6 công dụng trên cả tuyệt vời ít ai biết của gừng
Gừng chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B, magiê, kali, phốt pho, silic, sắt, natri, canxi, kẽm và beta-carotene, là những chất cần thiết và rất tốt cho cơ thể. Cùng điểm danh những lợi ích tuyệt vời mà gừng đem lại cho sức khỏe.
Ung thư
Theo báo cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, một nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể hữu ích trong điều trị ung thư thông qua hóa trị liệu.
Gừng có thể hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu.
Tăng sức mạnh "phòng the"
Gừng được coi là loại “tình dược” mạnh mẽ làm tăng sức mạnh “phòng the”. Mùi hương của gừng được cho là kích thích hệ tuần hoàn, cho phép máu lưu thông đến mọi ngóc ngách của cơ thể.
Nó giúp khôi phục lại sức mạnh cho những người đang vượt qua bệnh tật, và công dụng của của gừng bắt nguồn từ khả năng hòa hợp toàn bộ cơ thể, chứ không phải tác động trực tiếp đến hoóc môn.
Hãy hãm gừng với nước nóng, sau đó thêm ít chanh và mật ong để có một loại trà thơm nồng có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Giảm rối loạn tiêu hóa
Gừng được cho là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất các vấn đề dạ dày. Gừng giúp giảm chướng bụng và đầy hơi.
Rối loạn dạ dày, đau bụng, tiêu chảy cũng có thể thuyên giảm khi thêm gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Gừng còn là gia vị giúp các món ăn ngon miệng hơn, giúp người chán ăn cảm thấy thèm ăn bởi nó thúc đẩy sự đồng hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong máu.
Gừng không chỉ là loại gia vị cho các món ăn thêm ngon, nó còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Đau bụng kinh
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng với giả dược trong thời gian hai tháng trên đối tượng các nữ sinh trung học đã cho thấy hiệu quả giảm đau bụng kinh tháng, được đo bằng hình ảnh, là 22% trong tháng đầu tiên và 61% trong tháng thứ hai với việc sử dụng gừng.
Liều 250mg bột gừng một lần, uống bốn lần/ngày trong bốn ngày, bắt đầu từ hôm trước khi hành kinh, được khuyến cáo cho tác dụng giảm đau bụng kinh với hiệu quả tương đồng như ibuprofen và acid mefenamic.
Chống bệnh mất trí nhớ
Alzheimer (mất trí nhớ) là bệnh liến quan đến não, và thường gặp ở những người tuổi già. Gừng có khả năng ngăn chặn oxy hóa, viêm mãn tính và các yếu tố mà có tác động thúc đẩy phát triển bệnh Alzheimer.
Làm dịu da bị bỏng
Gừng là thành phần cần có để điều trị da bị bỏng, cháy nắng. Bạn có thể nhúng gạc cotton vào nước ép gừng rồi đắp lên vùng da bị bỏng có thể giúp làm dịu vết thương lập tức
Với công dụng của gừng, chúng ta có thể chế thành trà gừng dùng cho mùa đông, rất tốt cho sức khỏe.
Gừng là gia vị quen thuộc, lúc nào cũng có sẵn trong ngăn bếp của mỗi gia đình. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được dễ dàng.
Gừng là vị thuốc quý. Theo đông y, gừng có vị cay tính ấm vào ba kinh (phế, tỳ, vị) có tác dụng giải biểu, tán hàn, làm ôn ấm trung tiêu, tiêu đàm, hành thủy giải độc.
Gừng sống gọi là sinh khương, có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn, giải cảm. Gừng khô gọi là can khương, làm ấm tỳ vị. Gừng nướng gọi là ổi khương, chống nôn mửa.
Gừng sao cháy gọi là hắc khương, có vị đắng thường được tẩm với nước tiểu trẻ em để làm ấm can thận, giáng hư hỏa .
Vỏ gừng còn có tác dụng lợi tiểu.
Với công dụng của gừng, chúng ta có thể chế thành trà gừng dùng cho mùa đông, rất tốt cho sức khỏe:
Công thức làm trà gừng:
- Gừng tươi: 1kg
- Đường mật mía: 0,5kg
- Bột quế: 0,1kg
Cách chế: Gừng gọt bỏ vỏ rửa sạch để khô, xay nhuyễn. Sau đó trộn đều cùng với đường mật và bột quế . Khi hoàn thiện thì cho vào hộp đậy kín, cất vào tủ lạnh dùng dần.
Sử dụng mỗi lần 1 thìa 25 gram pha với 100ml nước sôi uống ấm. Nếu thích ngọt có thể pha thêm mật ong.
