Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Nghệ đen bổ khí, dưỡng huyết & Lô Hội chửa Viêm loét dạ Dày tá tràng

Nghệ đen bổ khí, dưỡng huyết
SKĐS - Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực... Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh...
Nghệ đen còn có nhiều tên gọi khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Là loại cây thảo cao từ 1 - 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn hạt thuôn, áo hạt trắng. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, ven suối, vùng xốp ẩm và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật, là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen.
Nghệ đen.
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen:
Bổ khí, dưỡng huyết: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung, mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8-12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu...
Ích mẫu.
Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu kinh đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh: Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu: Nghệ đen  20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Ngải cứu.
Ăn không tiêu, bụng đầy trướng: Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5-7 ngày.
Đau bụng do nhiễm lạnh: Nghệ đen 100g, mộc hương 50g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 2g.
Lưu ý: Không dùng nghệ đen cho người khí huyết hư, phụ nữ có thai.
Lương y Nguyễn Văn Quyết

Nghệ đen trị đầy bụng, ăn không tiêu

SKĐS - Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật, có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực,... Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh,...
Nghệ đen còn có  nhiều tên gọi khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Nghệ đen là loại cây thảo cao từ 1 - 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên, lá dài 30 - 60 cm, rộng 7 - 8cm. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng, đài có thùy hình mác tù, dài 15mm, thùy giữa nhọn. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc phía dưới hình quả trứng hay hình mác tù, màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn hạt thuôn, áo hạt trắng. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.
Nghệ đen trị đầy bụng, ăn không tiêu
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, ven suối, vùng xốp ẩm và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng là thân, rễ khi thu củ, vỏ ngoài vàng nâu, trong xanh thẫm, thu hái về cắt bỏ rễ con, luộc chín, phơi hoặc sấy khô bảo quản dùng dần.
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen:
Bài 1: Bổ khí, dưỡng huyết: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu,...
Bài 2: Ăn không tiêu, bụng đầy trướng: Nghệ đen 25g, tim lợn 1 cái. Tim lợn làm sạch, thái miếng nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Bài 3:  Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh: Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Bài 4: Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu: Nghệ đen  20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
Lưu ý: Không dùng nghệ đen cho người khí huyết hư, phụ nữ có thai.
Bác sĩ Thuý An

thuốc quý từ cây lô hội,lô hội,nha đam


Lô hội còn có tên là nha đam, long tu, lưỡi hỗ... Tên khoa học: Aloe vera L var. Nha đam được dùng để làm cảnh, trong chế biến món ăn, mỹ phẩm và làm thuốc. Lô hội là nhựa cây nha đam. Nên chọn nhựa khô có sắc đen hoặc đen nâu, hơi có ánh bóng, cứng, không lẫn tạp chất là tốt.
Lô hội chủ yếu có chứa chất antraglycozit, chủ yếu là aloin. Nhựa chứa acid amin, vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E); khoáng tố vi lượng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr)… Theo Đông y, lô hội vị đắng, tính hàn. Vào kinh can, tỳ, vị, đại trường. Có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, bệnh ngoài da, thông kinh nguyệt, sỏi niệu, đái tháo đường... Dùng ít tác dụng kiện vị, mỗi lần uống 0,01 - 0,03g. Dùng nhuận trường, mỗi lần uống 0,06 - 0,2g. Dùng xổ, mỗi lần  1 - 2g. Sau đây là một số cách dùng lô hội làm thuốc:
Trị cam, sát trùng, hòa vị, chỉ tả
Dùng bài:  Lô hội hoàn: lô hội 40g,  hạc sắt 40g, lôi hoàn 40g, mộc hương 40g, thanh đại 40g, thuyền thoái 20 cái, vu di 40g, xạ hương 4g. Các vị tán bột làm hoàn, ngày uống 2 - 4g.

Lô hội có tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết
Dùng bài: Lô hội thông tiện giào hoàn: lô hội 6g. Nghiền nát, phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần. Tác dụng: thanh nhiệt, thông lâm..
Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn
Dùng  bài: Lô hội tán: lô hội 30g, cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.
Trị can đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm.
Dùng bài: Đương quy lô hội hoàn: lô hội, đại hoàng, thanh đại (thủy phi) mỗi thứ 4g; đương quy, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, hoàng bá, hoàng liên mỗi thứ 6g; mộc hương 5,5g, xạ hương 0,3g (để riêng). Các vị tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6 - 10g, ngày 3 lần.
Trị cam nhiệt, giun đũa: lô hội 15g. Tán bột, mỗi ngày uống 6g lúc đói với nước  ấm.
Mụn nhọt: lá lô hội tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt.
Trứng cá: lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Đái tháo đường: lá lô hội 20g. Sắc uống ngày 1 thang (có thể uống sống).
Tiểu đục: lô hội tươi 20g giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.
Tiêu hóa kém: lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
Viêm loét tá tràng: lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là 1 liệu trình.
Bế kinh, đau bụng kinh: lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1thang, chia 2-3 lần.
Lưu ý:
- Lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy, nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
- Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.
- Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
Lương y: Minh Phúc


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét