Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn


Theo tổ chức WHO, bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang là vấn đề đáng báo động của nền y học trên thế giới. Đây là một triệu chứng rối loạn, tổn thương của hệ tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn. Mức độ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản tỉ lệ thuận với sự gia tăng của tuổi tác. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn với những giải và tư vấn thiết thực.

Các triệu chứng nhận diện bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh bệnh trào ngược dạ dày thực quản được đánh giá là bệnh lý khó phát hiện vì có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khác. Chúng ta có thể nhận diện bệnh này trên các biểu hiện đồng loạt sau:
+ Khó nuốt thức ăn
Khi acid dạ dày trào ngược với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc thực quản gây phù nề, là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó nuốt. Niêm mạc sưng tấy này khi lành sẽ để lại sẹo gây chít hẹp thực quản, làm tăng cảm giác khó nuốt ở bệnh nhân.
+ Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Ợ nóng, ợ chua là cảm giác gây ra do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi HCI hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm bệnh nhân có cảm giác nóng nóng rát như lửa đốt lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai
1
+ Luôn cảm thấy đắng miệng, không muốn ăn uống
Đây là hiện tượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản rồi lên miệng kèm theo dịch mật. Thường ở bệnh nhân có sự rối loạn thần kinh dạ dày hay sự đóng mở quá mức van môn vị, dịch mật sẽ bị trào ngược từ tá tràng lên thực quản.
+ Thường xuyên cảm giác buồn nôn
Với một số bệnh nhân, triệu chứng duy nhất của chứng trào ngược acid dạ dày là buồn nôn. Trong trường hợp này, những loại thuốc làm giảm độ acid trong dạ dày sẽ giúp làm giảm đi cảm giác khó chịu. Ở mức độ nặng hơn, không còn là hơi, dịch vị trào ngược lên thực quản nữa mà cả thức ăn cũng dễ dàng trào lên.
+ Có dấu hiệu khó thở và hay đau tức vùng ngực
Đối với từng bệnh, nguyên nhân gây đau, tức ngực rất khác nhau. Ở bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, khi acid dạ dày trào ngược lên phần thực quản chạy qua ngực, sẽ kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau, tức ngực.
+ Có thể bị khàn giọng, đau họng
Do acid trào ngược lên dạ dày khiến dây thanh quản của bệnh nhân mắc phải bệnh này sưng tấy lên. Lúc này người bệnh nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang đứng đầu bảng trong nhóm các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa mà tổ chức WHO phải đưa vào mức báo động. Tại Mỹ, bảo hiểm của nước này đã phải chi 2,5 tỷ đô la mỗi tuần cho việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Trong năm 2010 có 4,7 triệu người Mỹ nhập viện trong đó có tới 1.6 triệu người tử vong. vì trào ngược dạ dày thực quản. Đây thực sự là một con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng.
Thực chất bệnh trào ngược không quá nguy hiểm như mọi người nghĩ, bởi bệnh có thể chữa trị bằng nhiều cách từ đông y đến tây y. Nhưng nếu không được can thiệp kịp thời thì bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mọi người cần lưu ý:
Hẹp thực quản:
Khi các vết loét lành lại thành mô sẹo, chúng làm thu hẹp thực quản gây ra tình trạng khó nuốt. Người bệnh dù không ăn cũng có cảm giác vướng ở cổ họng.
Loét, chảy máu thực quản:
Acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản có thể làm xói mòn các niêm mạc gây loét.
khi-bi-viem-da-day-cap-tinh-nen-lam-the-nao
Ung thư thực quản:
Mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 ca ung thư thực quản và dạ dày, riêng ở Việt Nam là 7.000 ca. Thông thường người bệnh được chẩn đoán muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và tái tạo phức tạp. Việc phát hiện và kiểm soát sớm đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ bị ung thư thực quản.

Phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn

Thật ra chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn không quá khó khăn. Ngoài  ra, việc ăn uống hợp lí, đúng khoa học, có lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ là một yếu tố quyết định bệnh nhanh chóng khỏi. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp tây y lẫn đông y tùy theo thể trạng sức khỏe.
+ Điều trị bằng tây y:
– Thuốc kháng acid, thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton
– Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm kháng acid.
– Các thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm kháng H2 giúp giảm triệu chứng ợ nóng bằng cách giảm tiết acid dịch vị.
– Phẫu thuật
+ Điều trị bằng đông y:
Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị bằng phương pháp đông Y. Đông Y được biết đến như một phương pháp chữa bệnh hiệu quả và thân thiện vì những thành phần từ thiên nhiên của nó. Các phương thuốc đông y ngày càng được nhiều người tín nhiệm và sử dụng rộng rãi hơn. Để chữa trị bệnh, bạn có thể áp dụng các bài thuốc chữa trị từ dân gian, với các loại cây nhà lá vườn như: rau má, bạch thược, chi tử, đan bì, râu bắp, mã đề, bán hạ, hậu phác, bạch truật, đương quy, trần bì, cam thảo, hoài sơn, liên nhục…
Một sản phẩm thuốc đông y nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và những bệnh nhân trong thời gian qua là Tỳ Bách Thảo – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày của công ty CP Ong Quang Tiên.Tỳ Bách Thảo được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên không có chất bảo quản, không có tác dụng phụ, bao gồm: Sa Sâm, Bạch Truật, Phục Linh, Sanh kỳ, Sơn Tra, Chánh Hoài, Mạch Nha, Sa Nhân, Liên Nhục, Thảo khấu, Huỳnh Cầm, Thảo quả, Mộc Hương, Bán Hạ, Ích Trí Nhân, Cam Thảo, Mật Ong,…Sản phẩm đã được Bộ Y Tế trao giấy Chứng nhận công bố đạt chuẩn quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
tri hoi mieng-03
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn. Hi vọng bài viết Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn trên đây đã giúp ích được nhiều cho độc giả trong việc phòng ngừa và điều trị chứng bệnh phổ biến này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Bài hai
Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu kĩ nguyên nhân triệu trứng của bệnh để có cách điều trị phù hợp banj nhé!

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN


Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản.


Hình ảnh bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản
Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn và thường được quy cho các bệnh khác như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi xoang… Do các chất dịch trong dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật kích thích đối với niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng.

Biểu hiện bệnh TNDD-TQ

Ở trạng thái sinh lý bình thường thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng chỉ thoáng qua và không gây hệ quả gì. Khi cơ thắt dưới thực quản hoạt động không tốt, hiện tượng trên diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh TNDD-TQ. Ngoài ra, tình trạng rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt (do hút thuốc lá) và một số thuốc như nhóm kháng tiết choline, theophylline; các chất cafein, rượu, thuốc lá, sôcôla, hay bữa ăn nhiều mỡ… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng quan trọng của bệnh TNDD-TQ là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nuốt khó. Trong đa số trường hợp chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử và qua theo dõi thấy có đáp ứng với điều trị thử. Triệu chứng điển hình của bệnh TNDD-TQ là chứng ợ nóng. Khi bệnh nhân có triệu chứng điển hình này có thể tiến hành điều trị thử với các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprazole, rabeprazole.

Tùy theo tình trạng, cơ địa bệnh nhân mà chọn một trong các thuốc trên. Trong khi điều trị cần phải có một chế độ ăn được kiểm soát bao gồm giảm các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, sôcôla. Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas. Người bệnh cũng cần tránh làm tăng áp lực xoang bụng do trang phục như mang nịt lưng, áo nịt ngực quá chặt. Tránh sử dụng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như nhóm anti-cholinergic, theophylline...

Một số thuốc hay dùng

Điều trị bệnh TNDD-TQ thường sử dụng một số thuốc kết hợp. Nhiều loại trong số đó là các thuốc giống như trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng. Việc sử dụng các thuốc chống tiết acid nhóm ức chế bơm proton làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp nên là thuốc được chọn đầu tiên trong điều trị nội khoa bệnh TNDD-TQ.

Trường hợp bệnh TNDD-TQ nhẹ có thể dùng các thuốc như metoclopramide, domperidone, cisapride hoặc các thuốc antacid, acid alginic để điều trị. Đây là các thuốc có bán tại các nhà thuốc mà không cần đơn. Tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn và dùng đúng thời gian và liều lượng. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sau giai đoạn điều trị tấn công. Việc điều trị bệnh TNDD-TQ thường được kê thuốc uống và người bệnh dùng thuốc ở nhà cho nên cần đi khám bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết, sau đó lấy thuốc uống và phải thực hiện đúng các quy định điều trị để tránh tái phát.

Esomeprazole (nexium): Đây là thuốc hay được kê đơn nhất trong số các thuốc ức chế bơm proton. Nhóm thuốc này được dùng để điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược. Esomeprazole có tác dụng điều trị rất tốt tuy giá đắt. Uống thuốc kéo dài trong khoảng 4 - 8 tuần. Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc này. Ngoài ra có thể dùng các thuốc khác có tác dụng tương tự ức chế acid mạnh như omeprazole (prilosec), lansoprazole (prevacid), rabeprazole (acipHex) và pantoprazole (protonix).

Các thuốc ức chế thụ thể H2: famotidine (pepsid), cimetidine (tagamet), ranitidine (zantac), và nizatidine (axid): đây cũng là nhóm thuốc hay dùng để điều trị bệnh TNDD-TQ. Tuy nhiên, đối với các thuốc kể trên, chỉ dùng một loại để điều trị và phối hợp với một trong các thuốc sau đây để chống nôn, tăng cường nhào trộn thức ăn để nhanh chóng đưa thức ăn xuống ruột. Đó là các thuốc tăng cường làm rỗng dạ dày như metoclopramide (reglan), domperidone (motilium), mosapride (zurma)...

Trong điều trị bệnh TNDD-TQ chỉ cần dùng phối hợp hai loại thuốc là đủ. Chẳng hạn như một liệu trình điều trị 1 tháng chỉ cần dùng esomeprazole và motilium. Không nên dùng đồng thời nhiều loại thuốc vừa tốn kém và không hiệu quả. Trong quá trình điều trị cần đồng thời áp dụng các biện pháp về thay đổi lối sống như tránh cúi người về phía trước hoặc tập luyện ngay sau khi ăn. Không nằm ngay sau khi ăn. Tránh ăn uống trong vòng 2 - 3 giờ trước khi ngủ. Tuyệt đối không hút thuốc lá, không uống cà phê trong suốt quá trình điều trị. Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ và không nên ăn quá no. Khi nằm ngủ nên nâng đầu giường cao 15cm. Nên tập luyện vừa phải để tránh béo phì, thừa cân.

mỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN

Hoài sơn, liên nhục, cát căn mỗi vị 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, bán hạ chế 10g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 16g, cam thảo 12g, sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp
Khi gặp thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp, bộ máy tiêu hóa có ngay những phản ứng ở mức độ khác nhau, người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên, khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu… dùng bài thuốc sau:
Tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g, đương quy 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khương 4g. Sắc uống 2 ngày một thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Công dụng: giải độc, bổ tỳ vị, nhuận khí, lập lại môi trường hòa bình cho bộ máy tiêu hóa.
Chữa trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh thường gặp. Sau đây là một số cách chữa trị theo cổ truyền.
Biểu hiện bệnh
Theo lương y Quốc Trung, bệnh trào ngược dạ dày thực quản thuộc chứng khí nghịch của y học cổ truyền, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Ở trạng thái sinh lý bình thường, thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản, nhưng thoáng qua và không gây hại gì.
Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn. Cảm giác nóng đau thường nằm ở giữa ngực, có khi bắt đầu từ phía trên rốn lan lên cổ hoặc ra sau lưng. Triệu chứng ợ nóng thường nặng hơn sau khi ăn no, khi đứng cúi người, hoặc khi nằm. Phần lớn, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dạ dày bị căng quá mức (như sau một bữa ăn quá no hoặc khi bị đầy bụng khó tiêu).
 
Hoắc hương - Tô tử - Gừng - Sả / Ảnh: K.Vy
Bài thuốc
Theo lương y Quốc Trung, dựa vào các triệu chứng, y học cổ truyền chia trào ngược dạ dày thực quản thành các thể bệnh khác nhau và chữa bằng các bài thuốc cổ truyền tương ứng.
Với thể thương thực - biểu hiện trào ngược mùi chua khắm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, chán ăn, đầy bụng, đau bụng, sắc mặt vàng, có thể dùng bài thuốc gồm các vị như: hoắc hương 12g, vỏ quýt (trần bì) 12g, vỏ rụt 12g, củ sả 8g, sinh khương (gừng tươi) 12g.
Với thể hàn (lạnh) - triệu chứng biểu hiện thức ăn không tiêu, ợ ra nước chua, trong, loãng, miệng môi xanh, trắng, sợ lạnh, thường xuyên đau bụng và đi tiêu lỏng. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các vị như: hoắc hương 12g, tô tử 12g, củ sả 10g, vỏ quýt 12g, gừng khô 8g, gừng tươi 8g.
Với thể nhiệt - biểu hiện ợ ra nước vàng, đặc, mùi chua khắm, hễ ăn vào là trào ngược, khát nước, thích uống nước lạnh, nước tiểu đỏ, da nóng, môi đỏ, thì dùng bài thuốc gồm các vị: rau má 16g, hoắc hương 12g, gạo nếp (sao vàng) 16g, gừng tươi 12g, lá dành dành (sao vàng) 8g.
Cách nấu (sắc) các bài thuốc trên như sau: cho các vị thuốc vào nồi cùng 750 ml nước (3 chén), nấu kỹ còn lại 1 chén nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, sau khi ăn 30 phút.
TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN


Bệnh trào ngược dạ dày thực quản( GERD) ! Cảm giác nóng trong nồng ngực, ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, ho khan, nôn chua...Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị đau ngực, đặc biệt là khi đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng như khó thở hoặc đau cánh tay hoặc hàm. Đây có thể là dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim.
Định nghĩa
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi acid dạ dày hay đôi khi dòng chảy mật trở lại (refluxes) vào ống dẫn thức ăn (thực quản). Các axít kích thích niêm mạc thực quản và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng GERD.
Các dấu hiệu và triệu chứng của GERD bao gồm acid reflux và ợ nóng. Cả hai đều là điều kiện thông thường tiêu hóa mà hầu hết mọi người trải nghiệm. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra nhiều hơn hai lần mỗi tuần hoặc can thiệp vào cuộc sống hàng ngày, gặp bác sỹ.
Hầu hết mọi người có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng với thay đổi lối sống và thuốc không kê đơn. Nhưng đối với những người có GERD, các biện pháp khắc phục có thể cung cấp chỉ giảm tạm thời. Những người bị GERD có thể cần thuốc mạnh hơn, thậm chí phẫu thuật, để làm giảm triệu chứng.

I. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN


GERD, dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
  • Một cảm giác nóng trong lồng ngực (ợ nóng), đôi khi lan sang cổ họng, cùng với một hương vị chua trong miệng.
  • Đau ngực.
  • Khó nuốt (chứng khó nuốt).
  • Ho khan.
  • Khan tiếng hay đau họng.
  • Thức ăn hoặc nôn sữa chua lỏng (acid reflux).
  • Cảm giác của một khối u trong cổ họng.
Đến gặp bác sĩ khi
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị đau ngực, đặc biệt là khi đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng như khó thở hoặc đau cánh tay hoặc hàm. Đây có thể là dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim.
Lấy hẹn với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng nặng hoặc thường xuyên của GERD. Nếu  chuyển sang thuốc toa cho chứng ợ nóng nhiều hơn hai lần mỗi tuần, hãy gặp bác sĩ.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN


GERD là do trào ngược axit thường xuyên, sao lưu của acid dạ dày hoặc mật vào thực quản.
Khi nuốt, các cơ vòng thực quản dưới, thư giãn để cho phép thực phẩm và chất lỏng chảy xuống dạ dày. Sau đó, nó đóng lại.
Tuy nhiên, nếu van này thư giãn bất thường hoặc suy yếu, acid dạ dày có thể chảy ngược lại vào trong thực quản, gây ra chứng ợ nóng thường xuyên và phá vỡ cuộc sống hàng ngày. Điều liên tục ngược axit có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, làm cho nó bị viêm (viêm thực quản). Theo thời gian, các chứng viêm có thể làm xói mòn thực quản, gây ra các biến chứng như chảy máu hoặc hơi thở vấn đề.
Yếu tố nguy cơ
Điều kiện có thể làm tăng nguy cơ bị GERD bao gồm:
  • Bệnh béo phì.
  • Thoát vị Hiatal.
  • Mang thai.
  • Hút thuốc.
  • Khô miệng.
  • Hen suyễn.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Chậm tiêu hóa của dạ dày.
  • Mô liên kết rối loạn, chẳng hạn như xơ cứng bì.
  • Hội chứng Zollinger - Ellison.
III. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Theo thời gian, mãn tính viêm thực quản có thể dẫn đến biến chứng, bao gồm:
Thu hẹp thực quản (thực quản hẹp). Thiệt hại cho các tế bào ở thực quản thấp hơn do tiếp xúc với acid dẫn đến hình thành mô sẹo. Các mô sẹo thu hẹp con đường thực phẩm, gây ra khó nuốt.
Loét thực quản. Acid dạ dày có thể làm xói mòn các mô ở thực quản nghiêm trọng. Các vết loét có thể chảy máu thực quản, gây đau và làm cho nuốt khó khăn.
Tiền ung thư trong thực quản (thực quản Barrett). Trong thực quản Barrett, màu sắc và thành phần của tế bào lót nơi thấp trong thực quản thay đổi. Những thay đổi này có liên quan với tăng nguy cơ ung thư thực quản. Nguy cơ ung thư là thấp, nhưng bác sĩ sẽ khuyên nên thường xuyên nội soi để tìm những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư thực quản.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Nếu đang làm phiền bởi ợ nóng thường xuyên hoặc các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể chẩn đoán GERD với thông tin đó. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán GERD, bao gồm:
X - quang hệ thống tiêu hóa  trên. Đôi khi được gọi là bari nuốt hoặc loạt GI, thủ tục này liên quan đến việc uống một chất lỏng phấn áo khoác và lấp đầy các hốc của đường tiêu hóa. Sau đó, X - quang chụp đường tiêu hóa trên. Loại sơn này cho phép bác sĩ nhìn thấy một hình bóng của hình dạng và điều kiện của thực quản, dạ dày và ruột non (tá tràng) trên.
Đi qua xuống cổ họng một ống dẻo. Nội soi là một cách để kiểm tra bên trong thực quản. Trong khi nội soi, bác sĩ đưa một ống mỏng, linh hoạt được trang bị với một ánh sáng và camera (nội soi) xuống cổ họng. Nội soi cho phép bác sĩ kiểm tra thực quản và dạ dày. Bác sĩ cũng có thể sử dụng nội soi để lấy mẫu mô (sinh thiết) để thử nghiệm thêm.
Một xét nghiệm để theo dõi số lượng axit trong thực quản. Ambulatory acid (pH) kiểm tra thăm dò, sử dụng một thiết bị đo acid để xác định khi nào và trong bao lâu, acid dạ dày thực quản trào ngược. Ống thông luồn qua mũi vào thực quản. Trong thời gian thử nghiệm, ống chỉ nằm tại chỗ và kết nối vào một máy tính nhỏ đeo quanh eo hoặc với một dây đeo qua vai. Hoặc màn hình acid có thể là một clip đặt trong thực quản trong khi nội soi. Đầu dò truyền tín hiệu đến một máy tính nhỏ đeo quanh eo trong khoảng hai ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu ngừng dùng thuốc GERD để chuẩn bị cho thử nghiệm này.
Xét nghiệm để đo chuyển động của thực quản. Các biện pháp thực quản trở kháng chuyển động và áp lực trong thực quản. Các thử nghiệm bao gồm việc đặt một ống thông qua mũi và thành thực quản .
IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Điều trị ợ nóng và các dấu hiệu và triệu chứng của GERD thường bắt đầu với các thuốc kê toa, điều khiển acid. Nếu không tìm thấy cứu trợ trong vòng một vài tuần, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị khác, bao gồm cả thuốc và phẫu thuật.
Phương pháp điều trị ban đầu để kiểm soát chứng ợ nóng
Phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát ợ nóng bao gồm:
Thuốc kháng acid là trung hòa acid dạ dày. Thuốc kháng acid, như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums, có thể cung cấp cứu trợ nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc kháng acid một mình sẽ không chữa lành thực quản bị viêm, bị hư hỏng bởi acid dạ dày. Lạm dụng của một số thuốc kháng acid có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón.
Các loại thuốc để giảm sản xuất acid. Được gọi là H-2-receptor blockers, các loại thuốc này bao gồm cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) hoặc ranitidine (Zantac 75). H-2 receptor blockers không hành động nhanh như thuốc kháng acid, nhưng họ cung cấp cứu trợ lâu hơn. Phiên bản mạnh hơn của các thuốc này có sẵn ở dạng thuốc kê toa.
Thuốc chữa bệnh giảm sản xuất acid. Ức chế bơm proton sản xuất acid và cho phép thời gian cho các mô bị hư hỏng thực quản để chữa bệnh. Ức chế bơm proton bao gồm lansoprazole (Prevacid 24 nhân sự) và omeprazole (Prilosec OTC).
Liên hệ với bác sĩ nếu các loại thuốc này dường như không được cải thiện sau một vài tuần.
Thuốc theo toa
Nếu ợ nóng vẫn tiếp diễn mặc dù cách tiếp cận ban đầu, bác sĩ có thể khuyên nên theo toa thuốc, chẳng hạn như:
Toa H-2-receptor blockers. Chúng bao gồm toa cimetidine (Tagamet), nizatidine famotidine (Pepcid), (Axid) và ranitidine (Zantac).
Toa chất ức chế bơm proton. Toa-ức chế bơm proton bao gồm esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec Rx), pantoprazole (Protonix) và rabeprazole (Aciphex).
Các loại thuốc để tăng cường cơ vòng thực quản dưới. Được gọi là prokinetic, các loại thuốc này giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn và giúp thắt chặt các van giữa dạ dày và thực quản. Tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng và các vấn đề về thần kinh khác, hạn chế tính hữu dụng của những thuốc này.
Thuốc GERD đôi khi được kết hợp để tăng hiệu quả.
Phẫu thuật và các thủ tục khác sử dụng nếu thuốc không giúp
GERD có thể được điều khiển thông qua thuốc. Trong trường hợp thuốc không phải là hữu ích hoặc muốn tránh sử dụng thuốc lâu dài, bác sĩ có thể khuyên nên thủ tục xâm lấn hơn, chẳng hạn như:
Phẫu thuật để củng cố cơ vòng thực quản dưới. Được gọi là fundoplication Nissen, phẫu thuật này bao gồm việc thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược. Phẫu thuật có thể được mở, có nghĩa là các bác sĩ phẫu thuật làm cho một vết mổ dài ở bụng. Hoặc phẫu thuật có thể được nội soi, có nghĩa là các bác sĩ phẫu thuật làm cho ba hoặc bốn vết mổ nhỏ ở bụng và chèn nhạc cụ, bao gồm một ống linh hoạt với một máy ảnh nhỏ, qua các vết mổ.
Phẫu thuật để tạo ra một rào cản ngăn chặn việc sao lưu của acid dạ dày. Thủ tục này, được gọi là EndoCinch endoluminal gastroplication, sử dụng một công cụ giống như một máy may thu nhỏ. Nó đặt cặp mũi khâu trong dạ dày gần cơ thắt suy yếu. Các vật liệu khâu sau đó được gắn với nhau, tạo ra các rào cản để ngăn chặn axit trong dạ dày vào thực quản. Nó không rõ ai là thích hợp nhất để điều trị và nghiên cứu này đang diễn ra.
Thủ thuật để tạo thành mô sẹo trong thực quản. Cách tiếp cận này, được gọi là hệ thống Stretta, sử dụng điện năng lượng để làm nóng các mô thực quản. Nhiệt tạo mô sẹo và gây tổn thương dây thần kinh phản ứng với acid refluxed. Các mô sẹo hình thành như là chữa bệnh thực quản sẽ giúp tăng cường cơ bắp. Nó không rõ ai là thích hợp nhất để điều trị và nghiên cứu này đang diễn ra.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm tần số của chứng ợ nóng. Hãy xem xét cố gắng để:
Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Dư thừa cân gây áp lực lên bụng, thúc đẩy dạ dày và gây ra acid sao lưu vào thực quản. Nếu trọng lượng được khỏe mạnh, làm việc để duy trì nó. Nếu đang thừa cân hoặc béo phì, làm việc để từ từ giảm cân - không quá 0,5 - 1 kg một tuần. Hỏi bác sĩ để được giúp đỡ đặt ra một chiến lược giảm cân.
Tránh quần áo chặt. Quần áo với chặt quanh eo gây áp lực lên bụng và các cơ vòng thực quản dưới.
Tránh các loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng. Mọi người đều có cụ thể gây nên. Thường gây nên chẳng hạn như béo hay các thực phẩm rán, rượu, chocolate, bạc hà, hành tây, tỏi và cà phê có thể làm cho chứng ợ nóng tệ hơn.
Không nằm xuống sau bữa ăn. Chờ ít nhất 2 - 3 giờ sau khi ăn trước khi nằm xuống hay đi ngủ.
Nâng cao đầu giường. Độ cao trong khoảng sáu đến chín inch. Đặt khối gỗ hay xi măng dưới chân giường ở cuối đầu. Nếu không thể để nâng cao giường, có thể chèn một cái nêm giữa nệm lò xo để nâng cao cơ thể từ thắt lưng trở lên. Nêm có sẵn tại nhà thuốc và cửa hàng cung cấp y tế.
Không hút thuốc. Hút thuốc làm giảm khả năng của cơ vòng thực quản dưới hoạt động đúng.
Thay thế thuốc
Không có thuốc thay thế được chứng minh để điều trị GERD hoặc để đảo ngược thiệt hại cho thực quản. Tuy nhiên, một số liệu pháp bổ sung và thay thế có thể cung cấp một số cứu trợ, khi kết hợp với chăm sóc của bác sĩ.
Nói chuyện với bác sĩ về những gì thay thế phương pháp điều trị GERD có thể được an toàn. Tùy chọn có thể bao gồm:
Thảo dược biện pháp khắc phục. Đôi khi được sử dụng thảo dược biện pháp khắc phục các triệu chứng GERD bao gồm cam thảo cây du, trơn trượt, hoa cúc và marshmallow. Thảo dược biện pháp khắc phục có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể can thiệp bằng thuốc. Hãy hỏi bác sĩ về một liều lượng an toàn trước khi bắt đầu bất kỳ thảo dược.
Liệu pháp thư giãn. Kỹ thuật làm dịu căng thẳng và lo lắng có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của GERD. Hãy hỏi bác sĩ về kỹ thuật thư giãn.
Châm cứu. Châm cứu bao gồm việc chèn kim mỏng vào điểm cụ thể trên cơ thể. Một nghiên cứu nhỏ báo cáo rằng châm cứu giúp những người bị ợ nóng mà vẫn tồn tại mặc dù thuốc. Hãy hỏi bác sĩ xem châm cứu là an toàn.
Cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, hay xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, hoặc lúc nằm ngửa; đau nóng rát khu trú ở bụng trên... Ban đêm bị đau, khó chịu, nếu ngồi dậy hoặc nâng cao đầu thì đỡ. Giảm triệu chứng khi uống các thuốc chống acid.
Ợ chua cũng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh TNTQ.
Các biểu hiện về tai mũi họng: họng mất cảm giác; cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật, hoặc vướng, sau xương ức hay sau yết hầu; viêm họng hay tái phát; khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh...
 Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (TNDD-TQ) là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như: HCl, pepsine, dịch mật... đối với niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng tại thực quản. Hiểu rõ bệnh lý và cách điều trị cũng như dự phòng giúp chúng ta phòng tránh tốt hơn.
Bệnh xảy ra như thế nào?
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng rất thoáng qua và không gây hậu quả gì. Đo cơ chế bảo vệ chống trào ngược gồm nhiều yếu tố. Hoạt động của cơ thắt dưới thực quản là yếu tố quyết định trong hiện tượng TNDD-TQ. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực quản đối với HCl của dịch dạ dày. Bình thường, co thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhầy thực quản với bi-carbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa HCL của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Đồng thời, nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống lại dạ dày.
Khi sự co thắt dưới thực quản hoạt động không tốt sẽ dẫn đến bệnh TNDD-TQ. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hoạt động của co thắt dưới thực quản và cơ chế bảo vệ chống trào ngược có thể do: sự giãn co thắt dưới thực quản xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn, thoát vị hoành, rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt và các tác nhân khác làm giảm áp lực co thắt dưới thực quản như các thuốc secretin, cholecystokinine, glucagon; các thuốc kích thích thụ cảm, ức chế anpha, kháng tiết choline, theophylline; các chất caffein, rượu, thuốc lá, chocolate, hay bữa ăn nhiều mỡ.
Các dấu hiệu xác định bệnh
Các triệu chứng mà người bệnh than phiền, gây khó chịu gây ra bệnh cảnh bao gồm: ợ nóng, trớ và nuốt khó.
Ợ nóng: cảm giác gây ra do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi HCL hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm người bệnh có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai. Trường hợp điển hình, chứng ợ nóng xuất hiện sau bữa ăn và theo tư thế cúi gập người về trước, hoặc những cơn ho ban đêm do tư thế nằm. Các triệu chứng trên tăng khi uống rượu, uống nước chua.
Trớ: sự ựa ngược dịch đọng trong thực quản, ngay trên phần bị nghẽn tắc. Trớ thường xảy ra do thay đổi tư thế hay một sự gắng sức. Dịch trớ thường không mùi vị, không chua và có thể lẫn thức ăn chưa tiêu hóa.
Nuốt khó: rất đa dạng, có thể do nuốt khó với chất lỏng là chính, liên quan đến co thắt dưới thực quản, hoặc có thể nuốt khó thật sự với chất đặc có hay không kèm theo nuốt đau. Triệu chứng nuốt khó cần phân biệt một số bệnh lý tại thực quản như: ung thư thực quản, cần phải chụp X-quang, chụp CT-Scan vùng ngực và nội soi thực quản để xác định. Ngoài ra, một số các dấu hiệu khác cũng có giá trị xác định như cảm giác vướng vùng họng, hay sặc khi nuốt, ho khan kéo dài không có nguyên nhân.
Diễn tiến và biến chứng
Diễn tiến bệnh lý thường không có sự song hành giữa triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể của bệnh. Thường xảy ra nhất là viêm thực quản do trào ngược với các hệ quả như loét, teo hẹp. Xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản. Niêm mạc thực quản bị ngắn do niêm mạc thực quản bị thay thế dần bởi niêm mạc dạ dày với nguy cơ hóa ung thư đoạn niêm mạc bị chuyển sản. Loét thực quản có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Hiếm gặp hơn là các biến chứng viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do hít do trào ngược xảy ra vào ban đêm.
Cách điều trị bệnh
Bao gồm điều trị nội khoa: chế độ dùng thuốc, sử dụng các thuốc chống tiết acid nhóm ức chế bơm proton như: omeprazole, lansoprazole, rabeprazole làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp nên là thuốc được chọn đầu tiên trong điều trị. Chế độ ăn giảm các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chocolate. Không nên thêm nhiều các loại gia vị gây kích thích mạnh như: ớt, tiêu. Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có ga. Tránh làm tăng áp lực xoang bụng như nịt lưng, nịt vú quá chặt.
Phẫu thuật thường được chỉ định trong những trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Đó là các phương pháp tạo nếp gấp đáy vị (phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet), hoặc các phương pháp can thiệp qua nội soi khâu tạo hình cơ vòng dưới thực quản qua nội soi, hoặc tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ. Có những trường hợp bị biến chứng hẹp thực quản có thể được nong thực quản qua nội soi.
CÁCH PHÒNG BỆNH RÀO NGƯỢC THỰC QUẢN

Đây là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và thói quen của mỗi cá nhân, bệnh không có tính di truyền. Vì vậy, nhằm tránh khỏi sự gây bệnh, chúng ta cần có chế độ ăn uống điều độ. Bữa ăn cần thiết đủ dinh dưỡng với 6 thành phần cơ bản: đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin; được chia đều trong mỗi khẩu ăn 3 bữa trong ngày. Các thói quen xấu cần bỏ, như: thuốc lá, bia rượu. Hạn chế cà phê, chocolate. Không ăn quá no, quá nhiều lúc tối, lúc đêm. Những thức ăn có gia vị mạnh không nên ăn. Tránh thức khuya, ăn uống vô bổ. Có chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên phù hợp sức khỏe với mỗi cá nhân. Thực hiện nếp sống lành mạnh, tinh thần thoải mái
 Trẻ nhỏ thường hay nôn trớ. Nôn trớ có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng  cũng rất có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Cách phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
Ảnh minh họa (Nguồn: phununet.com)
Khi trẻ có triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ cần phải đưa trẻ tới các cơ sở y tế để điều trị sớm phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Chuyên mục Sống khỏe đã có cuộc trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn và có những lời khuyên hữu ích với các bậc phụ huynh về căn bệnh này. Theo đó, các bậc cha mẹ có con mắc chứng trào ngược dạ dày cần phải lưu ý những vấn đề sau:

- Chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa, cố gắng không để trẻ ăn quá no khiến dạ dày bị căng dẫn đến dễ trào ngược.
- Cố gắng không để trẻ bú phải hơi.
- Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn bình thường. Ví dụ cho thêm chút bột vào sữa khi cho trẻ uống sữa.
- Khi cho ăn, luôn luôn bế đứa trẻ cao đầu, không thay đổi tư thế trong suốt quá trình cho bé ăn.
- Sau khi trẻ ăn được 30 – 50ml sữa lại vỗ để bé ợ hơi ra ngoài.
- Khi bé kết thúc bữa ăn, không đặt nằm ngay mà phải bế bé thẳng đứng, đầu ngả vào vai mẹ trong 20 – 30 phút.
- Khi đặt nằm, đầu phải cao 30 độ so với mặt giường và nên nghiêng sang bên trái

Thuốc Omeprazole 20mg
Chỉ định:
- Ðiều trị & dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
- Ðiều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison. 
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thuốc. 
Tác dụng phụ:
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón & đầy hơi. 
Chú ý đề phòng:
Phụ nữ có thai & cho con bú. Cần loại trừ bệnh ác tính trong trường hợp nghi ngờ loét dạ dày. 
Liều lượng:
- Loét tá tràng 20 mg/ngày x 2-4 tuần.
- Loét dạ dày & viêm thực quản trào ngược 20 mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
- Hội chứng Zollinger-Ellison 60 mg/ngày.
- Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40 mg/ngày. 

Omeprazole là gì?