Trà gừng có tác dụng chữa cảm lạnh do phong hàn, làm ôn ấm dạ dày chống nôn, giảm buồn nôn, giảm đau đầu do lạnh, tốt cho tuần hoàn máu, kích thích tiêu hóa.
Mùa đông đi lạnh về có cốc trà gừng rất tốt cho sức khỏe.
Củ gừng tươi bị dập và thối sẽ sản sinh độc tố gây hại cho gan. Còn những người bị âm hư, nóng trong... cũng không nên ăn thực phẩm này.
Tục ngữ có câu “mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng thì không cần bác sỹ kê đơn thuốc” hay “trong nhà có củ gừng thì không sợ các bệnh thông thường”, nhằm ca ngợi nhiều công dụng "to lớn" với sức khỏe của gừng.
Tuy nhiên, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm trên chuột và phát hiện những con chuột sử dụng 0,04 – 1% Salfrol/ngày trong vòng 2 năm bị chẩn đoán mắc ung thư gan.
Gừng cũng có chứa safrol, nhưng là khi gừng tươi bị dập hoặc bị thối. Khi đó, loại thực phẩm này sẽ sản sinh ra safrol, loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản.
Vì vậy, nếu phát hiện gừng đã bị thối nát thì bạn không nên vứt bỏ chúng đi.
Không chỉ vậy, khi gừng bị mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một chất gây tổn thương gan nặng nề. Bên trong củ gừng còn chứa shikimol, một hợp chất độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Cách chọn gừng
Khi chọn, chúng ta nên chú ý đến màu sắc và cảm quan về vỏ ngoài của gừng. Củ gừng màu sắc tươi sáng, cứng chắc, không dập không héo mới là gừng ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho sức khỏe.
Hiện tại, các khu chợ ở Việt Nam cũng đang bày bán tràn lan gừng Trung Quốc nhiễm độc, khiến người tiêu dùng lo lắng rất nhiều.
Vì vậy, những bà nội trợ có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm như gừng trồng ở Việt Nam củ nhỏ hơn, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.
Có nhiều mẹo bảo quản gừng
Chọn được gừng chuẩn "hàng Việt Nam", chúng ta phải biết cách bảo quản đển gừng không bị mọc mầm hay thối, có hại cho sức khỏe.
- Cho đầy cát vào một chiếc bình hơi rộng rồi cho gừng vùi vào trong cát, để bình nơi thoáng mát, giúp gừng được tươi lâu và không bị khô.
- Sử dụng một tờ giấy bạc rồi quấn chặt quanh củ gừng và để nơi thoáng mát, chúng ta sẽ bảo quản được gừng lâu hơn.
- Có thể phơi nắng gừng 1 tuần rồi nghiền nát thành dạng bột. Để bột gừng vào trong lọ và đậy nắp kín thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng bất cứ lúc nào, rất đơn giản và thuận tiện.
Những người tuyệt đối không được sử dụng gừng
Những người bị âm hư
Tình trạng âm hư là hội chứng thể chất khô nóng, biểu hiện là tay chân phát nhiệt, lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, thường xuyên khát nước, bình thường miệng khô, mắt khô, mũi khô, da khô, trong lòng phiền muộn, thường xuyên bực dọc, ngủ kém.
Gừng có vị cay, tính nóng, người bị âm hư ăn gừng sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.
Những người nóng trong
Nếu như phổi nóng sẽ gây ra ho khan, dạ dày nóng sẽ sinh ra nôn mửa,miệng hôi, trĩ… Cùng với những người bị các vết thương lở loét, những người mắc các bệnh nóng trong như trên đều không thích hợp ăn gừng.
Nếu muốn ăn gừng nhất định phối hợp với dược liệu có tính lạnh để trung hòa với tính nóng của gừng.
Những người bị viêm gan
Ăn gừng có thể khiến gan bị nóng. Muốn kìm chế tính nóng của loại thức ăn này, nên dùng tới một số thực phẩm có tác dụng làm dịu gan, dùng thuốc lưu thông khí huyết, ví dụ như sơn tra, hoa cúc dùng để pha trà.
Thức uống như vậy có thể tiêu trừ tính nóng của gừng, cũng không gây hại cho cơ thể.
Lưu ý
Người xưa có câu “buổi sáng ăn gừng giá trị như uống nhân sâm, buổi tối ăn gừng chẳng khác nào uống thạch tín”.
Buổi sáng ăn gừng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn gừng vào buổi tối, bởi gừng có vị cay nóng, có chứa dầu dễ bay hơi, nhựa dầu và tinh bột, dễ khiến con người nổi giận và làm cho cơ thể mệt mỏi.
* Theo Sina Healt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét