Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Công dụng tuyệt vời của Cây Sả

Những công dụng tuyệt với của cây sả

Cây sả tên khoa học Cymbopogon citratus (L.) Pers, họ lúa (Poaceae). Ở vùng cao, cây sả được đốt thành tro làm muối chấm, mọi nơi dùng làm gia vị, làm thuốc chữa cảm lạnh, ăn không tiêu, nấu nước tắm, gội đầu. Cây trồng dọc bờ rào để trừ muỗi, rắn. Trồng nhiều sả để cất tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu. Trên thế giới chỉ có một số nước có sả. Việt Nam có khí hậu thích hợp với sả nên sả mọc hoang, trồng và di thực đều tốt trên khắp mọi miền đất nước.
Cây sả có vị cay, tính ấm vào 2 kinh: Phế và Vị. Có tác giả nói sả vào cả kinh Bàng quang.

9 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ TỪ CÂY SẢ



Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers), thuộc họ lúa (Poaceae).
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

3. Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

4. Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh
Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).
5. Giải độc
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

6. Có lợi cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...

7. Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

8. Giảm đau
Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.
Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. 
9. Làm đẹp da
Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi.
Một số bài thuốc từ cây sả
1. Giải cảm: Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) ... đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.
2. Chữa cảm cúm trúng hàn: Ngày dùng 15 đến 30 gam củ hoặc lá tươi để nấu nước xông.
3. Trị nhức đầu: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông. Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).
4. Rễ sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt.

5. Trị mụn nhọt: Nấu nước lá sả tắm hàng ngày.
Làm thuốc:
Giải cảm lạnh: Nồi xông giải cảm lạnh, cúm. Nấu cùng các loại lá thơm khác (bưởi, tía tô, lá tre…).
Gói bột giải cảm: sả khô bỏ rễ 40g, hoắc hương khô 40g, bạc hà khô 40g, vỏ quýt lâu năm 20g, củ gấu (đã chế biến) 20g, cam thảo 20g. Sấy khô, tán bột đóng gói 20g. Người lớn ngày 2 gói chia 4 lần. Trẻ em liều 1/2. Uống với nước nóng, đi nằm cho ra mồ hôi. Nếu có nôn cho 3 lát gừng hãm lấy nước uống cùng.
Chữa tiêu chảy do lạnh (hàn thấp): củ sả sao 12g, riềng sao 12g, gừng tươi nướng 8g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g). Lấy 500ml nước sắc còn 1/2. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa ho do lạnh: củ sả tươi 30g, gừng tươi 20g, mật ong 30g. Giã sả với gừng lọc lấy 200ml nước, hòa với mật ong đun nhỏ lửa cho sôi là được. Chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa chấn thương sưng đau: củ sả già 12g, muồng 12g, rau má 12g, rễ tranh 12g, cỏ mực 12g, ké đầu ngựa 12g, cỏ màn chầu 12g, ngải xanh 8g, rễ nhàu 8g, gừng 3 lát, thuốc cứu 4g. Sắc 3 bát còn 1 bát, hòa với 1 ly rượu nhỏ để uống.
Sản xuất tinh dầu:
Dựa vào thực vật học thì sả được chia làm 9 loại; nhưng dựa vào tinh dầu thì sả chia ra 2 loại: loại cung cấp geranitol và loại cung cấp citral (sả chanh). Miền Bắc chú trọng tinh dầu geranitol, còn miền Nam quan tâm sả chanh để cho citral. Các nước Âu Mỹ phải nhập sả về chế geranitol phục vụ công nghệ mỹ phẩm. Quý giá hơn nữa là người ta chế ra nhiều chất để dùng định hương, làm thay đổi mùi và hương thơm. Còn loại tinh dầu sả chanh chứa gần 80% a.citral và b.citral và nhiều thành phần quý giá khác.
Từ tinh dầu sả chế thành các chế phẩm để trừ côn trùng trong nhà ở, làm dung dịch phòng muỗi, dung dịch làm hết ngứa do muỗi đốt. Những sản phẩm này phục vụ đắc lực cho đồng bào sống nơi nhiều muỗi, đặc biệt khi có dịch sốt xuất huyết do muỗi truyền. Khi không có tinh dầu, ta có thể lấy nước nấu cây sả và đơn giản hơn nữa lấy cây sả hoặc lá sả làm chổi đuổi muỗi, hoặc để cây sả vào những nơi muỗi tập trung như gầm giường. Cây sả sẽ góp phần đắc lực trừ muỗi trong công tác phòng chết sốt xuất huyết.
Sau khi cất tinh dầu, bã sả là một loại phân bón hữu cơ, làm nguyên liệu dệt thảm, bao tải, bện thừng, làm giấy và rất nhiều lợi ích khác. Nó còn xứng đáng là cây công nghiệp “căn bản” trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo cho mọi tầng lớp nhân dân ta. Mọi nhà đều nên trồng sả ở quy mô thích hợp.
HOÀNG THUẦN

Những tác dụng tuyệt vời của cây sả

Cây sả là một loại thực phẩm hầu như không thể thiếu trong các món ăn gia đình. Tuy nhiên, ít ăn biết cây sả còn dùng trong Đông Y để chữa nhiều loại bệnh, thậm chí còn đồn đại ngăn ngừa và chữa cả ung thư…

Ngoài dùng để nấu ăn, phần ngọn của sả cũng có thể dùng để pha trà, thật hữu dụng khi sản có thể giúp cơ thể chúng ta đào thải các chất độc tái lập cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Hơn nữa, còn có thể dùng là dầu gội đầu hương sả được chiết xuất từ lá. Còn thân sả có thể dùng làm thuốc chống côn trùng, làm xà phòng, nước hoa và hương liệu.
Một số công dụng chính và cách sử dụng:
1.   Ngăn ngừa ung thư: Phần lớn các nghiên cứu cho rằng mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - giúp ngăn ngừa ung thư, chống các quá trình ô xi hóa diễn ra nhanh, chậm lại.
2.   Ngăn ngừa thiếu máu:Trong cây sả có hàm lượng chất sắt cao, sẽ cần thiết cho việc tổng hợp hemoglobin, cộng với quá trình vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể, sẽ hiệu nghiệm cho các loại bệng như thiếu máu, nhất là thiếu máu do thiếu sắt.
3.   Giúp tiêu hóa tốt: Thông thừ ngọn cây sả chúng ta vứt vả bỏ nhưng có sử dụng tinh dầu của nó, uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội làm hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. 
4.   Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa: Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.
5.   Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh:Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).
6.   Giải độc:Ăn sản tươi giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Lúc đó gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang của bạn sẽ được sạch sẽ và khỏe. Cũng với đó, sả giải độc rượu rất nhanh, thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
7.   Thông hơi đường hô hấp: Tinh dầu dễ bay hơi trong sả rất có lợi cho đường hô hấp, giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh cúm, cảm lạnh hoặc sốt.
8.   Làm đẹp da: Thường xuyên uống trà sả sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da như mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến. Ngoài ra, với tác dụng thanh lọc, sả cũng giúp giảm cân hiệu quả.

Từ tinh dầu sả chế thành các chế phẩm để trừ côn trùng trong nhà ở, làm dung dịch phòng muỗi, dung dịch làm hết ngứa do muỗi đốt. Những sản phẩm này phục vụ đắc lực cho đồng bào sống nơi nhiều muỗi, đặc biệt khi có dịch sốt xuất huyết do muỗi truyền. Khi không có tinh dầu, ta có thể lấy nước nấu cây sả và đơn giản hơn nữa lấy cây sả hoặc lá sả làm chổi đuổi muỗi, hoặc để cây sả vào những nơi muỗi tập trung như gầm giường. Cây sả sẽ góp phần đắc lực trừ muỗi trong công tác phòng chết sốt xuất huyết.
Sau khi cất tinh dầu, bã sả là một loại phân bón hữu cơ, làm nguyên liệu dệt thảm, bao tải, bện thừng, làm giấy và rất nhiều lợi ích khác. Nó còn xứng đáng là cây công nghiệp “căn bản” trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo cho mọi tầng lớp nhân dân ta. Mọi nhà đều nên trồng sả ở quy mô thích hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét