Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

BÀI THUỐC QUÝ CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP...

Giảm cân bằng giấm táo

 Bạn đã từng tự hỏi làm thế nào để giảm cân tự nhiên tại nhà? Chỉ với 1 chút giấm táo sử dụng hàng ngày có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả và dễ dàng hơn bao giờ hết

giam tao giup giam can
Giảm cân bằng giấm táo
Giấm táo được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể. Làm tiêu hao lượng mỡ dư thừa, sử dụng giấm táo mèo sau khi ăn có tác dụng tiêu hóa đến gần 200kalo nhiệt lượng, góp phần rất lớn giúp cho cơ thể bạn giảm cân một cách an toàn, hiệu quả.
Một nghiên cứu khác tại đại học Sydney cũng cho biết, dùng giấm táo trong bữa ăn hàng ngày có thể giảm được đến 30 % lượng đường huyết, bên cạnh đó, giấm táo còn tạo cảm giác no lâu do lượng thức ăn được giữ trữ lâu hơn trong dạ dày.

Việc sử dụng giấm táo là việc đẩy nhanh sự trao đổi chất và các lợi ích của việc giảm huyết cholesterol . Nó có chứa một số chất của pectin, làm giảm cholesterol
Cách làm giấm táo để giảm cân
Nguyên liệu:
Táo gì cũng được
Một lọ đựng giấm và một bát to
Đường
Các bước thực hiện
tao giam can
Táo rửa sạch tráng qua nước sôi và để ráo.
Thái táo mỏng ra để vỏ và thịt vào cái tô to.
Cho 4 muỗng đường vào bát to rồi đổ thêm nước sôi săm sắp cách 1cm bề mặt vỏ và thịt táo rồi dùng vật nặng nép xuống.
Phủ lên tô một tấm khăn trắng mỏng rồi để trong vòng 1 tuần để nước giấm vàng nổi lên. Nếu có một chút mốc đen thì bạn nên lấy thìa vớt ra.
Sau đấy một tuần, bạn chắt nước giấm táo từ bát tô vào cái bình đựng và đậy một miếng vải vuông lên rồi nắp chặt.
Cách sử dụng:
Đối với những người mới bắt đầu giảm cân bằng giấm táo thì nên bắt đầu với một muỗng cà phê trước bữa ăn, từng bước tăng trong một vài tuần.
Việc sử dụng dấm táo để hỗ trợ giảm cân đòi hỏi người sử dụng phải uống từ một đến ba muỗng cà phê chất lỏng trước mỗi bữa ăn, giấm sẽ làm tăng sự trao đổi chất và giảm sự thèm ăn.
giam tao

Tác dụng chữa bệnh của giấm


 Mùi vị của giấm không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất có ích đối với sức khoẻ con người. Do công dụng diệt khuẩn cao nên giấm có thể phòng trị hiệu quả một số bệnh như viêm gan, xơ gan, các bệnh đường ruột, đường hô hấp Thành phần của giấm chủ yếu là axit acetic, ngoài ra còn một số axit hữu cơ như axit latíc, axit malic, axit Vào mùa hè dùng giấm để chế biến các món ăn như nộm, trộn salat, nấu canh chua citric có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt. Theo BS Hà Tiến Phan, Bệnh viện 354, công dụng lớn nhất của giấm là tính sát khuẩn, hạn chế có hiệu quả sự sinh sôi nảy nở và hoạt động của vi khuẩn, có thể phòng tránh được một số bệnh truyền nhiễm ở đường ruột và đường hô hấp. Các loại vi khuẩn như salmonel, trực khuẩn đại tràng, cầu khuẩn chùm nho gây mủ, vi khuẩn gây bệnh lỵ chảy máu, chỉ cần bị ngâm trong giấm nửa giờ là sẽ bị diệt trừ hết. Vì thế, vào mùa hè dùng giấm để chế biến các món ăn như nộm, trộn salat, nấu canh chua có công hiệu phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có thể làm giảm độ béo của các loại thực phẩm như thịt, cá mà ta quen dùng hàng ngay và giữ cho các loại vitamin tan trong nước không bị phân huỷ khi xào nấu món ăn, làm giảm ảnh hưởng của các độc tố đối với cơ thể, có tác dụng ức chế và diệt trừ được nhiều vi khuẩn gây bệnh khác, có thể loại trừ được thành phần lão hóa ở thành huyết quản. Thường xuyên ăn giấm có thể giảm nhẹ sự lắng đọng sắc tố và tăng tính đàn hồi của da, làm chậm lại thời kỳ lão hoá da, hạn chế sự sản sinh các nốt chấm xuất hiện trên da mặt khi đi dưới ánh nắng mặt trời. Một số loại thức ăn có chứa chất nitrate như thịt muối, cá muối ở thời tiết nóng bức, các vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh, làm cho chất nitrate chuyển hóa mạnh thành nitrite. Khi vào cơ thể người, chất này lại chuyển hoá thành nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh. Nếu trong khẩu phần ăn có thêm giấm sẽ có tác dụng phân giải và tiêu huỷ chất nitrite. Những người bị cảm mạo, đau họng, trộn mật ong và giấm để ngậm sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Khi xào nấu món ăn là thịt, cá nên cho thêm vào chút giấm có thể làm cho kết cấu hoá học của các vitamin nhóm B và C được ổn định, khó bị phân huỷ do gia nhiệt, vì thế mà giữ được thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Giấm vừa có thể làm cho các món ăn trở nên dễ tiêu hóa và ngon miệng, đồng thời lại có khả năng thúc đẩy sự hòa tan và hấp thu các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm , các chất xơ sợi thực vật và chất canxi động vật có trong thức ăn vào cơ thể. Khi nướng cá, hầm thịt cho thêm vào chút giấm vừa làm mất đi mùi tanh của cá mà còn làm cho thịt chóng nhừ và có mùi thơm hấp dẫn lại vừa giữ được chất canxi trong thực phẩm. Đối với những người có bệnh nhiễm liên cầu khuẩn, nhiễm song cầu khuẩn gây viêm phổi, nhiễm cầu khuẩn hình chùm nho trắng, cảm cúm thì nên dùng giấm hàng ngày vì tính diệt khuẩn tốt, bệnh sẽ nhanh khỏi. Uống chút giấm còn có thể trừ đượccả giun đũa trong đường ruột, phòng tránh bệnh truyền nhiễm ở đường ruột. Y học hiện đại chứng minh, những người bị bệnh về gan mãn tính nhất là xơ gan, viêm gan, lượng vị toan giảm thiểu, độ chua ít đi, không thể diệt trừ có hiệu quả các vi khuẩn từ khoang miệng vào trong dạ dày nên bộ phận trên của ruột non thường có nhiều vi khuẩn sinh trưởng, làm cho dễ phát sinh nhiễm trùng toàn thân, bệnh gan nặng thêm. Tuy nhiên, nhờ có tính năng sát khuẩn của giấm, nếu những người mắc bệnh này ăn giấm với lượng tương đối nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày, bệnh sẽ nhanh thuyên giảm. . Tác dụng chữa bệnh của giấm Mùi vị của giấm không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất có ích đối với sức khoẻ con người. Do công dụng diệt khuẩn cao nên giấm có thể phòng. dùng giấm để chế biến các món ăn như nộm, trộn salat, nấu canh chua citric có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt. Theo BS Hà Tiến Phan, Bệnh viện 354, công dụng lớn nhất của. trùng toàn thân, bệnh gan nặng thêm. Tuy nhiên, nhờ có tính năng sát khuẩn của giấm, nếu những người mắc bệnh này ăn giấm với lượng tương đối nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày, bệnh sẽ nhanh
Bạn đã từng tự hỏi làm thế nào để giảm cân tự nhiên tại nhà? Chỉ với 1 chút giấm táo sử dụng hàng ngày có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả và dễ dàng hơn bao giờ hết
giam can bang giam tao

Giấm táo mèo có thể dùng khi nào?

1/ Khi bị cao huyết áp : Mỗi ngày uống 4 cốc nước ép táo hay nho trong hay ngoài bửa ăn, có thêm 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong. Ăn ngô thay cho bột mì và gạo. Kiêng ăn mặn.
2/ Hay chóng mặt : Mỗi ngày 2,3 lần, mỗi lần 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm + mật ong. Sau 15 ngày sẽ giảm, 1 tháng sẽ khỏi.
3/ Đau họng : Mổi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước có fa 1 thìa giấm + 1 thìa mật ong. Khi bắt đầu đỡ thì 2 giờ 1 lần, sau 12 giờ sẽ khỏi. Nếu có vi trùng Streptocope thì sau 24 giờ cũng khỏi hẵn.
4/ Viêm khớp : Mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước fa 10 thìa nhỏ giấm táo và mật ong đủ ngọt :
– Sau 1 ngày khỏi 20 %.
– Sau 4 ngày khỏi 50 %.
– Sau 1 thang khỏi 70 %.
Rồi sẽ khỏi hẵn kể cả đau đầu, đau gáy.
5/ Đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với 1 thìa lớn giấm táo (thìa ăn xúp) và một thìa nhỏ tinh dầu thông ( essence thérébenthine ) bôi lên mặt da chổ nhức và xoa mạnh.
6/ viêm xoang: chảy nước mũi, nước mắt : Mỗi ngày uống vào bữa ăn một cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong (nhả bã). Bài này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.
7/ Đau bàng quang : Mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong thì nước tiểu sẽ rất tốt.
8/ Viêm thận : (Pyelite) nước tiểu có mủ, hằng ngày đếu đặn trong bữa ăn uông 1 cốc nước co fa 2 thìa giấm táo + mật ong cho đến khi khỏi hẵn.
9/ Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Để 1 bình nước fa sẵn 3 thìa nhỏ giấm táo + một tách mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi đi ngủ uống 2 thìa nhỏ, thường sau ½ giờ là ngủ được. Nếu sau 1 giờ chưa ngủ được lại uông 2 thìa nữa. Cứ mổi lần thức giấc khó ngủ lại uống tiếp 2 thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng tiếp mãi mãi.
10/ Nhức đầu mãn tính : Dùng giấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng hàng ngày. Ban đầu, ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong fa vào 1 cốc nước. Nếu bệnh chưa khỏi thì tăng dần đến khi có hiệu quả.
11/ Béo phì, thừa cân : Đều đặn hàng ngày : 2 thìa giấm tào + mật ong fa vào một cốc nước, uống sau mổi bửa ăn.
12/ Bệnh Zona : Bôi giấm táo nguyên chất lên chổ đau ngày 4 lần, ban đêm 3 lần nữa. Sau khi bôi, đắp giẻ nhúng giấm táo – cảm giác đau sẽ dịu đi, chóng lên da non.
13/ Bớt chàm ngoài da : Lấy giẻ nhúng giấm táo hòa nước lượng bằng nhau đặt lên chàm. Khi nào khô thì thấm lại.
14/ Giãn phồng tĩnh mạch : Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) lấy giấm táo xát vào chỗ bị giãn. Và mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa giấm táo.
15/Chốc lỡ đầu trẻ em : Bôi giấm táo vào nơi có mụn 6 lần 1 ngày (cách 2,3 giờ). Khỏi sau 2, 3 ngày.
16/ Bệnh nấm tóc (teigre) : Hói từng mảng đầu hoặc viêm có vảy. có khi có mủ. Dùng giấm táo xoa nơi có nấm ngày 6 lần cách đều nhau.
17/ Say rượu nặng : Cứ 20 phút uống 6 thìa nhỏ mật ong. Chỉ 3 lần là giã rượu.
18/ Bỏng : Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo + mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp.
19/ Mồ hôi trộm : Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm táo



BÀI THUỐC QUÝ CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP


undefined


Nguồn: Sưu tầm
Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.

Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi. Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi. Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...

Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.

Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...

Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).

Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.

Cách bào chế rượu tỏi và uống: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...

Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.

5 BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA VIÊM HỌNG KHI THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA.

Nguồn: Những Bài Thuốc Dân Gian Hay
Viêm họng là một bệnh rất phổ biến khi thời tiết chuyển mùa và rất nhiều người mắc phải. Bạn hãy thử quên những loại thuốc nhỏ hay siro ho đi mà thay vào đó là các biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả hơn nhiều.

1. Nước muối

Đây có lẽ không phải loại thuốc tự nhiên có vị ngon hay dễ chịu nhất để điều trị bệnh đau họng nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt. Tất cả những gì bạn cần làm đó là pha một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với nước muối khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 giây.

2. Rễ cam thảo

Rễ cam thảo có vị ngọt tự nhiên vì vậy nó rất dễ uống cũng như tốt cho bệnh đau họng. Bạn có thể dễ dàng mua cam thảo tại các cửa hàng hay siêu thị.

3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể là một yếu tố quan trọng để tránh bị viêm họng. Cách dễ nhất bạn có thể làm tại nhà đó là uống thật nhiều nước. Bằng cách đó bạn sẽ giữ cho cổ họng mình như được bôi trơn và làm ẩm.

4. Uống trà nóng

Trà nóng là một trong những cách tốt nhất để chữa viêm họng tại nhà. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường. Thêm một chút mật ong và chanh sẽ tăng hiệu quả làm cổ họng bạn êm dịu. Tránh uống trà có chứa cafein bởi chúng sẽ làm cổ họng bạn khó chịu.

5. Bài thuốc trị viêm họng

Bài 1: Hành 60g, gừng tươi 10g, sắc kỹ, xông miệng mũi, ngày 2 – 3 lần.

Bài 2: Hành 5g, ngâm mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha rượu uống. Cách 2 – 3 giờ uống một lần. Ho do cúm, hen phế quản hoặc do hút thuốc lá dùng bài này có hiệu quả cao.

Bài 3: Hành tươi, tương đậu nành xào với dầu thực vật, bột gia vị ăn thường xuyên có tác dụng trị đau họng do nguyên nhân phong thấp.

Bài 4: Hành sống ăn trực tiếp, một ít giã nát đắp lên cổ có tác dụng chữa khản tiếng do viêm họng, ho nhiều

Bài 5: Tía tô, kinh giới, thạch xương bồ, xạ can mỗi vị 12g; huyền sâm, phòng sâm, đại táo, cam thảo mỗi vị 8g; lá xương sông, tang bạch bì, xa tiền thảo mỗi vị 16g; sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bên cạnh đó cần lưu ý thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

NGHỆ ĐEN CHỮA BỆNH


Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
Nguồn: suckhoedoisong.vn/
Nghệ đen còn có nhiều tên gọi khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật, là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen.
Nghệ đen là loại cây thảo cao từ 1 - 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên, lá dài 30 - 60cm, rộng 7 - 8cm. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng, đài có thùy hình mác tù, dài 15mm, thùy giữa nhọn. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc phía dưới hình quả trứng hay hình mác tù, màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn hạt thuôn, áo hạt trắng. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.
Nghệ đen chữa bệnh 1
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, ven suối, vùng xốp ẩm và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng là thân, rễ tươi hoặc khô khi thu củ, vỏ ngoài vàng nâu, trong xanh thẫm, thu hái về cắt bỏ rễ con, luộc chín. Thu hái nghệ đen vào đầu tháng 11 - 12.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh…
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen
Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh:Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Nghệ đen chữa bệnh 2
Nghệ đen có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực...
Ăn không tiêu, bụng đầy trướng: Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, thái miếng, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu: Nghệ đen 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Bổ khí, dưỡng huyết: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu,…
Lưu ý: Không dùng nghệ đen cho người khí huyết hư, phụ nữ có thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét