Nếu không kèm đau bụng hay ói mửa, đau ngực…, bạn có thể hít sâu và nín hơi nhiều lần hoặc hít thở trong bao nylon trong vài phút (dùng bao nylon bịt vào mũi miệng và thở trong đó). Nếu không khỏi bạn có thể đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc nội khoa.
Hy vọng bạn thành công bằng phương pháp đơn giản như trên để không phải tốn tiền đi bác sĩ.
Mẹo chữa nấc cụt
Nấc cụt không gây nguy hiểm cho ai; nhưng nó thật tai hại nếu đến không phải lúc, chẳng hạn như khi bạn đang tỏ tình, phỏng vấn tìm việc hay đang đọc diễn văn trước công chúng.
Cơn nấc đến không có gì báo trước. Y học ngày nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao cơ thể lại có loại phản ứng kỳ lạ này, chỉ biết chứng này thường đến do hậu quả của việc ăn quá nhanh, nuốt quá nhanh (mắc nghẹn), hoặc lượng không khí bị nuốt vào bao tử nhiều quá.
Để thoát khỏi cơn nấc cụt, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu vì thán khí làm giảm nấc cụt, dưỡng khí (O2) làm tăng nấc. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hít thử một hơi không khí đầy buồng phổi và sẽ thấy một cái nấc cụt tiếp nối ngay sau hơi thở này.
– Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.
– Ngược đầu lại và uống một ly nước: Lấy một ly nước lạnh, khum người tới trước và uống ly nước ngược. Nói đơn giản hơn là: Hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện với bạn. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần với bạn hơn, và môi trên bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Khi nấc cục, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly.
– Bơm hết không khí ra khỏi buồng phổi: Hãy dồn hết không khí ra khỏi phổi thật chậm và đều. Bạn sẽ thấy hơi ngộp thở, nhưng hãy cố giữ lại vài mươi giây.
– Dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục (mẹo vặt này có kết quả trên 95% tổng số bệnh nhân).
Ngoài những phương pháp rất hữu hiệu kể trên (có tác dụng trên hầu hết số bệnh nhân), bạn cũng có thể thử các mẹo vặt dưới đây với hiệu quả khoảng 50%:
– Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là lưỡi gà. Dùng một muỗng cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cục.
– Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái), âm phần cứng và mềm gặp nhau.
– Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.
Nấc cụt liên tục có thể bị ung thư gan
Bình thường trong cuộc sống hàng ngày bị nấc cụt không phải là điều gì kỳ lạ. Nhưng đã có trường hợp bị nấc cụt đi kiểm tra và chẩn đoán ra đã bị mắc ung thư gan. Các chuyên gia cho biết nhiều người bệnh đột nhiên liên tục nấc cụt, sau khi xử lý sơ qua đã đỡ hơn, nhưng vẫn thỉnh thoảng bị nấc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác.
Kết quả kiểm tra sức khỏe của những người này cho biết: chiếu chụp phát hiện ra rằng phía gan bên trái của họ có khối u ung thư kích thước 3 x 3 cm, cần phải lập tức phẫu thuật, nếu không rất có thể bị di căn và lan to hơn.
Theo chẩn đoán, những người này thường xuyên nấc cụt do khối u ung thư dẫn đến gan phình to, kích thích màng gan gây ra co thắt. Kiểm tra lâm sàng còn phát hiện người ung thư thực quản, ung thư môn vị, ung thư dạ dày cũng xuất hiện triệu chứng nấc cụt liên tục.
Các chuyên gia cho biết, thông thường nấc cụt là do nhai nuốt thức ăn quá nhanh và vội hoặc ăn thức ăn có tính kích thích hay do ăn quá nhiều thức ăn trong khi nhu động dạ dày chậm, đặc biệt là ở người già thì khả năng miễn dịch giảm, các cơ quan nội tạng suy giảm chức năng, đặc biệt đề phòng sự phát sinh của khối u ung thư.
Vì vậy, những người đột nhiên bị nấc cụt liên tục, đặc biệt là những người tuổi tác đã cao thì bản thân mình và người thân phải chú ý theo dõi hiện tượng để kịp thời đi kiểm tra và được chẩn đoán điều trị sớm. Không nên coi thường và lơ là với những biểu hiện dù là nhỏ nhất bởi bất cứ sự bất thường nào của cơ thể cũng là tín hiệu cho biết sức khỏe của chính chúng ta đang bị đe dọa.
Nguồn: Phòng khám 12 Kim Mã
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét