Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Cây Rau Vị Thuốc- Y Học Cổ Truyền

Dứa có rất nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm hỗ trợ hệ miễn dịch, đẩy mạnh sự tiêu hóa protein và làm xương khỏe hơn.

Lợi ích từ dứa

Theo Dân trí, mặc dù dứa ngọt nhưng một cốc dứa chỉ chứa khoảng 82 calo, dứa cũng không chứa chất béo và cholesterol, đồng thời có ít natri. Chúng chứa khoảng 16 gam đường trong mỗi cốc.
Dứa là thành viên của họ dứa và là một trong những số ít cây thuộc họ có khả năng tạo quả ăn được. Thực chất, quả dứa được cấu thành từ rất nhiều hoa dứa riêng biệt, do các quả con hợp nhất lại với nhau xung quanh một lõi trung tâm. Mỗi mắt dứa là một quả con.
Lợi ích dinh dưỡng của dứa cũng hấp dẫn như cấu tạo của chúng. Dứa có rất nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm hỗ trợ hệ miễn dịch, đẩy mạnh sự tiêu hóa protein và làm xương khỏe hơn. Chúng thậm chí còn có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Ngoài những vitamin và khoáng chất liệt kê ở trên, dứa cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B, canxi, kẽm, vitamin A và beta- carotene.
Lượng chất dinh dưỡng có trong dứa nguyên chất và dứa đóng hộp khác nhau. Dứa đóng hộp chứa một lượng lớn calo (198 calo trong mỗi cốc) và đường do có sirô. Nó cũng chứa ít vitamin và khoáng chất hơn. Nếu bạn thích sử dụng dứa đóng hộp, hãy cố gắng không sử dụng thêm đường hoặc tìm mua các sản phẩm dưới dạng nước ép thay vì dạng sirô.

Đặc tính kháng viêm

Cũng theo Vnexpress, nước dứa chứa bromelain, có tác dụng như một loại enzyme chống viêm. Nó có tác dụng rất tốt và hiệu quả ngang bằng so với những nhóm chất steroid và thuốc chống viêm khác. Ngoài ra, nước ép dứa không mang lại bất kỳ một tác dụng phụ nào như các loại thuốc khác.
Chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp
Nước dứa cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành vết bầm tím. Nếu bạn muốn có kết quả nhanh chóng, hãy thoa trực tiếp nước ép vào vết bầm tím. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác đau một chút, nhưng nó cũng giúp làm sạch các vết bầm tím và có tác dụng tích cực hơn trong quá trình chữa bệnh.
Nước dứa cũng là một lựa chọn tốt khi nói đến điều trị viêm khớp. Mặc dù không phải là biện pháp chữa trị, nhưng nó giúp giảm đau nhức hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nếu bạn làm một cốc nước dứa ép, hãy chắc chắn rằng bạn không vứt bỏ phần bã. Hãy thử uống cùng với nước ép, chúng sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình tiêu hóa. Nếu bạn cho thêm vào một chút bột nghệ, loại gia vị vàng của Ấn Độ, thì protein dư thừa trong cơ thể bạn có thể dễ dàng bị chia nhỏ và hấp thu vào máu.
Chất chống oxy hóa tự nhiên
Nước dứa cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả. Bạn có thể biết điều đó qua sắc cam vàng của dứa. Nó cũng chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có lợi ích tương tự như các loại trái cây họ cam quýt trong việc ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm thông thường.
Tăng năng lượng
Nước ép dứa chính là lựa chọn thay thế cho chuối nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó để giúp tăng năng lượng cho cơ thể. Nước ép dứa cũng giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, chúng là loại đồ uống tuyệt vời giữa các buổi tập hay chạy bộ.
Giúp thận khỏe mạnh
Nước ép dứa cũng có rất nhiều kali, giúp duy trì sự cân bằng chất điện phân. Điều này thúc đẩy chức năng thận và giảm bớt đau nhức cơ bắp.
Giảm đông máu
Bromelain có thể ngăn ngừa hình thành máu đông, khiến cho dứa trở thành món ăn cực tốt cho những người hay phải đi máy bay và những người có nguy cơ bị đông máu.
Giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường
Ngoài việc có rất nhiều vitamin C, bromelain trong dứa cũng giảm bớt đờm trong cổ họng. Nếu như bạn bị cảm lạnh và ho, hãy thử ăn vài miếng dứa. Đặc biệt những người bị dị ứng nên xem xét đưa dứa vào chế độ ăn hàng ngày của mình để giảm đờm trong xoang lâu dài.

CÁCH LÀM RƯỢU NHO


 nhiều  người emàil hỏi tôi  sao không viết cách làm rượu nho   chỉ viết cách làm rượu chuốiTrong khi rượu nho  thông dụng hơn rượu chuối.

Tôi xin thưa với các vị nếu ai thích làm rượu nho thì hãy coi kỹ bài cách làm rượu chuối trước  rồi sẽ nắm được  căn bản   áp dụng cho RƯợU NHO hay  tất cả  các loại rượu nhẹ (Wine,rượu khai vị khoảng 12 độ )

Cách làm rượu nho chỉ khác  với cách làm rượu chuối ở  bước đầu tiênthay  phải xát chuối hay đập chuối ra  đổ vào một lượng nước rất lớn để nấu  tạo thành nước  chuối   đemnấu sát trùng , bỏ vào đường , chanh hay cam  để dieu chinh  độ ngot  độ chua ( Acid)  của nước chuối để làm rượu.
  
Cách làm Rượu nho  bước đầu tiên   khi  trái nho tươi  chúng ta làm thế nào để vắt lấy nước,   thể bỏ vào một cái chậu , rửa chân cho sach nhảy vào đạp  cho dập   ra nướcsau đólược lấy nước nho đem nấu ,  thể thêm đường thêm nước  chanh hay cam vào cho đúng độ ngot , rồi cho men vào giống y như cách làm rượu chuối . Cũng  thể bỏ vào cối giã vat nước, hay đem trái nho xay nho rồi đem ép lấy nước  rồi bỏ thêm đường hay nước chanh hay cam nhiều hay ít  tùy theo độ ngot thiên nhiên của nho

Tóm lại loại trái cây nào  nhiều nước thì làm sao vắt lấy nước của no  làm rượu . Còn loại trái cây nào ít nước , hay các loại ngũ cốcthì phải đổ nước vào thật nhiều ,nấu lên  để tạothành nước ,  lấy nước này cho lên men làm thành rượu . Nếu khoảng đủ ngot để lên men thì bỏ chút ít đường vào cho ngon ngot  được.

Nhớ rằng rượu nho không  nghĩa  làm toàn  bằng nho  chúng ta  thể bỏ thêm nước của những trái cây tươi hay khô khác để làm tang thêm  mui vị hay  làm thành một loại rượu nho  quyet dac biet của minh .  toạhể bỏ thêm vào nếp ( )nho khô , nhãn  nhục (nhãn khô ) hay nhãn tươi , chuốiổi v.v......

 thể bỏ thêm những loại trái cây  chất chát (tannin)  để rượu được cay hơn (dry)  Như vỏ chuốitrái hồngtrái đào lớn hột V,V....

 thể bỏ vào những loại trái cây để tạo thêm màu sắc cho đẹp thêm  màunhat  loại rượu nho màu đỏ thể bỏ thêm trái Cherry (Chỉ  vùng bắc Mỹ  trái này) hay trái Grass berry (ở vùng Bắc Mỹ ). Trái  bang chai (Cactus) cũng  màu đỏ ( ở VN)  V.V..... Tóm lại trái nào  màu đỏ không độc  không làm mất phẩm chất của rượu  được.

Rượu Nho khi  chai để dành rồi thì khoảng ba tháng (90 ngày)   uống được . Những nếu để dành hai năm trởo đi (2 năm )  thì ngon hơn (Trong khi rượu chuối phải để sáu tháng mới thể uống được .  Nếu mình không  dụng cụ để đo độ ngot (BRIX)  hay độ PH (độ chua hay kiềmthì cũng  thể nhắm chừng theo kinh nghiemChỉ cần nếm thử thấy hơi ngot ngot được rồi . Nếu lạt quá thì dung dich của nước trái cây khó dậy men  (fermentation), còn quá ngot  cũng khó dậy men,  độ rượu cao hay thấp tùy theo độ ngọt của nước trái nho hay nướccủa loại trái cây .

Nho phải dùng nước sôi rửa để tẩy trùng tất cả những dụng cụ liên hệ đến việc làm rượu để không bị nhiễm trùng  bị thui . Phải nấu nước Nho hãy nước trái cây   mình định làmrượuđể diệt những tất cả  vi trùng (vi khuẩn)  trong nước trái cây trước khi bắt tay vào việc làm rượunhất  những loại vi trùng làm thúi nướcsau đó mình sẽ chỉ bỏ vào một loại vi khuẩn(Men rượumình đã chọn sẵnloại men này mình  thể ra tiệm bán men làm rượu nho  (ở Bắc Mỹ).   VN thì lấy men rượu trắng   làm cũng được.

Nho khi đánh men  vào (bỏ men vào ) phải đổi nhiệt độ của nước Nho hay nước trái cây sau khi nấu  để  nguội lại từ 20 -27C. Nếu không  nhiệt kế thì cứ để cho nguội hẳn bảng nhiệt độ trong phong .Nếu lanh qua thì men  không phat trien( men rượu  những con vi khuẩn tot , Bacteria culture). Còn nóng quá thì men chết. Bóp đều men rải trên mặt nước nhochưaquậy gấpphải chờ khoảng một giờ saukhi thấy trên mặt nước nho bắt đầu nổi bọt (xủi bọt), lúc đó mới quậy cho đềulúc này men bắt đầu dậy (bắt đầu fermentation).  thể dùng mộtcái  nhỏquậy nước đường riêng tương đối ngọt hơn nước nho trong thùngđem rải men bóp thành bột lên  nước đường nàyđể yênkhi nào thấy xủi bọtthì bỏ vào thùng nước nho quậy đềulàm như vậy thì men màu dậy hơn.

Tóm lại tất cả những khâu làm rượu NHO  rượu trái cây ở giai đoạn  sau đều giống như  làm rượu chuối phương pháp làm rượu Nhorượu Chuối các loại rượu trái cây khai vị (Wine)khác đều  chung một nguyên tắc giống nhau

Phương  - Van.BC , Canada (Sept 23/ 2007)

Cách làm rượu nho ngon đơn giản mà ngon, an toàn và đậm đàChọn nho ngon, không bị dập để làm rượu nho

Cách pha chế trà chanh sả gừng, cach pha che tra chanh sa gung

Thực hiện pha chế trà chanh sả gừng, thuc hien pha che tra chanh sa gung
Cách pha chế trà chanh sả gừng, cach pha che tra chanh sa gung

Cách pha chế trà chanh sả gừng

Chuẩn bị nguyên liệu pha chế trà chanh sả gừng

  1. Nước lọc: 1 lít.
  2. Đường phèn: 200g, bạn cũng có thể sử dụng đường thốt nốt hay đường cát trắng bình thường để thực hiện cách pha chế trà chanh sả gừng ngon đúng chuẩn nhé.
  3. Mật ong; 100ml, chọn mật ong rừng cho ngon và bổ dưỡng.
  4. Gừng tươi: 150g.
  5. Sả: 200g.
  6. Chanh tươi: 10 trái.
  7. Lá bạc hà: 1 nắm.
  8. Đá viên nhỏ: Vừa đủ dùng.


9 tác dụng tuyệt vời của rượu vang với sức khỏe phụ nữ

1. Giúp ăn ngon miệng
Màu đỏ tươi rất đẹp mắt của vang đỏ có tác dụng kích thích vị giác của người sử dụng. Đặc biệt, vị thơm của hoa quả và vị chát của rượu khi bạn chạm môi sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn.
Mùi thơm và các thành phần đặc biệt khiến cho rượu nho trở thành một đồ uống rất thích hợp để ăn cùng cơm hay bánh mỳ, không những có thể khai vị, giúp tiêu hóa thức ăn, nâng cao chất lượng bữa ăn mà còn làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn, thoải mái tinh thần.
2. Bồi bổ sức khỏe
Nguyên liệu thiên nhiên và quá trình chưng cất rượu vang nho là yếu tố giúp loại vang này chứa nhiều loại axit amin, khoáng chất và vitamin, đây đều là các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó có thể được hấp thu trực tiếp vào cơ thể mà không cần qua giai đoạn tiền tiêu hóa.
Đặc biệt đối với những người ốm yếu, nếu thường xuyên uống một lượng thích hợp rượu vang nho thì sẽ rất có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Các hợp chất có chức năng oxy hóa có trong vang nho có thể phòng trừ các phản ứng oxy hóa có hại trong quá trình trao đổi chất. Những tác hại này là một trong những nhân tố dẫn đến một số bệnh thoái hóa như đục thủy tinh thể, bệnh tim mạch, lão hóa, xơ vữa động mạch.
Do vậy, thường xuyên uống rượu nho với một lượng vừa phải có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
3. lợi cho tiêu hóa
Trong dạ dày có 60-100g rượu vang nho có thể làm tăng dịch vị dạ dày thêm 120ml, có lợi cho tiêu hóa và phòng ngừa táo bón. Do đó rượu vang có thể điều tiết chức năng của ruột, có tác dụng đối với việc điều trị bệnh viêm ruột. Rượu vang trắng chứa kali sorbat, có lợi cho việc tiết dịch của mật và tuyến tụy.
Ảnh minh họa.
4. Giảm béo
Rượu nho có tác dụng giảm cân, mỗi ml rượu vang nho có chứa 525cal, số nhiệt lượng này chỉ tương đương với 1/5 nhu cầu nhiệt lượng trung bình cần thiết mỗi ngày của cơ thể. Sau khi uống, rượu vang nho có thể được hấp thu trực tiếp, tiêu hóa hết trong vòng 4 giờ mà không làm tăng cân. Những người thường xuyên uống rượu nho không những có thể bổ sung lượng nước và các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có lợi cho việc giảm béo.
5. Lợi tiểu
Một số loại rượu vang trắng chứa hàm lượng cao các chất kali tartrat, kali sulfat,  kali oxit, có tác dụng lợi tiểu và duy trì độ cân bằng axit trong cơ thể.
6. Sát khuẩn
Con người đã biết tác dụng sát khuẩn của rượu nho từ rất sớm. Cảm cúm là một bệnh lây thường gặp, các chất kháng khuẩn trong rượu nho có tác dụng ức chế sự truyền nhiễm virus cúm, phương pháp truyền thống là uống một ly rượu nho ấm hoặc đánh một quả trứng gà vào ly rượu nóng, để nguội rồi uống.
Nghiên cứu cho thấy tác dụng sát khuẩn của rượu là do nó chứa các chất gây ức chế, tiêu diệt vi khuẩn.
7. Ngăn ngừa ung thư vú
Các thí nghiệm cho chuột mắc ung thư uống rượu vang nho mới nhất cho thấy, rượu nho có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế bệnh phát triển. Các chuyên gia nghiên cứu của Đại học Dược Illinois (Mỹ) đã dùng dâu, lạc, vỏ quả nho và nhận thấy tác dụng chống ung thư của chúng rất mạnh.
Các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện rằng trong rượu nho có chứa một chất hóa học có thể chống lại ung thư vú. Nhà khoa học Roy Williams của Viện nghiên cứu rượu vang nằm ở Los Angeles (Mỹ) đã phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington rằng họ đã phát hiện ra chất có tác dụng phòng ngừa ung thư vú trong rượu vang đỏ và vang trắng.
Sở dĩ chất này có tác dụng như vậy là do nó có thể chống lại estrogen, chất có liên quan đến bệnh ung thư vú.
8. Ngăn chặn sự hấp thu chất béo
Các nhà khoa học Nhật phát hiện ra rượu vang đỏ có thể ức chế sự hấp thu chất béo. Thí nghiệm trên chuột cho thấy sau một thời gian uống rượu vang, sự hấp thu chất béo trong ruột chuột chậm lại, thí nghiệm lâm sàng trên cơ thể người cũng cho kết quả như vậy.
9. Làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa
Các thành phần hữu cơ chứa nhiều phenol chỉ có trong rượu vang giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa các cholesterol có hại, làm mềm huyết quản, tăng cường chức năng tim mạch, lại có hiệu quả làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa.
Vân Trang (Dịch)

Ngưu bàng tử - Thuốc thông tiểu, trị cúm

Ngưu bàng tử là quả chín của cây ngưu bàng (Arctium Lappa L.) thuộc họ cúc (Compositiae). Là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc được di thực sang nước ta. Ở nước ta cây ngưu bàng mọc hoang tại Bát Xát, Lào Cai. Đây là cây thảo lớn, thân thẳng, cao tới 1-2m, sống 2 năm, lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc, so le ở trên thân, có phiến lá to rộng, hình tim, có đường kính chừng 40 - 50cm, mặt dưới lá có nhiều lông trắng, cuống lá dài; cụm hoa hình đầu và mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, hoa có màu đỏ hay tím nhạt, nở vào tháng 6 - 7 hàng năm, quả bế, màu xám nâu, hơi cong. Cây cho thuốc là ngưu bàng tử (quả ngưu bàng) hay ngưu bàng căn (rễ ngưu bàng) phơi hay sấy khô. Lá cây ngưu bàng non còn gọi là rau cẩm bình nấu canh ăn rất tốt.
Ngưu bàng tử (quả chín của cây ngưu bàng).
Ngưu bàng tử (quả chín của cây ngưu bàng).

Dược liệu ngưu bàng tử (Fructus Arctii Lappae), còn gọi là đại đao tử, hắc phong tử, á thực, thử niệm tử.
Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế và vị; tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, sát khuẩn... Còn ngưu bàng căn có vị đắng cay, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, lợi mật, làm ra mồ hôi, nhuận tràng, hạ đường huyết, có tác dụng trong một số bệnh ngoài da.
Tác dụng dược lý là giải cảm sốt (sơ tán phong nhiệt), lợi tiểu, hạ sốt, kháng khuẩn thể hiện rõ đối với nước sắc của thuốc đối với phế cầu khuẩn, chống giang mai. Ngoài ra thuốc còn tác dụng chống nọc độc, giải độc, thúc sởi mọc, theo dược lý cổ điển, thuốc còn có tác dụng lợi yết tán kết. Liều trung bình cho thuốc dạng sắc là 4 - 12g.
Trong Tây y còn sử dụng rễ cây ngưu bàng làm thuốc thông tiểu ra mồ hôi, lọc máu, chữa tê thấp, sưng đau xương khớp, hắc lào, mụn trứng cá, lở loét, sưng viêm vú, viêm tai, viêm phổi, thúc mụn nhọt mau vỡ mủ. Đặc biệt còn sử dụng cao rễ ngưu bàng trị bệnh tiểu đường vì có tác dụng làm hạ glucoza huyết hoặc trị mụn nhọt... Ở Đức người ta cũng sử dụng rễ ngưu bàng trị nhiều chứng như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, ruột, gút, thấp khớp hoặc làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lọc máu; vừa uống vừa bôi để trị ngứa, vảy nến, chàm, nhiễm khuẩn da...
Nhờ vậy mà thuốc được sử dụng để trị chứng ngoại cảm phong nhiệt như sốt, ho, đờm vàng (trường hợp viêm amidan, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp).
Sử dụng phương Ngân kiều tán (ôn bệnh điều biện) gồm: kim ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, đạm đậu xị, mỗi vị từ 8 - 12g, cát cánh, trúc diệp mỗi thứ từ 6 - 12g, kinh giới tuệ 4 - 6g, cam thảo 2 - 4g, sắc uống từ 1-2 thang trong ngày.
Hoặc dùng một trong các phương đơn giản như:
Ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, kinh giới 8g, bạc hà 8g, gia cam thảo 2 - 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 2 - 4g, sắc uống ngày 1 thang.
Trị cảm cúm: Ngưu bàng tử 24g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, kim ngân hoa 40g, liên kiều 40g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tất cả tán bột. Lấy 24g mỗi lần cho hãm với nước sôi uống, ngày uống 3 - 4 lần (tùy bệnh nhẹ).
Trị sởi ở trẻ em: Chậm mọc mề đay dùng phương Ngân kiều tán hoặc sử dụng một trong các phương sau.
- Kim ngân hoa 12g, ngưu bàng tử 12g, thăng ma 8g, cát căn 12g, cam thảo 4g, kinh giới tuệ 4g, sắc uống.
- Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, bạc hà 4g, phòng phong 4g, cam thảo 3g, sắc uống.
Trị phù do dị ứng hoặc viêm cầu thận cấp.
Ngưu bàng tử (nửa sao, nửa để sống), bèo cái sao khô, cả hai vị lượng như nhau. Tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 5g, chiêu với nước nóng, ngày uống 3 lần. Phương này có thể trị cả viêm họng sưng đau.
Trị mụn nhọt: Dùng cao rễ ngưu bàng hoặc bột rễ ngưu bàng mỗi ngày uống 0,6g cao thuốc hoặc bột thuốc trong 3 ngày liền.
Phòng trị một số bệnh ung thư: Dùng canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, nấm hương, cà rốt, nấu thành canh ăn hằng ngày.
Trị rắn cắn, côn trùng đốt: Lấy lá thân rễ giã nát đắp vào nơi rắn cắn hoặc ong, sâu bọ, muỗi, rết cắn. Có lẽ do tác dụng của men oxydaza có nhiều trong lá và thân cây ngưu bàng.

Lưu ý: Không sử dụng đối với người bị tiêu chảy do tỳ hư.

Sự thay đổi hoặc suy giảm estrogen (nội tiết tố nữ) là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của vết nám, tàn nhang ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trung niên hoặc tiền mãn kinh.
Đu đu xanh trị nám, tàn nhang cho làn da tươi trẻ - ảnh 1
Đu đủ xanh có thể dùng để chữa nhiều bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Đông y coi đu đủ xanh là một vị thuốc , một loại mỹ phẩm từ tự nhiên giúp cải thiện làn da, trị nám và tàn nhang hiệu quả.
Theo một nghiên cứu, hàm lượng carotene trong đu đủ nhiều hơn tất cả các loại trái cây khác như ổi, chuối, táo. Cứ 100g đu đủ thì có 500-1250 IU carotene và 74-80mg vitamin C. Loại quả này còn chứa nhiều loại vitamin A, B1, B2 va chất khoáng như magie, sắt, kẽm, canxi, kali rất có lợi cho cơ thể. Vì thế, thường xuyên bổ sung đu đủ trong chế độ ăn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp làn da luôn tươi trẻ .
Chưa hết, nước ép và nhựa khô của quả đu đủ còn là thành phần chính để sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc. Loại quả này còn là thành phần để làm ra nhiều loại mặt nạ làm đẹp da được phái đẹp nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng. Ở Island, phụ nữ thường dùng vỏ quả đu đủ xanh để làm mặt nạ dưỡng da và sở hữu làn da trắng mịn, không mụn trứng cá. Còn phụ nữ Nhật Bản lại tin dùng sản phẩm đu đủ lên men chống lão hóa có tên là 'Immun Age'
Cách làm: Dùng 1/2 trái đu đủ xanh, 1 cốc nước lọc. Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ thái thành những khúc nhỏ. Cho thêm chút nước và đu đủ vào máy xay sinh tố nghiền nát. Thoa hỗn hợp đó lên các vết tàn nhang. Sau khoảng 1 tiếng, dùng nước sạch rửa mặt. Nên thực hiện hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét