Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Bệnh Về Thận




Thận là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu.
Mỗi ngày, thận gạn lọc khoảng 200 lít máu và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu để đảm bảo cơ thể không có những chất tồn dư độc hại.
Thận trở nên suy yếu và được coi là có bệnh khi một phần hoặc toàn bộ phần thận mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường.
Khi thận không thực hiện được chức năng của mình, điều đó rất nguy hiểm vì chất phế thải và dư lượng các chất độc hại cùng với nước sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh thận thường diễn biến một cách âm thầm, lặng lẽ nên rất khó phát hiện và khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn suy thận rất khó điều trị.
Bởi vậy, việc có 1 lối sống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe thận và đề phòng những triệu chứng chứng tỏ thận có dấu hiệu suy yếu chính là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ suy thận.
Nếu bạn thấy cơ thể có những triệu chứng đáng ngại sau, có thể thận của bạn đang gặp vấn đề. Hãy kiểm tra và có biện pháp điều trị tích cực trước khi bệnh chuyển sang những giai đoạn nghiêm trọng.
1. Những thay đổi có thể gặp khi đi tiểu:
- Đi tiểu đêm thường xuyên: Nếu bạn bỗng dưng chuyển sang một giai đoạn cần đi tiểu đêm thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi chức năng lọc của thận bị suy yếu, nhu cầu đi tiểu sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của những căn bệnh khác như nhiễm trùng đường tiểu hoặc phì đại tuyền tiền liệt ở nam giới.
- Nước tiểu có nhiều bọt: Khi đi tiểu, bạn thấy nước tiểu có quá nhiều bọt, đặc biệt là bọt lâu tan thì chứng tỏ trong nước tiểu có quá nhiều protein. Điều này chứng tỏ chức năng thận của bạn đã bị rối loạn.
- Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...
- Những triệu chứng khác khi đi tiểu: Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận mà bạn có thể gặp phải là nước tiểu có màu tối, màu nhạt hơn bình thường, khi đi tiểu cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
2. Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận:
- Phù: Một trong những chức năng chính của thận là loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi thận suy yếu, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ và tích tụ lại trong cơ thể khiến bạn bị phù ở các bộ phận cơ thể như chân, tay, mặt, bàn chân, cổ chân...
- Ngứa: Khi thận bị suy, các chất thải không được đào thải khỏi máu gây nhiễm độc cơ thể. Một trong những biểu hiện của sự nhiễm độc là da bị ngứa.
- Đau chân, đau cạnh sườn: Người bị bệnh thận thường gặp các triệu chứng đau ở lưng hoặc sườn. Nguyên nhân là do các nang trong thận chứa đầy chất lỏng to lên và gây đau.
- Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều chất thải trong máu gây ra chứng ure huyết, chứng này có thể khiến bạn gặp tình trạng buồn nôn và nôn.
- Hơi thở có mùi nước tiểu: Chứng ure huyết do thận yếu cũng khiến cho hơi thở bạn có mùi amoniac.
- Mệt mỏi: Khi thận khỏe mạnh, chúng taọ ra hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng, hormone ery-thropoietin ít được tạo ra, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Chính vì vậy, đầu óc và hệ cơ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Tình trạng này còn gọi là thiếu máu có liên quan đến thận.
- Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung: Khi thận yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu thì não sẽ không được cung cấp đủ oxy. Dễ hiểu là bạn sẽ gặp cảm giác hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung.
Điều này còn dẫn đến cảm giác ớn lạnh cho dù bạn có đang ở trong một môi trường ấm áp.
- Cảm thấy hơi thở nông: Người bị thận có thể gặp cảm giác hơi thở của mình nông, không sâu, như bị hụt hơi. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ lại trong 2 lá phổi, cộng với thiếu máu sinh ra chứng thở nông.
3. Cách phòng tránh bệnh thận:
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt.
- Hạn chế dùng muối vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol.

"Thần dược" chữa bệnh thận mọc hoang nơi bờ ruộng

"Thần dược" chữa bệnh thận mọc hoang nơi bờ ruộng

Rau dừa nước vị thuốc gọi Du long thái, loại rau lâu nay được hái ngọn lá non làm rau ăn mát bổ và trị chứng tiểu buốt tiểu rắt , tiểu ra máu (viêm đường tiết niệu). Rau có tên khoa học: Jussiaea repens L.
Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe…
Trong 100 g rau dừa nước tươi có: 2,62 g protid, 4,5 g glucid, 5,5 g chất xơ, 1,2 g chất tro, 152 mg calcium, 2,5 mg phospho, 0,7 mg sắt, 0,26 mg caroten, 52 mg vitamin C. Trong thân và lá có flavonoid và tanin. 
Qua phân tích thân lá cây rau dừa tìm được 12 chất chuyển hóa có giá trị y học quan trọng. Trong đó là những chất chống oxy hóa và chống tế bào ung thư phát triển có thể chiết rút dạng tinh khiết bằng phương pháp sắc ký. 
Một số chất flavonoid cô lập cho thấy hoạt động chống lại các tế bào ung thư Ehrlich ascitis. Các chất flavonoid trong cây rau dừa không gây độc cho người.
1. Rau dừa nước trị các bệnh về thận:
Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật... 
- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu: Dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.
- Chữa viêm cầu thận (tiểu ra dưỡng chấp): Rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.
- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): Rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.
- Chữa đái dắt, đái buốt, nước tiểu đỏ: Rau dừa nước, rau mã đề, cỏ mực, lá đinh lăng mỗi thứ 50g, nấu nước uống trong ngày. Tác dụng: chống viêm thanh nhiệt, lợi tiểu. Chỉ dùng vài lần là có hiệu quả.
- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.
- Chữa nước tiểu đục như nước vo gạo (do thận hư, chức năng của thận bị rối loạn): Rau dừa nước tươi 80 -100g nấu nước uống trong ngày, dùng liên tục 10 – 15 ngày.
Hoặc rau dừa nước (khô) 20g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, đan bì 10g, trạch tả 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, khởi tử 12g, khiếm thực 12g, đỗ trọng 10g, biển đậu 12g, rau má 20g, đinh lăng 16g, cam thảo đất 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước (khô) 20g, kim tiền thảo 16g, ích mẫu 16g, ké đầu ngựa 12g, đinh lăng 16g, mã đề thảo 16g, trinh nữ 16g, cối xay 16g, lá tre 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 7 – 10 ngày là 1 liệu trình.
- Đau vùng hố thận, mi mắt sụp, chân tay phù, tiểu ít: Rau dừa nước (khô) 20g, hương nhu trắng 16g, xa tiền 12g, bạch truật 12g, ngải diệp 16g, sinh khương 6g, quế 8g, kiện 10g, trần bì 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.
Rau dừa nước.
Rau dừa nước.
2. Dừa nước trị các chứng bệnh khác:
- Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Rau dừa nước phơi khô 24g, cỏ xước 16g, thương nhĩ (sao) 12g, đinh lăng 20g, hoàng cung trinh nữ (khô) 5g, huyền sâm 10g, hoàng kỳ 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, điều trị 1 tháng là một liệu trình.
- Chữa đau dạ dày lâu ngày, có biến chứng hẹp môn vị, chất nôn màu vàng đậm: Rau dừa nước (khô) 20g, hoàng kỳ 16g, đinh lăng 20g, bạch truật 16g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g, mẫu lệ chế 16g, hạt sen 16g.
Sắc uống ngày 1 thang, dùng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi dùng tiếp đợt 2.
- Chữa viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, phân sống, đại tiện nhiều lần: Rau dừa nước (khô) 24g, hoài sơn 20g, liên nhục 16g, ngũ gia bì 12g, cao lương khương 16g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, bổ thổ, sáp trường.
- Chữa vú có hòn cục đau nhức, cơ thể mệt mỏi, sút cân: Rau dừa nước loại tươi 40g, lá bồ công anh loại tươi 40g. Hai thứ giã nhỏ đắp vào vú, băng lại. Tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, phá kết (làm tan hòn cục).
- Chữa vết thương phần mềm, lâu không liền miệng: Rau dừa nước (dùng ngọn non) 40g, lá vông (dùng lá non) 40g. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào vết thương băng lại.
- Chữa bệnh ngứa ngoài da, do thời tiết oi nóng: Rau dừa nước (tươi) 30g, cỏ mực (tươi) 24g, nam hoàng bá 12g, kinh giới 12g, huyền sâm 10g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sài hồ 12g.
3. Cách chế biến rau dừa nước để chữa bệnh:
Rau dừa nước có thể dùng ở 2 dạng: Dạng tươi và dạng khô.
Ở dạng tươi có thể dùng dừa nước để sắc uống, ngọn và lá rau để ăn sống cho mát.
Dừa nước còn có thể lưu trữ bằng cách phơi khô cất đi dùng dần những lúc không tiện thu hái. Cách làm như sau:
Dừa nước lấy về cần loại bỏ phần gốc, rễ, rửa sạch, thái dài khoảng 1,5 - 2cm. Đêm phơi nắng, thỉnh thoảng đảo đề cho nhanh khô và đẹp dược liệu.
Phơi khoảng 4 - 6 nắng, rau đã khô đẹp là được, đóng gói bảo quản để dùng dần.
Liều lượng dùng hàng ngày:
- Nếu là rau tươi dùng 30 - 40g/ngày.
- Nếu là rau khô dùng 10 - 20g/ngày.
- Dùng ngoài không kể liều lượng.
Rau dừa nước còn có tên thủy long, là loại cây mọc bò ở ao hồ đầm lầy, có nơi người ta dùng ngọn và lá rau ăn sống cho mát. Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật... Những người suy thận biểu hiện tiểu đục, tiểu ra dưỡng chấp, uống nước sắc rau dừa nước từ 5 - 7 ngày bệnh đỡ, nước tiểu trong trở lại. Ngoài ra, uống nước rau dừa nước còn giúp ổn định huyết áp.
Rau dừa nước chữa các bệnh về thận.
Khi thu hái rau dừa nước cần loại bỏ phần gốc và rễ, rửa thật sạch, thái ngắn khoảng 1,5 - 2cm, phơi ra nong đặt trên giàn. Thỉnh thoảng dùng đũa trộn đều để rau nhanh khô và đẹp dược liệu. Phơi khoảng 4 - 6 nắng, rau đã khô đẹp là được, đóng gói bảo quản để dùng dần, có thể dùng dạng tươi hoặc khô dạng thuốc sắc, dùng tươi 30 - 40g/ngày, khô 10 - 20g/ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng. Rau dừa nước được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Trong vú có u cục đau nhức, người sốt: rau dừa nước tươi rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ, đắp vào vú băng lại, người bệnh thấy dễ chịu, vài hôm thì u cục sẽ tiêu.
Trong bụng nóng, đại tiện bí kết: rau dừa nước tươi 100g, rửa sạch giã vắt lấy nước, pha thêm một chén mật mía, uống hết một lần trong bụng thấy mát, đại tiện thông là được. Có thể uống thêm mấy ngày nữa.
Viêm đường tiết niệu dai dẳng gây ngứa và tiểu buốt: rau dừa nước tươi 50g, kim ngân 30g, đinh lăng 30g, rau dấp cá 20g, mã đề 20g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục 5 - 7 ngày liền.
Phụ nữ khí hư bạch đới: rau dừa nước 40g, cây chó đẻ 30g, mẫu lệ chế 20g, thổ phục linh 20g, nam hoàng bá 20g, trạch lan 16g, bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
U xơ tiền liệt tuyến: rau dừa nước phơi khô 24g, cỏ xước 16g, thương nhĩ (sao) 12g, đinh lăng 20g, hoàng cung trinh nữ (khô) 5g, huyền sâm 10g, hoàng kỳ 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, điều trị 1 tháng là một liệu trình.
Đau dạ dày lâu ngày, có biến chứng hẹp môn vị, chất nôn màu vàng đậm: rau dừa nước (khô) 20g, hoàng kỳ 16g, đinh lăng 20g, bạch truật 16g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g, mẫu lệ chế 16g, hạt sen 16g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi dùng tiếp đợt 2.
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, phân sống, đại tiện nhiều lần: rau dừa nước (khô) 24g, hoài sơn 20g, liên nhục 16g, ngũ gia bì 12g, cao lương khương 16g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, bổ thổ, sáp trường.
Trẻ nhỏ bị đái đục (nước tiểu trắng đục như nước vo gạo): rau dừa nước (khô) 12g, rễ cỏ tranh (khô) 10g. Hai thứ sắc uống, dùng 10 - 15 ngày liền.
Hội chứng tiền mãn kinh (có cơn bốc hỏa, toát mồ hôi, đau đầu, khó ngủ): rau dừa nước khô 24g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, quy 16g, ngưu tất 16g, mẫu lệ 16g, hắc táo nhân 16g, thục 12g, cam thảo 10g, ích mẫu 16g, táo tàu 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Lương y Thanh Ngọc
theo Đại Lộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét