Phương pháp vẽ thiết kế thời trang
uan hệ giữa trang phục và những đường cắt vẽ phác:
khi vẽ trang phục cần liên tưởng đến mối quan hệ giữa các bộ phận trên thân thể, những đường cắt vẽ phác có thể giúp bạn biểu hiện được trạng thái hình khới của thân thể
A _ Những đường cắt ngang vẽ phác :
tuyến đáy cổ ( như cổ cổ áo)
tuyến eo ( như thắt lưng)
tuyến cánh tay trên ( như khoảng tay áo , tay áo ngắn )
tuyến đùi ( như biên đáy cảu quần sóc, quần ngắn )
tuyến cổ tay (như cổ tay áo dài, các thứ trang sức ở cổ tay: đồng hồ , vòng đeo tay)
B_ Những đường cắt dọc vẽ phác có thể biểu hiện những đường may bên hông, nếp ly quần, đường khuy cúc của quần áo
khi vẽ trang phục cần liên tưởng đến mối quan hệ giữa các bộ phận trên thân thể, những đường cắt vẽ phác có thể giúp bạn biểu hiện được trạng thái hình khới của thân thể
A _ Những đường cắt ngang vẽ phác :
tuyến đáy cổ ( như cổ cổ áo)
tuyến eo ( như thắt lưng)
tuyến cánh tay trên ( như khoảng tay áo , tay áo ngắn )
tuyến đùi ( như biên đáy cảu quần sóc, quần ngắn )
tuyến cổ tay (như cổ tay áo dài, các thứ trang sức ở cổ tay: đồng hồ , vòng đeo tay)
B_ Những đường cắt dọc vẽ phác có thể biểu hiện những đường may bên hông, nếp ly quần, đường khuy cúc của quần áo
Các bước vẽ trang phục:
Bước 1: cần phải chỉ ra tuyến trung tâm và những đường cắt vẽ phác chính
Bước 2: căn cứ những đường cắt xác định cổ áo , vạt áo, mép vạt áo... cái này tùy trang phục bạn nghĩ ra
Bước 3: phác hình dáng trang phục mé ngoài thân thể
Bước 4: vẽ các tuyến kết cấu trên trang phục, Lấy tuyến trung tâm làm chuẩn để lấy đối xứng phải , trái
Bước 5: phong phú chi tiết
Bước 6 : hoàn thành bức vẽ
Sử dụng các tuyến biểu hiện chất liệu vải ( nếu ai muốn bức vẽ công phu hơn thì nên tham khảo ):
các tuyến có thể biểu hiện các tính chất nhẹ, nặng,dầy mỏng của chất liệu vải
hình 1: vải cứng dòn mà phồng lên, vẽ các tuyến gọn gàng, dáng hơi bung ra,các nếp gấp kém góc cạnh
hình 2:vải mềm mại dáng các tuyến khá nhuyễn ,các nếp gâp mềm mại hợp lại với nhau,rũ xuống theo một chiều
hình 3:vải ôm sát người và trong suốt, là loại rất mềm mại phô diễn rõ ràng ngoại hình thân thể,các nếp rũ xuống thành những nếp nhỏ
hình 4:vải dày nặng,dáng bung rộng vẽ các tuyến hơi thô biểu hiện độ dày ở cổ áo và tay áo
cuối cùng là một số tác phẩm
,Đầu tóc: kiểu tóc nên phù hợp với phong cách trang phục
1- phác thảo dáng vẻ đầu tóc
2- vẽ ra những đặc điểm kết cấu cảu tóc, phân ra từng mảng
3- làm phong phú chi tiết
Trang sức:
- Nón mũ:
- Giày:
-Trang sức ,túi xách (nếu có):
Phương pháp vẽ cơ thể trong thiết kế thời trang
Mẫu nữ
Mẫu Nam
Làm thế nào để vẽ ngực của nữ giới?. Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn nên quan tâm là làm cho đối tượng cùa bạn trông tự nhiên chứ không phải như 1 "quảng cáo bơm silicon" như một người bạn của mình nói. '_' Những vấn đề chính mà dường như người ta thường gặp phải trong việc vẽ bộ ngực là hình dáng và vị trí. Có những họa sĩ (chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư) vẽ chúng như những trái bong bóng căng phồng gắn vào ngực của đối tượng, nhìn chẳng tự nhiên tí nào. Nếu bạn có xem qua những quyển sách dạy vẽ dáng người, bạn sẽ thấy rằng chúng giống như những nửa cầu hay những tách trà lật úp hơn là những trái bóng. ‘___’ Nào, chú ý đến vị trí. Tưởng tượng ra 1 đường cơ bản chạy dọc ở giữa cơ thể đối tượng như hình minh họa. Bộ ngực nghiêng 45° so với đường giữa đó, và hạ xuống khoảng nửa ngực (thấy trên đường phác chéo màu đỏ). Cẩn thận đừng vẽ chúng quá gần, quá xa nhau, hoặc là quá cao; đây là những lỗi thường gặp. Bạn sẽ thấy những ví dụ dưới đây, quy tắc cơ bản này về vị trí 45° sẽ được áp dụng vào với bất cứ tư thế nào của cô gái.
Đây là 1 tư thế khác, cho thấy thân trên ở góc nhìn phía trước. Chú ý cách bộ ngực được đặt ở góc 45° so với đường giữa cơ thể. À, cũng chú ý đến bóng đổ nhé. Sau khi xem qua nhiều ví dụ, mình thấy bóng đổ trong hình này làm ngực trông tự nhiên hơn là cách vẽ bóng ở dưới ngực như khi bạn vẽ bóng khối cầu.
Đây là tư thế cuối cùng để xem về kích cỡ và vị trí. Ở đây thì khó thấy, nhưng bộ ngực vẫn ở góc 45° so với đường giữa (không vẽ trong hình này, xin lỗi nhé =_= ). Chú ý ngực trái được vẽ như hình nửa cầu, chứ không phải là 1 khối cầu. Nếu bạn thích ngực to, muốn thổi phồng kích cỡ thì tùy ở bạn. Cá nhân tôi thấy không cần thiết. ^^
cách vẽ khi nâng 1 tay lên. Cá nhân tôi đôi khi thấy khó, nên tôi thấy nên nhắc qua. Nếu nâng cánh tay bạn sẽ nhìn thấy phần lưng. Mặc dù phần thân trên của nữ giới không tròn và đầy như của nam, nó vẫn nên nhô ra ở lưng trên. Đừng làm phần thân trên quá hẹp. Cũng chú ý đến ngực phải, không chỉ uốn cong vào thành hình tròn; nhớ rằng nó không phải là 1 hình cầu trọn vẹn nên cấu trúc của nó gắn liền với cơ bắp của vai. Đừng quên vẽ một đường diễn tả cơ bắp ở dưới cánh tay, nối với ngực như trong hình vẽ.
Cánh tay
Chúng ta tiếp tục với phần tay. Cánh tay gồm 3 phần cơ bản: cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Mỗi phần có thể được diễn tả trong bản phác bằng những hình oval. Mình biết 1 số người không thích dùng những hình oval này. Bạn không cần phải làm theo cách này, đấy chỉ là 1 trong nhiều cách phác thảo cánh tay thôi. Một số sách khuyên dùng những hình trụ - cũng là một cách rất hay, nhưng mình thích dùng những hình oval phẳng vì chúng thể hiện hình dạng cánh tay đúng hơn. Mình không vẽ ra ở đây, nhưng nếu cánh tay được thả lỏng, đầu bàn tay sẽ đến khoảng giữa đùi. Khuỷu tay nên ở khoảng giữa thắt lưng.
Khi bạn có hình cơ bản của cánh tay khi thả lỏng, bạn có thể vẽ chi tiết và tả thực hơn. Hơi khó một chút thôi. ^_^ Khi vẽ tay, đừng vẽ chúng phẳng và thẳng; cánh tay có bắp cơ mà. Không bao giờ vẽ 1 cánh tay thẳng như một hình trụ dài (trừ khi bạn đang vẽ 1 thứ cực kì biến dạng hay là vẽ chibi ^_^ ). Cánh tay bắt đầu từ vai. Chú ý vai phồng ra một chút, rồi lại cong xuống. Cánh tay hơi hẹp vào, cho tới khi đến khuỷu tay thì lại nở rộng ra (được vẽ ở hình trên cùng). Bạn có thể hơi nản khi vẽ khuỷu tay. Nhớ rằng cánh tay không chỉ bắt đầu cong ở hướng khác. Có 1 khớp xương, được vẽ hai hình bên trái. Ở dưới có thêm những ví dụ khác để tham khảo.
Đây là những tư thế khác của tay, lần này cho thấy các bộ phận của tay đè lên nhau như thế nào. Đôi khi bạn sẽ hình dung các bộ phận chồng lên nhau hay nằm khuất dễ hơn nếu bạn vẽ những hình oval cơ bản trước, nhưng nếu bạn không muốn thì cũng không sao. Chú ý ở hình trên cùng, cánh tay càng hướng xa khỏi chúng ta thì càng thu hẹp lại.
Chân
Chân có thể là một vấn đề khác của các họa sĩ. Thật khó để định hình chính xác (đặc biệt khi bạn không luyện tập nhiều, giống mình nè ^_^' ). Vẫn giống như với cánh tay, quan trọng là không vẽ chúng thẳng hoàn toàn như hình trụ. Sử dụng hình oval sẽ giúp bạn giúp định hình chính xác hơn hình trụ, bởi vì hình oval tương tự như hình dạng đùi và cẳng chân. Phần trên của mỗi chân nên đầy đặn, tròn và ngắn hơn phần dưới. Khi vẽ chân, bắt đầu từ đỉnh đầy đặn hơn, rồi vẽ nó thon dần cho tới đầu gối. Như với khuỷu tay ở trang trước, đầu gối nên được vạch rõ. Đó là một khớp xương và nên được vẽ rõ. Chân đâu phải được làm bằng cao su. ^^ Chú ý đầu gối phồng ra ngoài một chút chứ không đi thẳng đuột xuống. Cơ bắp ở chân dưới, đặc biệt là bắp chân, nên nhô ra 1 chút.
Đây là 1 số tư thế khác.bạn có thể thấy hình oval của những phần khác nhau của chân.khi cong chân, đầu gối được vẽ như 1 mặt phẳng.Ở đây,đánh bóng để chỉ rõ hơn cho bạn về hình dạng của chúng. Trong nhiều sách dạy vẽ sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về phần này,
Ở hình bên phải, để ý bắp chân làm tối phần đùi. Ở hình trái, chú ý phần chân dưới nâng lên không hiện ra, vì chúng được giấu đằng sau phần còn lại của chân.
Được rồi, giờ chúng ta xem lại những phần chủ yếu 1 cách chi tiết, ghép chúng lại với nhau và làm thành một cơ thể hoàn chỉnh. ^o^/ Khi vẽ đối tượng của mình, bạn có thể bắt đầu với những hình oval và đường cong, hoặc có thể đi thẳng vào nét chính, cách nào cũng được, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn đang dùng hình oval và đường tròn, thì bạn sẽ chú ý rằng phần cơ thể chính (thân người và khung xương chậu) được tạo nên bởi 2 hình cơ bản, cả 2 cong hướng vào bụng. Phải chắc rằng cả 2 hình này, gồm cả đầu, đều được vẽ dọc theo đường phác chính ở giữa (như đã thấy). Đường nháp này giống như xương sống của nhân vật và quyết định xem cô gái sẽ ở tư thế nào. Chú ý ở đây đường trung tâm uốn qua trái 1 chút về hướng xương chậu vì trọng tâm của cô ấy thay đổi và hông trái nhô ra một chút (làm cho tư thế có một chút hấp dẫn hơn là đứng thẳng đơ). Cơ thể có thể chia làm 2 nửa bằng nhau như đã thấy trên đường vẽ màu đỏ. Bạn có thể dùng các đường đó để ước lượng chiều dài của chân cho cân đối với phần còn lại của cơ thể, nhưng thường thì trong họat hình, chiều dài chân được cường điệu, cho cả nam và nữ. Nhìn vẫn đẹp thôi. ^^ Khi vẽ phần giữa, cố giữ hình dạng cơ thể cho giống đồng hồ cát. Vai, bụng và eo của nhân vật nữ thường phải thon. Cẩn thận nhé, vẽ những đường cong cho thật tự nhiên, trừ khi bạn vẽ cơ thể người giỏi quá rồi và có thể cường điệu hóa các tỷ lệ mà cô nàng trông vẫn đẹp
Đây là 1 tư thế tương tự, lần này cho thấy ở góc nhìn nghiêng. Mình thấy vẽ nghiêng khá khó, vì tìm hình tham khảo thích hợp sao cũng khá khó luôn. ^^ Chú ý cơ thể vẫn được tạo thành bởi những hình cơ bản, ngoại trừ những hình này đã được xoay ngang. Một trong những điều bạn cần chú ý khi vẽ ở góc độ này là hình dáng của ngực trên. Trong hình thì không thấy rõ, nhưng khi bạn đi xuống từ cổ, ngực sẽ nhô ra 1 chút thành một góc nhọn ở vị trí xương đòn. Sau điểm đó, thì đi xuống tiếp bằng 1 đường chéo mềm mại nhô ra cho tới hình nửa cầu của ngực (nhớ là nửa cầu thôi nghe, đừng vẽ như trái bóng chuyền!) Dưới đó, thân người tiếp tục nhô ra ngoài 1 đoạn, xác định phần xương sườn. Sau *** g ngực, cong vào trong 1 chút là bụng. Những thứ khác cần để ý là hình dạng của chân (đùi tròn ở phía trước và phẳng hơn ở phía sau, còn cẳng chân dưới thì ngược lại) và phía sau của đối tượng (nhớ đừng cường điệu hóa quá).
Trong tư thế cuối cùng của hướng dẫn này, đây là 1 ví dụ vẽ cô gái từ đằng sau (nếu bạn thật sự muốn làm mangaka thì chạy không thoát đâu, nhất định phải tập vẽ rồi ^^ ). Vẫn như trước, đối tượng có thể được chia làm 2 phần bằng nhau. Ở góc độ này, cần để ý đến cổ; nó nối với sọ, và che khuất một phần mặt. Phần giữa nên được vẽ theo hình đồng hồ cát, nhưng, nhớ nhé, đừng cường điệu hóa đường cong trừ khi bạn nắm rõ cấu trúc cơ thể người rồi (muốn "bẻ cong" quy tắc vẽ thì bạn phải nắm được cơ bản trước). Không cần thiết phải vạch quá rõ các đường ở phía sau. Cẩn thận khi vẽ tay; ở phía sau, khuỷu tay nên nhô ra hơn bình thường. Xem lại phần vẽ tay để hiểu rõ hơn.
Chu Ý : Vai bên trái cao hơn thì Hông phải cao hơn và ngược lại
Với mẫu châu Á người ta sẽ vẽ ở 8-8,5 đầu
Với mẫu châu Âu thì là 9 đến 9,5 đầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét