Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu – Nguyễn Mạnh Trinh

Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu –

 Nguyễn Mạnh Trinh

Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu – Nguyễn Mạnh Trinh


Có một thi sĩ nổi danh viết về một người thơ nữ đã in những tập thơ có thể nói là tạo thành một hiện tượng thi ca: “Khi những người tuổi trẻ yêu, đừng bắt họ nhân danh Nghệ Thuật hay Chân Lý để làm thơ! Chính Lệ Khánh chẳng đã từng thú nhận: Lệ Khánh làm thơ, in thơ bán thơ, nhưng Lệ Khánh không “bán tim”… và hẳn Lệ Khánh không hề có tham vọng làm một nữ sĩ “chuyên nghiệp” chiếm riêng một chỗ ngồi trong Văn Học Sử ngày mai. Lệ Khánh chỉ muốn làm một người tình nhân bé nhỏ, ngày hôm nay, có riêng một chỗ ẩn náu kín đáo ở… trong trái tim người yêu cho tiếng thơ thành khẩn của mình được một tấm lòng mến thương đón nhận, cho linh hồn bé bỏng của mình được một vòng tay khăng khít bao dung. Mà như vậy thì, dù muốn dù không, Lệ Khánh cũng đã tự nhiên là một thi sĩ! Một thi sĩ của tình yêu, hòa đồng chính đời sống cùng số phận mình vào Thơ, cũng như đem tất cả hoa hương mộng ảo của thơ dâng hiến cho Tình”.
Thi sĩ nổi danh trên là Đinh Hùng viết về một nhà thơ nữ mang tên Lệ Khánh, tác giả của những tập thơ với nhan đề gây thật nhiều ấn tượng mạnh “Em là Gái Trời Bắt Xấu”. Tập thơ đã gây xôn xao dư luận một thời và sau đó là 4 thi tập khác tiếp theo do nhà xuất bản Khai Trí in mang cùng nhan đề đã có số bán kỷ lục trên toàn miền Nam thời ấy.
Đặc biệt, ở Đà Lạt, thành phố sương mù, nơi sinh sống của Lệ Khánh, thì những người hâm mộ yêu thích thơ Lệ Khánh cũng rất nhiều, nhất là những người lính trẻ của các quân trường thời đó.
Tôi đã gặp một cựu sinh viên sĩ quan Võ Bị Đà Lạt khóa 16 kể về tập thơ đầy kỷ niệm này với ông và đã đọc hai bài thơ mà ông đã thuộc đến nằm lòng thời trước và đến nay là hơn nửa thế kỷ, qua bao nhiêu biến cố thời thế dập vùi, mà vẫn còn nhớ không sót một câu. Chính ông cũng tâm sự rằng ông không phải là người độc nhất như thế mà còn rất nhiều người cùng khóa đều mang chung ý nghĩ như vậy.
Ở Sài Gòn, năm 1962 có một sự kiện thơ văn khá lạ. Nhà văn Duy Năng kể:
“Khoảng cuối năm nhâm dần, một loạt sáu bài thơ của Lệ Khánh được đăng cùng trên một trang báo Văn Nghệ Tiền Phong. Không phải từ lúc ấy thơ Lệ Khánh mói bắt đầu xuất hiện, nhưng những tác phẩm khép nép, nhỏ nhoi kia của “người con gái trời bắt xấu” đã được nhiều người đọc đến từ lâu và cũng từ đó về sau này.
Khi 6 bài thơ được chăm sóc giới thiệu cùng một lúc tôi hiểu rằng đã có một cái gì khởi đầu. Tôi không nghĩ là thiên tài cũng không dám nghĩ là một vinh quang rồi sẽ rạng ngời và hiện tượng T.T.KH. của văn học mà tác giả chỉ được chiêm ngưỡng trong ảo tưởng hay như vì sao chợt sáng rồi chợt mờ, đã xui tôi dậy lòng lo âu để nghĩ rằng đừng bắt Lệ Khánh là vừng trăng mười sáu của một địa cầu bất động tuy với những bài thơ khai nguyên từ năm 15 tuổi tôi được nhận đọc, không chỉ với tâm hồn thi sĩ mà còn với tấm lòng thương yêu cháu gái.
Nhưng tôi hiểu, đã có một cái gì bắt đầu với lời thú nhận nghẹn ngào “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” ghi trong ngoặc dưới những bài thơ thảm trạng đó”
Trong thời giam ấy, đã có người nhận xét: “Lệ Khánh ở Đà Lạt “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” ra đời ở vùng Cao nguyên lạnh như băng này… Rồi tiếng thơ Lệ Khánh bay xa khỏi miền Cao Nguyên về vùng thành thị, tiếng nức nở ấy làm cho người thưởng ngoạn chợt bâng khuâng không biết ví von ra làm sao để diễn tả nổi cái buồn đau của Lệ Khánh… Nhưng khi ai đã đi một mình trong màn mưa phùn lâm râm, đang thèm khát một ly cà phê hay cảnh một gia đình, lúc ấy nhạc Chopin vọng tới, buồn vô cùng.. thì đấy thơ Lệ Khánh như vậy”.
Nửa thế kỷ, sau, những bài thơ dung dị, viết mà không muốn xác định vai trò của một người muốn chen chân vào ghế ngồi văn học sử, của “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” vẫn còn hiện hữu và vẫn còn sức sống. Ghé qua các trang mạng của tuổi học trò, những Hoa Cô Đơn, những Hạt Nắng, những Áo Trắng, những Cổng Trường Xưa,… vẫn thấy những câu hỏi về Lệ Khánh, hay chép cho nhau những bài thơ của “Em là gái trời bắt xấu”. Một thời gian dài như thế, thơ vẫn còn sức sống, vẫn còn được đọc, và ngôn ngữ thi ca của một thời còn hiển hiện. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Nếu có ai phân biệt thơ bình dị và thơ trí tuệ thì giải thích giùm sự kiện ấy? Hay là, có phải thơ gây được cảm xúc cho lòng người sẽ còn tồn tại lâu dài cho người yêu thi ca?
Đọc trên mạng những dòng chữ để thấy tâm tình của những người thế hệ sau: ”Dĩ nhiên ”nhan sắc” vẫn muôn đời là “nhan sắc” là cái vỏ bề ngoài do người ta tạo dựng lên bằng cái “ngôn ngữ của kẻ thống trị”. Mà kẻ ”thống trị” từ xưa đến nay có phải chỉ là quý ông?
Hãy nói về Lệ Khánh và “tiếng kêu thảng thốt” từ bên kia cực của Nhan Sắc. Tiếng kêu bi thảm “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” ngày ấy đã làm tôi thắc mắc và đã trợn tròn mắt hỏi chị “Em có thấy chị xấu đâu mà tại sao…”. Tại sao… chị đã chẳng trả lời, chị? Cúi đầu cảm nhận để cho những “kẻ thống trị” đánh giá mình bằng cái vẻ xấu đẹp theo những quan niệm và những nhận định phiến diện của riêng họ.
Và hãy nói về Nguyễn Thị Hoàng với cực bên này của Nhan Sắc là tứ đại, ngũ đại, thập đại… giai nhân. Chưa gặp cô, hình ảnh cô trong tôi là hình ảnh của cô Tôn Nữ Kim Phuợng “với ánh nắng mai lấp lánh trên áo len lông màu hoàng yến nhảy múa theo bước chân cô từ văn phòng đến lớp” và là hình ảnh của cô Kỳ Hương”..với nụ cười hiền hậu..” vậy mà khi gặp cô, rất gần, rất thật, chỉ cách một hàng ghế và nghe cô nói hơn một tiếng đồng hồ, những hình ảnh ấy vụt biến đi dù tôi đã cố giữ…
Tại sao tôi không hề thấy hay cảm được cái gọi là “ma lực” của cô Nguyễn Thị Hoàng mà lại bị ma lực của chị Lệ Khánh quyến rũ?
Cái gọi là Nhan Sắc vì thế có phải chăng chỉ là ảo ảnh, không hơn không kém. Cũng như “người yêu của đấng trời”, cũng như con cá đi lạc ra ngoài hồ nước của con bé lên ba… và có phải chị có niềm tin mới biến những ảo ảnh có đấy mà không có đấy để rồi niềm tin chính nó cũng chỉ là những ngụy biện không hơn không kém…”
Lệ Khánh đã in tập thơ đầu tiên “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” lúc vừa 20 tuổi. Và sau đó từ năm 1964 đến 1966 nhà xuất bản Khai Trí đã in liên tục từ tập 1 đến tập 5 và thơ của bà đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Nhà văn Thế Phong đã nhận xét: có thể nói Lệ Khánh được nhiều độc giả đọc nhiều, thuộc nhiều, nhắc nhở nhiều chẳng kém gì Nguyễn Bính thời tiền chiến. Tập thơ “Em là gái trời bắt xấu” cả 5 tập có thể nói bán chạy nhất, hơn cả thi sĩ Nhất Tuấn thời ấy được coi là tác giả lục bát có thơ bán chạy”
Thơ của Lệ Khánh có nét riêng biệt ra sao và lý do gì mà thơ của bà được yêu thích nhất là đối với những chàng sinh viên sĩ quan Võ bị Đà Lạt thời gian ấy? Lệ Khánh làm thơ về những mối tình ngang trái về tâm tư đau buồn đầy nước mắt đầy bi lụy. Tình yêu của bà là những mối tình không thành tựu của những nhớ nhung luôn dằn vặt đời sống. Với tâm sự như thế, thơ của bà là những biểu hiện của nỗi đau có thực của tâm tư luôn đau khổ vì yêu. Trong cuộc đời thực, đã có lỡ làng, đã có chia phôi và kỷ niệm lúc nào cũng vẫn là những nỗi đau của vết thương tâm không liền da, liền thịt. Thơ cuả Lệ Khánh ngôn ngữ bình dị đời thường, hình ảnh biểu tượng thi ca cũng không có gì đặc biệt nhưng chính vì những nét đơn sơ bình dị của một người làm thơ nữ đã tạo ra được không gian thi ca tuy có nét hiện thực gần gũi cuộc sống nhưng lại có nét mong manh sương khói của những người có trái tim luôn đập nhịp dồn dập khôn nguôi để tạo thành một biển trời cảm giác.
Tôi đọc lại những bài thơ cũ trong “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” để cùng có chung cảm giác với những người đã một thời yêu những vần thơ của kỷ niệm, của những người có tình nhân là lính chiến, là những mơ mộng và những đớn đau trộn lẫn. Ai cũng yêu quý và trân trọng kỷ niệm của riêng mình, dù là những hằn dấu đớn đau hay có khi ngập tràn nước mắt.
Thí dụ như bài Áo Tím Ngày Xưa:
“Con đường này… kỷ niệm
ngày xưa (anh của em)
vẫn khung trời thương mến
và nhớ nhung trong tim
đó rừng xưa chơ vơ
đây hồn em cô quạnh
màu áo tím ngày xưa
sao giờ nghe buốt lạnh
bao năm rồi trở lại
Đà Lạt buồn lối quanh
Thương thương màu áo tím
Của ngày xưa… đâu anh?
Con đường Hồ Than Thở
Hoang sơ nấm mộ sâu
Người em áo tím nhỏ
Đi tìm anh… anh đâu?”
Những ai đã là sinh viên sĩ quan trường Võ Bị chắc không lạ gì với con đường Lâm Viên và mồ cô Thảo, một nơi chốn chứa đựng cả một trời tình sử. Lệ Khánh viết Đường Vòng Lâm Viên như một trao gửi đến người xưa về cảnh cũ:
“Em tìm đến con đường Lâm Viên nhỏ
nhớ ngày xưa… “đại lộ của thương anh”
vẫn quân phục với màu alpha đỏ
em vui cười sao nước mắt dâng nhanh
Đây chứng tích của ân tình đổ vỡ
Mộ hoang sầu cô Thảo ngủ thiên thu
Không nhang khói không cành hoa dại nở
Bên ven hồ hương tử khí âm u
Khi em chết cũng xin về an nghỉ
Cạnh bên nàng để rõi bước chân anh
Đường Lâm Viên …buồn như chiều phố thị
Mai anh về khi tắt lửa chiến tranh
Anh nhớ nhé về thăm thành phố cũ
Đường Lâm Viên cỏ úa mọc ven rừng
Nhiều kỷ niệm mà nói sao cho đủ
Đợi anh về em sẽ nói nhiều hơn”
Lệ Khánh sống ở Đà Lạt, có mối tình đầu với một sinh viên sĩ quan Võ Bị. Với bà, thành phố sương mù này là thành phố của tình yêu nhưng lại là nơi chốn của những mối tình đau khổ. Tràn đầy yêu thương, chất ngất cảm xúc nên đã viết được những bài thơ mang tâm trạng của mình nhưng gợi lại đến những kỷ niệm của nhiều người khác mà có người vì quá yêu thích nên đã gọi là những “bài thơ để đời”. Có thể có cả những người xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia nữa.
Có người không tin là nữ thi sĩ Lệ Khánh không có dung nhan khiêm nhường như bà đã tả trong thơ? Theo như nhà văn Hồ Nam thì: ”Điều làm mọi người kinh ngạc là Lệ Khánh xuất bản thơ với tựa đề “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” nhưng thật ra tác giả năm tập thơ mang nhan đề như trên lại là một cô gái Huế xinh đẹp từng làm nhiều chàng trai đất Quảng ngẩn ngơ chứ chẳng xấu một chút nào cả…”
Những mối tình của nữ thi sĩ ra sao mà có người như La Ngạc Thụy đã cho rằng vào những năm thập kỷ 60, trên diễn đàn văn nghệ xuất hiện một nhà thơ gây xôn xao dư luận có thể nói là ngang tầm với hiện tượng TTKH. là nhà thơ Lệ Khánh?
Theo nhà văn Hồ Nam thì: ”Người ta đồn rằng người tình đầu của Lệ Khánh là nhà thơ Nhất Tuấn nhưng Nhất Tuấn không xác nhận cũng chẳng phủ nhận tin đồn chỉ im lặng. Nhưng sự thực không phải như lời đồn đại. Người tình đầu thấp thoáng những khổ đau ly biệt dở dang trong thơ Lệ Khánh chính là Phạm H.Th., sinh viên sĩ quan khóa 17 Võ bị Đà Lạt sau khi mãn khóa đã được thuyên chuyển về binh chủng Biệt Động Quân. Mối tình dang dở gây ra cho Lệ Khánh khổ đau vì TH. đã lập gia đình với một người bạn gái của cô khiến cho Lệ Khánh có rất nhiều bài thơ về mối tình sướt mướt này. Một thời gian sau khi chia tay với người tình đầu Lệ Khánh có một mối tình với nhà văn nhà thơ Mũ Đỏ Hoàng Ngọc Liên. Thời gian đó Hoàng Ngọc Liên thường hay bay đi bay lại Sài Gòn – Đà Lạt hàng tuần và khi ông viết bài thơ “Kỷ Niệm Sinh Nhật Em” thì Lệ Khánh có ngay bài “Kỷ Niệm Sinh Nhật Anh” để đáp lại. Hai người cặp nhau một thời gian dài nhưng thời gian này Hoàng Ngọc Liên rất bay bướm có nhiều bồ nhí ở Sài Gòn, một ngày kia Lệ Khánh bắt gặp tại trận nên chia tay nhau. Sau đó người ta lại thấy Lệ Khánh có quan hệ tình cảm với nhà thơ kiêm nhạc sĩ Thục Vũ (Trung Tá Vũ Văn Sâm) một trong những nhà thơ quân đội khá nổi tiếng và cuộc tình này khá bền bỉ, bền tới khi Thục Vũ rời khỏi cõi hồng trần vẫn chưa dứt…”
Nhạc sĩ Thục Vũ đã phổ bài thơ của Lệ Khánh, bài “Tình Người Hậu Tuyến” rất nổi tiếng. Có lẽ vì tâm đầu ý hợp chăng? Cô công chức Tòa Hành Chánh thị xã Đà Lạt sau đổi về Tòa Tỉnh Gia Định, có những câu thơ đơn sơ được chuyển thành cung bậc âm thanh đi thẳng vào tâm tư thính giả:
“Hôm nay trời vào thu
Đà Lạt lắm sương mù
Cây khô buồn trút lá
Gió ven hồ bay xa
Mây thu lờ lững trôi
Lồng lộng gió lưng đồi
Xin anh đừng giận dỗi
Viết thư về thăm em…”
Cuộc đời tình ái của Lệ Khánh nhiều truân chuyên bi lụy nên có người đã ví TTKH như Đạm Tiên và Lệ Khánh như Thúy Kiều. Lệ Khánh yêu hết mình và đã để lại trong tâm những vết thương để có một hồn thơ thích hợp với khuôn trời thơ mộng mù sương Đà Lạt. Tình yêu đã tạo thành những câu thơ mà độc giả, dù đương thời hay về sau này, cũng cảm và thấy được nỗi bi thương của một người không may có những mối tình không bao giờ trọn vẹn. Thơ tình buồn thường hay gây ấn tượng cho người yêu thơ từ thuở xa xưa đến giờ…
Vào thời kỳ giữa thập niên 60, lúc Lệ Khánh bắt đầu nổi tiếng, tôi còn là một cậu học sinh trung học. Dù đang ngồi ghế nhà trường nhưng vẫn hay thường mộng mơ vói qua ngoài cửa lớp. Những bài thơ của tuổi học trò ngây thơ, của những thời xôn xao mới lớn hay đăng trên những phụ trang văn học của các tờ nhật báo được chúng tôi cắt dán hoặc chép lại trong những cuốn sổ bìa cứng và cứ thế suốt mấy năm trung học đã thành cuốn sách gối đầu giường vô cùng trân quí. Ở những bài thơ, mường tượng những người tình, có khi chỉ là thoáng qua, có khi chỉ là ảo tưởng, nhưng cũng tạo trong tâm tư những kỷ niệm khó quên. Giở lại những trang thơ ấy, là cảm giác đi về một chốn nào đã xa nhưng lại thật gần gũi. Ở đó, có tuổi trẻ, có kỷ niệm.
Với những nữ sinh, có lẽ thơ của Lệ Khánh có sức lôi cuốn và hấp dẫn nhiều hơn. Và, 5 tập thơ “Hoàng Ngọc Liên” cùng 2 tập “Vòng Tay Nào Cho Em” và “Nói Với Người Yêu” đã có số lượng độc giả khổng lồ là chính nhờ ở thành phần người đọc này.
Lệ Khánh có những người tình là lính nên ở trong thời buổi chiến tranh những cuộc tình ấy đầy chia ly và không có đoạn kết là chuyện dĩ nhiên.
Đề tài của tất cả 7 tập thơ đều nhất quán là chuyện lòng của người thiếu nữ thanh tân, lúc nào cũng đầy những khát vọng yêu đương. Ngôn ngữ cũng không lạ, cũng chỉ loanh quanh chữ buồn, chữ nhớ, chữ tủi, chữ sầu, nhưng dung lượng tình cảm thì nói hoài chưa đủ và nhắc hoài chưa hả. Hình như thơ Lệ Khánh là để giành riêng cho những kẻ yêu nhau bởi vì khi trái tim mở rộng theo nhịp dồn dập thì cả đất trời cũng nhỏ và trong thế gian dường như chỉ chứa đựng duy nhất khuôn mặt người tình. Thơ như bị cuốn vào trong cơn cuồng vọng của Tình Yêu và ngôn ngữ của tình yêu ấy dù là ngôn ngữ của sáo mòn, của những điều mà trước đây ngàn năm và sau này triệu năm những tình nhân đã thuộc nằm lòng. Yêu nhau, người ta mới hiểu được cái mênh mông của ý tình qua ngôn ngữ mà người chưa yêu hoặc không yêu chẳng thể nào hiểu thấu. Tôi nghĩ thơ Lệ Khánh đã vượt qua được cái cửa ải của thời gian nhờ sự thành thực bày tỏ tấm lòng đang yêu và dù đau khổ vẫn trân quí những điều mình bày tỏ. Thơ “Hoàng Ngọc Liên” không có một kỹ thuật nào để thăng hoa thi ca, không có một mới lạ được tìm kiếm nào cho con đường nghệ thuật. Những tập thơ vẫn là những phác họa chân thành của nỗi buồn tình yêu.
Nhà thơ Đinh Hùng cách nay hơn nửa thế kỷ đã nhận xét về Lệ Khánh và tới nay đã phần nào giải thích được tại sao “Hoàng Ngọc Liên” tới giờ này vẫn còn vị trí trong lòng những người yêu thi ca:
”Qua những tập thơ kế tiếp nhau như những phân đoạn của một khúc trường ca chưa dứt, trước sau, Lệ Khánh vẫn chỉ là một con người duy nhất, với một tâm trạng duy nhất, một giọng nói duy nhất. Chính đó là điều đáng quý, đối với một người thơ thuộc lứa tuổi trẻ dễ dàng giao động dễ dàng chuyển mình theo theo cái nhịp sống nhiều biến thái bất ngờ hiện thời. Giữa cái vô thường của cuộc sống và của lòng người, Lệ Khánh đã dám có một lẽ sống thường trụ, một thái độ không đổi rời. Lẽ sống của riêng mình và thái độ cũng của riêng mình mặc cho dòng đời luân lưu và lòng người chuyển biến.
Nếp sống tình cảm trước sau như một đó và thái độ chuyên nhất kia, có lẽ Lệ Khánh không dụng ý tạo nên nhưng từ trong bản chất người con gái “trời bát xấu” không ngờ chính đó lại là cái “duyên thầm” riêng biệt của Lệ Khánh, cái phong phú khác người của kẻ làm thơ mà cũng chính là cái vẻ đẹp riêng của người thiếu nữ tự nhận mình là xấu”.
nguồn TVTC

6 mẹo vặt khi dùng nước vo gạo không phải ai cũng biết

(SKGĐ) Ngoài tác dụng dưỡng da, làm đẹp, nước vo gạo còn có những công dụng rất hữu ích đối với gia đình bạn như dùng làm nước rửa chén, khử độc rau quả, khử mùi tanh…
Dùng làm nước rửa chén
Đối với những chén đĩa không quá nhiều dầu mỡ, bạn có thể dùng chiếc giẻ mềm bằng vải có tính cọ xát tốt, kết hợp với nước vo gạo có thể làm chén đĩa sạch nhanh chóng hơn. Và sau đó, bạn chỉ cần tráng qua nước sạch là xong.
2. Làm bóng xoong nồi
Với cách này, bạn chỉ cần đổ nước vo gạo vào ngập nồi, sau đó bắc lên bếp, đun cho đến khi nước sôi, để một lát rồi tắt bếp, nước nguội hẳn thì trút ra rồi đem rửa sạch nồi lại bằng nước, bạn sẽ thấy những vết xỉn màu sẽ tan biến.
3. Khử độc cho rau củ
Để hạn chế chất độc hại bám trên rau củ, bạn nên ngâm rau củ vào nước vo gạo có pha ít muối từ 1 đến 2 giờ, sau đó vớt ra và rửa lại với nước sạch lần nữa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
4. Khử mùi tanh
Nếu tay bên bị vấy bởi mùi tanh của cá thì tốt nhất bạn nên rửa tay qua nước vo gạo. Cách này không chỉ giúp loại trừ mùi tanh hiệu quả mà nó còn giúp da tay mềm mịn hơn.
5. Giúp làm nhừ thức ăn nhanh chóng
Để nấu các món ăn như măng, da heo, rong biển... mau nhừ, thì trước khi nấu bạn hãy ngâm chúng qua nước vo gạo cùng với 1 ít muối, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Cách này có thể giúp món ăn mau nhừ hơn.
6. Khử vết mốc trên quần áo
Đây được xem là cách “chữa cháy” khá an toàn và hiệu quả cho quần áo bị mốc. Với cách này, bạn chỉ cần ngâm quần áo bị mốc trong nước vo gạo, để qua đêm và sau đó giặt lại với nước sạch.
Tấn Bình


Lợi ích sức khỏe ít biết từ vỏ trái cây

Lợi ích sức khỏe ít biết từ vỏ trái cây


Trong các loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin có công dụng rất lớn cho sức khỏe. Đôi khi vỏ của các loại trái cây lại có tác dụng làm đẹp tốt hơn cả cả ruột.

Vỏ dưa hấu
  - Ảnh 1
Vỏ dưa hấu có tính hàn, thanh nhiệt
Bởi vỏ dưa hấu có tính hàn, nó có tác dụng thanh nhiệt, có thể chữa được các chứng bệnh như: viêm nhiệt, sưng miệng. Ngoài ra vỏ trái dưa hấu còn có các tác dụng rất tốt khác như: giúp lợi tiểu, giải khát, làm mát cơ thể, làm đẹp da…. Hơn thế nữa, với lượng nước dồi dào, vỏ dưa hấu cũng có thể dùng trong chế biến những món nộm, món canh bổ dưỡng có tác dụng trị các chứng ho khan, rát họng, khô miệng hiệu quả, rất tốt cho sức khỏe.

Vỏ bưởi
  - Ảnh 2
Trong vỏ quả bưởi, ngoài tinh dầu còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A, C, hesperidin.. nên có nhiều công dụng. Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thủng. Người ta thường dùng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến món ăn như, nấu chè, bóp gỏi, làm nem chay...
Vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu có tính kháng ôxy hóa cao. Mặt khác, những hợp chất trong vỏ bưởi cũng giúp lợi tiểu. Ngoài ra, các hoạt chất (tinh dầu) có trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, làm giảm gan nhiễm mỡ. Người ta còn dùng dịch quả bưởi làm thuốc khai vị và bổ giúp tiêu hóa, chống xuất huyết và làm mát cơ thể, giúp tinh thần thư thái.
Do vậy, thay vì vứt bỏ vỏ bưởi chúng ta có thể để dành vỏ bưởi bào chế dầu theo cách thức vô cùng đơn giản để chữa bệnh cũng như làm đẹp. Hoặc có thể lấy vỏ bưởi để đun nước gội đầu hoặc sau khi gội, bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp cho tóc bạn trở nên bóng, chắc, mượt, và mọc tóc, có sức sống hơn.

Vỏ quả nho

 - Ảnh 3
Trong vỏ của trái nho có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, đặc biệt là chất resveratrol có khả năng chống oxy hóa gấp 7 lần vitamin E. Do vậy vỏ trái nho có tác dụng chống lão hóa rất tốt. Ngoài ra vỏ trái nho còn có những tác dụng khác như: làm đẹp da, giảm các nếp nhăn trên mặt….
Bạn có thể dùng vỏ trái nho trực tiếp hay ăn cả vỏ bằng cách sử dụng làm món tráng miệng hàng ngày sẽ rất hữu ích cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt

.Vỏ táo

 
 - Ảnh 4
Trong trái táo có khả năng chữa những bệnh về tim mạch, tiểu đường, táo bón, làm sạch miệng sau khi ăn… Ngoài ra, vỏ trái táo còn có tác dụng giảm béo, trị mồ hôi rất tốt. Do trong vỏ trái táo là nơi tập trung nhiều nhất hàm lượng vitamin B, C, vì thế khi ăn táo bạn đừng bỏ phí đi phần vỏ của nó.
Cách sử dụng vỏ trái táo: Cách tốt nhất để bạn có thể tận dụng triệt để trái táo để giảm cân thì bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng cách ăn táo cả vỏ (đã rửa sạch) hoặc bạn cũng có thể sử dụng vỏ táo phơi khô để làm trà uống mỗi ngày

Vỏ trái chuối
  - Ảnh 5
Chuối không chỉ là trái cây bổ dưỡng mà vỏ của chúng cũng có rất nhiều công dụng hữu ích, như: làm trắng răng, trị mụn, chống lão hóa da…
Vỏ chuối, thứ mà bạn vẫn thường ném đi mỗi ngày cũng có lợi cho sức khỏe. Vỏ chuối rất giàu vitamin B6, B12, magiê và kali. Chúng cũng rất giàu chất dinh dưỡng và nhiều carbohydrate. Nếu lượng đường trong cơ thể của bạn xuống thấp, bạn có thể ăn vỏ chuối.
Ngoài ra, bạn có thể dùng vỏ chuối để chăm sóc răng miệng. Để có hàm răng trắng sáng tự nhiên, chúng ta có thể chà vỏ chuối tươi lên răng. Hay chà lên da mặt để giảm mụn và làm giảm những vết sẹo đen.
Vỏ quả cam
  - Ảnh 6
Khi ăn cam, chúng ta thường bóc bỏ vỏ mà không biết rằng chính vỏ cam cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Vỏ cam giúp cải thiện tiêu hóa và đẩy lùi chứng đầy bụng, ợ hơi trong dạ dày. Nó kích thích sự thèm ăn, góp phần làm giảm buồn nôn và ợ hơi. Không những vậy, vỏ cam chứa nhiều tinh dầu, do đó có đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm.
Tinh dầu d-limonene có chức năng làm trung tính axit dạ dày và duy trì hoạt động của ruột. Ngoài ra, vỏ cam có chứa các chất có thể hòa tan cholesterol và chất béo trung tính, mang lại lợi ích cho những người béo phì hoặc người có mức cholesterol cao.
Ngoài ra, vỏ cam còn có tác dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Tinh dầu có trong vỏ cam góp phần cân bằng da dầu, giúp loại bỏ các tế bào chết, mụn đầu đen và mang lại nét mịn màng cho da. Do có đặc tính chống viêm, vi khuẩn và chống nấm, vỏ cam hoạt động tốt chống lại mụn nhọt mủ và mụn trứng cá
Một số lưu ý khi sử dụng các loại vỏ trái cây:
Trong vỏ các loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và có tác dụng trong việc làm đẹp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nếu muốn tận dụng vỏ các loại trái cây này bạn cần phải rửa sạch trước khi sử dụng để tránh ngộ độc.
Giang My (TH)

Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.
1. Trị say xe

Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

2. Trị nứt nẻ da

Cách làm: xao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều.

Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng. Dầu quýt cộng thêm với dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.

3. Trị viêm phế quản mãn tính

Cách làm: Vỏ quýt tươi từ 5 - 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.

Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.

Tinh dầu vỏ quýt trị da khô.

4. Trị ho

Cách làm: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.

Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.

5. Trị táo bón

Cách làm: Sử dụng 12g vỏ quýt tươi hoặc 6g vỏ quýt khô cho vào nước rồi đun sôi. Nên uống hỗn hợp này khi còn nóng, uống hàng ngày mới phát huy tác dụng trị táo bón tốt nhất.

6. Giã rượu

Cách làm: Dùng 30g vỏ quýt tươi, cho thêm chút muối rồi đun sôi có tác dụng giải rượu rất tốt.

7. Trị nghiến răng khi ngủ

10 phút trước khi đi ngủ, nên ngậm 1 lát nhỏ vỏ quýt. Cứ ngậm như vậy cho đến khi chìm vào giấc ngủ, nếu thấy khó chịu có thể thay thế vỏ quýt khác.

Vị hương nhẹ nhàng của vỏ quýt khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, hơn nữa, vỏ quýt cũng là “vật cản” khiến bạn khó có thể nghiến răng khi ngủ.

8. Trị ghê răng

Mức độ ghê răng khi ăn đồ chua của người già hay những người có hàm răng nhạy cảm là khác nhau. Thực ra, có 1 cách trị ghê răng khi ăn cam hay quýt chua, đó là dùng vỏ cam, quýt còn thừa thái nhỏ hòa nước uống. Cách làm này vừa hiệu quả lại tận dụng tối đa tác dụng của cả ruột và vỏ quýt.

9. Trị viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau.

Dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày( có thể dùng thay cho nước lọc).

10. Trị chứng hôi miệng

Ngậm 1 lát vỏ quýt tươi nhỏ trong miệng thường xuyên, từ 5 - 10 phút/ lần. Hoặc có thể nhai trực tiếp vỏ quýt tươi sẽ rất hữu hiệu trong trị chứng hôi miệng.


11. Trị lạnh bụng, buồn nôn

Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.

12. Trị đầy hơi, thông khí huyết


Dùng vỏ quýt tươi, cho vào nước rồi đun sôi, cho thêm đường trắng nấu thành hỗn hợp canh, uống nóng là tốt nhất. Bài thuốc này có tác dụng trị đầy hơi, thông khí huyết, khô rát họng.

13. Tiêu đờm


Cho vỏ quýt đã rửa sạch vào bình chứa rượu trắng, ngâm hỗn hợp này trong khoảng 20 ngày là có thể dùng được. Hỗn hợp này có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng lại có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

14. Trị cảm, phong hàn


Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.

15. Trị viêm tuyến tụy

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức sức khỏe hàng đầu Trung Quốc, vỏ quýt là một trong những nguyên liệu có tác dụng ngăn chặn và chữa trị viêm tuyến tụy vô cùng hiệu quả.

Cách làm: Dùng 30g vỏ quýt, 10g cam thảo, cho nước vào đun sôi uống hàng ngày./.

Công dụng của quả Cam

20100422_cam.jpg


Khi ăn cam, chúng ta thường bóc bỏ vỏ mà không biết rằng chính vỏ cam cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Ăn vỏ cam giúp cải thiện tiêu hóa và đẩy lùi chứng đầy bụng, ợ hơi trong dạ dày. Nó kích thích sự thèm ăn, góp phần làm giảm buồn nôn và ợ hơi. Không những vậy, vỏ cam chứa nhiều tinh dầu, do đó có đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm.
Tinh dầu d-limonene có chức năng làm trung tính axit dạ dày và duy trì hoạt động của ruột. Ngoài ra, vỏ cam có chứa các chất có thể hòa tan cholesterol và chất béo trung tính, mang lại lợi ích cho những người béo phì hoặc người có mức cholesterol cao.

Vỏ cam hỗ trợ quá trình làm đẹp. Nó góp phần cân bằng da dầu, giúp loại bỏ các tế bào chết, mụn đầu đen và mang lại nét mịn màng cho da. Do có đặc tính chống viêm, vi khuẩn và chống nấm, vỏ cam hoạt động tốt chống lại mụn nhọt mủ và mụn trứng cá
Vỏ cam dùng trong nấu ăn. Vỏ cam giúp tăng cường hương vị của nhiều món ăn. Kẹo ngọt được làm bằng vỏ cam có thể kích thích vị giác, cải thiện sự thèm ăn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thay vì xịt những hương thơm hóa học, hãy sử dụng những cách làm "tự nhiên" hơn cho ngôi nhà.
Tận dụng vỏ cam, quýt
Sau khi ăn cam, chanh hay quýt, bạn đừng vứt vỏ (hay lá) của chúng đi vì họ hàng các loài cây này có khả năng tạo hương rất tốt. Bạn có thể đặt chúng trong nước sôi để tạo mùi hương tươi mới trong phòng bếp. Ngoài ra, cũng có thể để vỏ của những loại cây trên vào túi hút bụi và sử dụng chúng để hút bụi thảm trong lần sử dụng tiếp theo.

Sau khi ăn cam, chanh hay quýt, bạn đừng vứt vỏ (hay lá) của chúng đi vì họ hàng các loài cây này có khả năng tạo hương rất tốt
Cam, quýt không chỉ là loại quả giải khát, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích khác nữa.

Khi bị đau đầu


Bạn hãy đun sôi vỏ cam, quýt rồi xông mặt. Chỉ 10 phút sau, hơi nóng mang theo hương tinh dầu sẽ làm bạn thấy cơn đau dịu hẳn, cơ thể sảng khoái và tỉnh táo hơn.

Không chỉ có lượng vitamin trong quả rất tốt cho làn da và sức khỏe, vỏ cam quýt với lượng tinh dầu khá lớn cũng như mặt trong vỏ giúp bạn rất nhiều trong việc chăm sóc gia đình.

Làm sáng bóng vòi nước

Khi có vỏ cam, quýt, bạn hãy dành vài phút để lau lên trên vòi nước. Cách này sẽ giúp vòi nước nhà bạn luôn sạch và sáng bóng.

Lau sàn gỗ

Bạn hãy đun sôi vỏ cam, pha cùng với nước và dùng nước này lau sàn gỗ. Sàn gỗ nhà bạn sẽ rất sạch, lại có mùi tinh dầu thoang thoảng, giúp không khí thoáng đãng.

Giúp da tay mềm

Sau khi tiếp xúc với các hóa chất có trong xà phòng, nước rửa chén... da tay của bạn sẽ rất khô, ráp. Dùng vỏ cam, quýt (mặt trong) lau lên da, bàn tay bạn sẽ trở nên mềm mại hơn.


Vỏ cam giúp tan đờm

Trong vỏ cam rất giàu vitamin C, protein, carotene và một số chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, vỏ cam có tác dụng điều trị chứng đầy bụng, ho có đờm. Cho một chút vỏ cam vào món canh thịt để mùi vị được thơm, ngon hơn và không còn cảm giác béo ngậy. Vỏ cam ngâm trong nước uống hoặc nước chè làm món khai vị, giúp tinh thần thoải mái. Uống rượu vang cho thêm vỏ cam giúp tiêu đờm.


Vỏ cam giúp tiêu đờm

Lợi ích từ quả cam rất đáng tham khảo

Cam là một trong những loại trái cây được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt dưới dạng nước uống.




Theo Viện Nghiên cứu nông học quốc gia Pháp, uống nửa lít nước cam mỗi ngày có thể cải thiện áp lực máu và tái hoạt động của mạch máu (khả năng giãn nở). Chúng ta chỉ nhớ đến hàm lượng vitamin C trong cam chứ ít biết rằng cam chứa một số các thành phần tổng hợp khác có ích cho sức khỏe. Trên thực tế, hàm lượng vitamin C chỉ chiếm khoảng 15-20% trên tổng số các chất kháng oxy hóa trong trái cây này, trong khi những hợp chất khác lại có khả năng chống oxy hóa cao hơn gấp 6 lần so với vitamin C: hesperidin từ flavanoid, có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép và hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Cam được xem là một “đồng minh” giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, viêm nhiễm và cả ung thư, ngoài những tính năng mà người ta nhận biết qua những nghiên cứu từ trước đến nay như củng cố hệ miễn nhiễm, chống cảm cúm, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, chống viêm, ức chế các tế bào ung thư, xoa dịu các cơn đau ruột, dạ dày, gan và thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo.

Cam cũng chứa rutin (vitamin P), thành phần giúp mạch máu khỏe hơn; vitamin nhóm B, dưỡng chất không thể thiếu cho hệ thần kinh, các khoáng chất và chất xơ (hòa tan và không hòa tan).

Khi uống nước cam đều đặn, chúng ta - đặc biệt là trẻ nhỏ - có thể tận hưởng những dưỡng chất từ loại trái cây chua này (ít calori, giàu vitamin) và có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, người ta cũng lưu ý rằng cam nguyên trái, chín cây và sạch có chứa nhiều hesperidin hơn, vì qua quá trình vắt ép, thành phần này dễ dàng bị thất thoát.

Thành phần từ cam được sử dụng rất phong phú từ lá, hoa, vỏ cây và trái đều có thể dùng để hãm thành nước uống có vị đắng nhẹ và hương cam đặc trưng. Nước hãm lá cam có thể giúp hạ hỏa, đặc biệt khi mất ngủ, xoa dịu rối loạn chức năng lưu thông máu.

8:36 AM | 29/08/2015 - Làm đẹp
(SKGĐ) Nếu bạn ăn cam, đừng vội vứt vỏ bởi chúng có rất nhiều công dụng làm đẹp. Bạn chỉ cần phơi khô vỏ cam, xay nhỏ và đựng trong hộp dự trữ để làm đẹp.
Làm gì với chứng cellulite (sần vỏ cam)?
Những bí mật của da sần vỏ cam
Lợi ích bất tận mà bạn chưa biết của vỏ chanh
Vỏ chanh - cũng vô cùng "lợi hại"
Đừng lãng phí các vỏ, hạt nhiều dinh dưỡng
Vỏ chuối và 12 cách tận dụng tuyệt vời
Suôn tóc, da đẹp nhờ vỏ bưởi
3 lợi ích bất ngờ của vỏ chuối
Làm đẹp bằng vỏ trái cây
Các chất chống ôxy hóa phong phú của vỏ cam giúp làm đẹp da, tóc và trị mụn, nó cũng được sử dụng như một thành phần thiết yếu trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm.
Dưới đây là một số công thức làm đẹp cực hay từ vỏ cam, theo Boldsky:
Vỏ cam có nhiều công dụng làm đẹp.
Vỏ cam có nhiều công dụng làm đẹp.
Vỏ cam chứa các axit citric, nó hoạt động như một chất tẩy trắng tự nhiên. Bột vỏ cam có thể được sử dụng một cách hiệu quả để làm sáng da. Trộn một lượng bột vỏ cam với sữa, thoa lên mặt và để trong 15 phút sau đó rửa sạch với nước.
Vỏ cam giúp da sáng, tươi tắn, mềm mại
Tạo mặt nạ với hỗn hợp bột vỏ cam và mật ong. Thoa hỗn hợp này lên mặt sạch và để cho nó khô. Rửa sạch với nước. Mặt nạ này sẽ giúp da sáng và mềm mại hơn!
Vỏ cam làm sạch lỗ chân lông
Chỉ cần trộn đều hỗn hợp bột vỏ cam với sữa chua, thoa chúng lên mặt và để trong 10 phút. Sau khi rửa sạch với nước, lỗ chân lông sẽ trở nên thông thoáng, sạch bụi bẩn, thậm chí mụn đầu đen cũng sẽ được lấy ra.
Vỏ cam ngăn ngừa và trị mụn trứng cá
Bột vỏ cam giúp loại bỏ tất cả các loại tạp chất và bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi ​​da. Một hỗn hợp bột vỏ cam và nước hoa hồng được thoa lên da thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
Vỏ cam giúp chống lão hóa da
Tính chống ôxy hóa của vỏ cam giúp da trông trẻ trung và chống lại sự lão hóa hiệu quả.
Một hỗn hợp gồm mật ong, bột nghệ và bột vỏ cam sẽ là giải pháp tuyệt vời để điều trị nếp nhăn và các vết chân chim.
Vỏ cam làm đẹp tóc
Bột vỏ cam là một phương thuốc tuyệt vời điều trị gàu. Nó cũng giảm rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe.
Tất cả những gì bạn cần làm là đun nước với bột vỏ cam, để nước lắng và dùng nó để gội đầu.


Tham khảo thêm lợi ích từ.... vỏ hoa quả

Vỏ táo có tác dụng chống oxy hoá
Nếu gọt vỏ khi ăn táo vô hình chung bạn đã làm mất đi những giá trị dinh dưỡng phong phú của chính trái táo! Và một số loại vỏ khác cũng có công dụng chữa bệnh rất tốt.

Vỏ táo chống oxy hóa

Vỏ táo giàu chất xơ và có lợi cho hệ tiêu hóa. Hơn một nửa lượng vitamin C của quả táo đều nằm ở vỏ. Nhiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa ở vỏ táo hoạt động mạnh hơn thịt và nhiều hơn các loại hoa quả, rau củ khác. Nhiều nhà sản xuất đã sử dụng vỏ táo để chế suất các thực phẩm chức năng.

Vỏ lê nhuận phổi

Theo y học Trung Quốc, vỏ quả lê có giá trị chữa bệnh cao, có lợi cho tim và phổi, giúp tiêu độc hạ nhiệt. Vỏ lê rửa sạch giã nhỏ thêm chút đường có thể chữa ho. Khi làm kim chi cho một một ít vỏ lê giúp món ăn được giòn và thơm ngon hơn.

Vỏ nho có lợi cho bệnh máu nhiễm mỡ

Hàm lượng resveratrol trong vỏ nho phong phú hơn trong thịt và hạt nho, đồng thời có tác dụng giảm máu nhiễm mỡ, chống tụ huyết, phòng chống xơ vữa động mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vỏ nho giàu pectin, cellulose và sắt. Hiện nay, người ta bắt đầu tiến hành cho sử dụng vỏ nho hỗ trợ điều trị tiểu đường và bệnh máu nhiễm mỡ.

Vỏ dưa hấu giúp thanh nhiệt
Vỏ dưa hấu có chứa hàm lượng carbohydrate, chất khoáng và vitamin phong phú. Có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, hạ huyết áp.
Vỏ bầu giúp lợi tiểu tiêu phù
Vỏ bầu ngoài vitamin và khoáng chất, còn chứa các thành phần dễ bay hơi khác. Có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu giảm phù nề, rất có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Ăn canh bầu trong mùa đông rất tốt cho sức khỏe.
Vỏ dưa chuột giải độc
Tố vị đắng trong vỏ chính là nơi chứa nhiều dinh dưỡng nhất của dưa chuột. Vỏ dưa giúp hấp thụ vitamin C tốt hơn và hỗ trợ tiêu độc trong cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa chuột còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.
Vỏ cà chua phòng chống ung thư da
Lycopene trong vỏ cà chua là chất chống oxy hóa mạnh nhất được tìm thấy trong các chất tự nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải thiện khả năng miễn dịch, ngừa ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua da còn giúp bảo vệ đường ruột.
Vỏ cà tím bảo vệ tim mạch
Cà tím là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người có bệnh về tim mạch, hàm lượng dinh dưỡng phần lớn đều nằm trong vỏ cà. Nếu gọt bỏ vỏ cà bạn đã làm mất đi giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và khiến hàm lượng sắt có trong cà tím bị oxy hóa dẫn đến cà bị đen và ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể.

11 kiểu tóc cho người mặt béo

Khuôn mặt tròn sẽ trở nên gợi cảm hơn rất nhiều nếu bạn biết chọn những kiểu tóc phù hợp.


Nếu bạn đang tự hỏi với gương mặt tròn để kiểu tóc nào phù hợp, giúp cho khuôn mặt trông thon gọn hơn mà vẫn xinh xắn, nổi bật, hãy thử tham khảo một vài gợi ý sau đây để có được lựa chọn tuyệt vời nhất cho gương của mình.

11 kieu toc cho nguoi mat beo (p2) - 211 kieu toc cho nguoi mat beo (p2) - 3



Nếu bạn đã quá chán ngán với những kiểu tóc xoăn dày thiếu tự nhiên, hãy thử kiểu tóc tạo cảm giác nhẹ nhàng, tự nhiên này nhé.

Cách tạo kiểu:
1. Để tóc khô và chia thành hai phần.
2. Sử dụng máy uốn tóc để uốn nhưng thay vì cuộn tóc theo chiều ngang hãy uốn tóc theo chiều dọc máy, bắt đầu từ phần ở trước mặt bạn và cuộn ngược ra đằng sau. Phương pháp này sẽ giúp cho bạn có được mái tóc xoăn hình cánh cung rất tự nhiên.
3. Sau khi uốn xong, sử dụng xịt dưỡng tạo độ bóng cho tóc

Loại tóc và hình dáng mặt hợp với kiểu tóc:
Kiểu tóc dài này sẽ giúp kéo dài khuôn mặt tròn. Các lớp tóc ngắn hơn cũng giúp cân bằng và làm cho đường viền hàm dưới trông thanh mảnh hơn. Mái tóc thẳng hoặc xoăn nhẹ với độ dày vừa đến rất dày sẽ rất phù hợp với kiểu tóc này.



8. Kiểu tóc búi thanh lịch

11 kieu toc cho nguoi mat beo (p2) - 4  11 kieu toc cho nguoi mat beo (p2) - 5

Một phần tóc được nhuộm highlight màu caramen sẽ giúp cho kiểu tóc này trông hoàn toàn nổi bật.

Cách tạo kiểu:
1. Hãy bắt đầu với mái tóc đã được gội sang ngày thứ hai hoặc tóc được xịt xịt giữ tóc loại trung bình.
2. Chia tóc mái ra, hất qua một bên mắt và là mượt.
3. Uốn xoăn phần còn lại của tóc và xịt tóc để giữ nếp.
4. Kéo phần chân tóc ra để tóc trông phồng và tự nhiên hơn.
5. Buộc toàn bộ tóc lên thành kiểu tóc đuôi ngựa.
6. Cuộn tóc của bạn lên và để phần đuôi xoăn hơi lỏng ra ngoài.

Loại tóc và hình dáng mặt hợp với kiểu tóc:
Luôn luôn để mái nếu bạn muốn thực hiện kiểu tóc búi cho gương mặt tròn. Phần tóc mái gợi cảm này sẽ giúp cân bằng và mang lại vẻ ngoài hấp dẫn cho bạn. Mái tóc trung bình đến dày và thẳng hoặc xoăn là điều kiện để thực hiện kiểu tóc này.


9. Kiểu tóc xoăn cổ điển

Kiểu tóc xoăn cổ điển với những lọn tóc to này sẽ vô cùng hoàn hảo cho những chị em muốn có một vẻ ngoài thanh lịch, tinh tế.

Phần tóc mái được hất sang một bên và uốn ngược ra sau đầu sẽ giúp bạn trông trẻ trung hơn rất nhiều. Màu sô cô la tối kết hợp với màu nâu đỏ trung bình sẽ tạo ra chiều sâu tuyệt đẹp cho màu tóc của bạn.

Cách tạo kiểu:
1. Xịt keo xịt tóc trước khi làm xoăn để giữ nếp cho tóc. Chải nhẹ tóc để phần keo xịt được đều hơn.
2. Cuộn tóc lên và bắt đầu làm xoăn từng lọn nhỏ tóc.
3. Sử dụng máy uốn để uốn từ chân tóc xuống dưới ngọn tóc.
4. Phun keo xịt tóc một lần nữa để giữ nếp tóc.

Loại tóc và hình dáng mặt hợp với kiểu tóc:
Khuôn mặt tròn nhìn sẽ rất tuyệt vời khi bạn uốn tóc ra ngoài từ hai bên mặt. Kiểu tóc này phù hợp với bất kỳ loại tóc nào.

11 kieu toc cho nguoi mat beo (p2) - 8   11 kieu toc cho nguoi mat beo (p2) - 9


1. Tóc bob vàng
Kiểu tóc ngắn ngang vai này sẽ thú vị và mới lạ hơn rất nhiều với các lớp cắt tỉa và hất ra sau mặt ở phần xương gò má. Điểm nhấn cho kiểu tóc này chính là việc nhuộm những phần sáng nhất của tóc ở xung quanh mặt và dần dần đậm màu hơn ở những phần tóc hướng ra sau đầu.
Kiểu tóc này cực kỳ phù hợp với những gương mặt tròn do việc chia tóc thành hai phần, và chiều dài của từng lớp tóc giúp tạo nên sự cân bằng cho gương mặt của bạn. Những người có chất tóc thẳng tự nhiên là hoàn hảo nhất cho kiểu tóc này.
 
11 kieu toc cho nguoi mat beo (p1) - 1   11 kieu toc cho nguoi mat beo (p1) - 2

Đây là một ví dụ tuyệt vời cho cách hô biến một mái tóc với chiều dài trung bình trông sao cho thật phong cách và sang trọng.

Cách tạo kiểu:
1. Hãy bắt đầu tạo kiểu với một mái tóc sạch, khô và chia tóc thành hai phần.
2. Sử dụng máy uốn tóc để uốn phần tóc từ phía dưới tai trở xuống cổ cụp nhẹ vào trong mặt của bạn.
3. Lại sử dụng máy uốn để uốn phần nửa trên của tóc ngược ra sau khỏi mặt, và dùng tay dỡ nhẹ phần đuôi tóc để tạo ra một kiểu tóc trông thật nhẹ nhàng, bay bổng và tựa như gương mặt bạn được chắp thêm một đôi cánh vậy.

3. Kiểu tóc hất quyến rũ

Khuôn mặt tròn sẽ được cân bằng hơn với phần mái hất sang một bên và phần đuôi tóc tạo cảm giác khuôn mặt khi được dài hơn. Kiểu tóc ngắn dễ thương này rất phù hợp cho mái tóc với độ dài trung bình và không quá thẳng cũng không quá xoăn.
 
11 kieu toc cho nguoi mat beo (p1) - 611 kieu toc cho nguoi mat beo (p1) - 5   

Kiểu tóc siêu dễ thương này chắc chắn sẽ khiến cho mọi ánh mắt phải đổ dồn vào bạn mỗi lần bạn xuất hiện. Phần tóc mái mềm mại được cắt với chiều dài hoàn hảo giúp cân bằng, tạo cảm giác khiến trán dài hơn.
Những lớp tóc vểnh ra ở phía đuôi đồng thời lại mang lại một cái nhìn khá nghịch ngợm, trẻ trung.

Cách tạo kiểu:
1. Lau khô tóc với khăn. Sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc để tạo độ phồng và dày cho tóc.
2. Sấy khô phần tóc mái của bạn về phía trước, và phần còn lại của tóc về phía sau, hất ra ngoài mặt bạn. Sử dụng một chiếc lược tròn nhỏ sẽ giúp bạn tạo thêm độ phồng đẹp mắt cho kiểu tóc này.
3. Khi bạn gần như đã sấy xong tóc, sử dụng lược tròn để cuộn tròn phần đuôi tóc hướng ra ngoài để tạo thành kiểu tóc hất dễ thương.
 

4. Tóc xoăn màu đồng

Khuôn mặt tròn trông sẽ rất tuyệt vời với những kiểu tóc xoăn. Kiểu tóc với chiều dài ngang vai này cũng giúp kéo dài khuôn mặt và làm cho khuôn mặt trông thanh mảnh hơn. Phần tóc mái được hất sang bên cũng là một cách tuyệt vời để xóa bỏ ấn tượng về một gương mặt tròn trịa cho bạn. Những lọn tóc mềm mại, buông lỏng sẽ rất tuyệt vời cho mái tóc có độ dày tốt đến trung bình và tóc thẳng hoặc xoăn nhẹ.

 
11 kieu toc cho nguoi mat beo (p1) - 811 kieu toc cho nguoi mat beo (p1) - 7   

Màu đồng tuyệt đẹp này vẫn còn hiện hữu bóng dáng của màu nâu trong đó để giúp mái tóc trông đa chiều và tự nhiên hơn. Phần tóc mái dài sẽ giúp tạo nên điểm nhấn thú vị cho kiểu tóc xoăn mềm mại này. Những lọn tóc được gỡ tơi ra sẽ mang lại một vẻ ngoài thật lãng mạn cho bạn gái.

Cách tạo kiểu:
1. Bắt đầu với mái tóc khô và sạch.
2. Kéo tóc mái ra phía trước và hất sang bên cạnh rồi là thẳng với máy là tóc. Hất nghiêng phần đuôi của tóc mái xuống dưới để lát nữa bạn có thể kết hợp nó với những lọn tóc xoăn.
3. Chia nửa tóc để có thể tạo kiểu dễ dàng hơn. Lấy từng lọn nhỏ tóc cuốn với máy uốn tóc.
4. Khi phần dưới cùng tóc được uốn, thả phần trên tóc xuống và lặp lại.
5. Khi tóc của bạn đã uốn xong hoàn toàn, phun thêm xịt tạo bóng tóc và gỡ những lọn tóc ra thật tơi.
5. Kiểu tóc sóng Bô hê miêng
Khuôn mặt tròn trông sẽ góc cạnh và sắc nét hơn nhờ những phần tóc được uốn lọn to ngược ra sau đầu. Mái tóc dày sẽ cực kỳ phù hợp cho kiểu tóc này.

 
Kiểu tóc ấn tượng này được tạo ra với phần tóc trung tâm được làm xoăn lọn cực lớn. Chiều dài của kiểu tóc này cũng sẽ tạo cảm giác khuôn mặt được kéo dài hơn. Những lọn tóc được rủ xuống xung quanh cổ đồng thời giúp cằm trông thon gọn hơn rất nhiều.
 
10 kieu toc chua bao gio loi mot - 1011 kieu toc cho nguoi mat beo (p1) - 9   

Hãy hần ngắn nhất tóc bạn ở vị trí chạm ngay vào cằm để tạo cảm giác mềm mại và phóng khoáng hơn.

Cách tạo kiểu:
1. Làm khô phần giữa tóc bạn trở xuống.
2. Lấy máy uốn tóc loại lọn to để uốn tóc. Bắt đầu uốn từ phía đuôi tóc và cuộn lên trên. Ở phần trên tóc, uốn tóc ngược ra sau đầu.
3. Phun thêm xịt dưỡng tóc và tiếp tục uốn tóc
4. Để tóc nguội bớt, gỡ các lọn tóc ra và sắp xếp lại.


(Còn nữa)