Nhóm Dược lý:
Tên Biệt dược :Abacid; Bicasan; Drivo
Dạng bào chế :Viên nang; Viên nén bao phim; Viên nén; Bột pha dung dịch tiêm
Thành phần :Omeprazole
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Omeprazole là chất ức chế đặc hiệu tác dụng bằng cách khoá hệ thống enzym của Hydrogen-potassium Adenosine Triphosphatase, cũng gọi là bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành dạ dày. 
Dược động học :
Omeprazole bị huỷ ở môi trường acid, nên thuốc được trình bày dưới dạng viên bao không tan ở dạ dày, chỉ hấp thụ ở tá tràng, ruột non. Thuốc bắt đầu tác dụng 1 giờ sau uống, đạt đỉnh cao nồng độ huyết tương sau 2 giờ, và sự hấp thu hoàn toàn sau 3 đến 6 giờ. Thời gian bán huỷ 40 phút và không thay đổi trong thời gian điều trị, sinh khả dụng tuyệt đối của 1 liều uống duy nhất là 35%. Sau khi chỉ định liên tiếp các liều duy nhất hàng ngày, sinh khả dụng tăng đến 60%. Hấp thu thức ăn đồng thời với omeprazole không ảnh hưởng trên khả ứng sinh học. Khoảng 95% omeprazole gắn vào plasma protein, chủ yếu với albumin.
Omeprazole bị sinh biến đổi ở gan. Các chất chuyển hóa không hoạt tính trong huyết tương là sulfon, sulfua và hydroxy omeprazole. 80% các chất chuyển hoá (hydroxy-ome-prazole và acid carboxylic tương ứng) bài thải trong nước tiểu. Phần còn lại 20% bài thải theo phân. 
Tác dụng :
Thuốc tác dụng vào giai đoạn cuối của sự tiết acid, liều duy nhất omeprazole 20mg/ngày ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất kỳ tác nhân kích thích nào.
Omeprazole không tác dụng trên các thụ thể acetylcholin hoặc histamin và không có những tác dụng dược động học có ý nghĩa nào khác ngoại trừ trên sự tiết acid. Omeprazole gây giảm lâu dài acid dạ dày, nhưng có hồi phục. Năm ngày sau khi ngưng thuốc, sự tiết dịch vị trở lại bình thường, nhưng không có tăng tiết acid. Kiểm tra nội soi, tỉ lệ thành sẹo của loét tá tràng đạt 65% sau 2 tuần điều trị và 95% sau 4 tuần. 
Chỉ định :
- Loét tá tràng tiến triển.
- Loét dạ dày tiến triển.
- Viêm thực quản do hồi lưu dạ dày-thực quản.
- Hội chứng Zollinger-Ellison. 
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với omeprazole. 
Thận trọng lúc dùng :
- Giống như các thuốc kháng tiết dịch vị khác, omeprazole khiến các vi khuẩn trong dạ dày phát triển dễ dàng do sự giảm dung tích và tính acid của dịch vị.
- Không nên điều trị dài ngày các loét tá tràng hoặc loét dạ dày, viêm thực quản do hồi lưu, hoặc điều trị dự phòng tái phát các loét, vì chưa đủ tài liệu xác minh lợi ích các việc này. Hơn nữa, các nghiên cứu độc tính trên súc vật cho biết có những u bướu dạ dày dạng ung thư đã được phát hiện trên 1 loài vật khi dùng omeprazole liều cao trong thời gian dài.
- Phải kiểm tra tình trạng lành tính vết loét dạ dày trước khi điều trị.
- Phải giám sát đặc biệt các bệnh nhân có dùng diazepam, phenytoin (nếu cần giảm liều lượng), theophyllin, các kháng vitamin K (nếu dùng đồng thời với warfarin, phải giảm liều lượng).
- Thiểu năng thận: Không có thay đổi đáng kể về sinh khả dụng.
- Thiểu năng gan: Tuy sự bài thải chậm hơn, nhưng do cách dùng thuốc nên không có hiện tượng tích luỹ omeprazole hoặc các chất chuyển hóa.
- Trẻ em: Công hiệu và tính dung nạp thuốc chưa được nghiên cứu.
- Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều dùng.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Tính không độc hại của omeprazole đối với phụ nữ có thai chua được nghiên cứu; thử nghiệm trên súc vật không chứng tỏ tác dụng sinh ung thư hoặc tính độc của thuốc trên bào thai. Tuy vậy, cũng không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu và những tháng khác của thời kỳ thai nghén, ngoại trừ trường hợp rất cần thiết. 
Tương tác thuốc :
Omeprazole làm chậm sự bài thải của diazepam, phenytoin và warfarin (là những chất bị chuyển hoá do oxy hoá ở gan). Do đó phải giám sát bệnh nhân dùng các thuốc này cùng lúc với omeprazole và giảm liều lượng, nhất là với phenytoin.
- Các thuốc chẹn bêta: Không có tác dụng tương tác giữa propranolol và omeprazole.
- Phải giám sát đặc biệt những bệnh nhân dùng các chất bị chuyển hoá bởi trung gian các hệ thống enzym cytochrom P450, vì phản ứng tương tác thuốc giữa các chất này với omeprazole chưa được nghiên cứu.
- Nên chỉ định các chất tác dụng cục bộ dạ dày ruột (như magnesi hydroxid, aluminium hydroxid v.v...) xa khoảng 2 giờ đối với omeprazole. 
Tác dụng phụ
Thuốc dung nạp tốt. Buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi và táo bón rất hiếm. Thỉnh thoảng có ban da, nhưng biểu hiện này thường nhẹ và chóng hết. 
Liều lượng :
Loét tá tràng tiến triển: 1 nang 20mg/ ngày, trong từ 2 đến 4 tuần lễ.
Loét dạ dày tiến triển: 1 nang 20mg/ngày, trong 4 đến 8 tuần.
Hội chứng Zollinger Ellison:
Liều dùng ban đầu 60mg, một lần, mỗi ngày. Liều lượng điều chỉnh tuỳ theo mỗi bệnh nhân, và thời gian điều trị tuỳ theo yêu cầu lâm sàng, những liều dùng trên 80mg/ngày phải được chia ra và uống làm 2 lần trong ngày.
Viêm thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản:
1 viên nang 20mg/ngày, trong 4 tuần lễ và tùy theo kết quả nội soi, một đợt điều trị thứ hai có thể được chỉ định trong 4 tuần lễ, với liều lượng thuốc như trên. 
Qúa liều :
Có những liều uống duy nhất cao đến 160mg đã được dung nạp tốt.
Trong trường hợp dùng quá liều, hiện chưa có các khuyến cáo điều trị đặc hiệu nào khác ngoại trừ cách điều trị triệu chứng và yểm trợ. 
Bảo quản:
Nhiệt độ phòng. 
  • Người mắc chứng bệnh này thường có các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, khó nuốt, cảm giác cồn cào, nóng rát ở trên rốn khi đói hoặc sau khi ăn quá no… Để giảm thiểu sự khó chịu này, cần tránh tuyệt đối 9 loại thực phẩm sau.1. Cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein
    Những đồ uống này chứa cafein và tinh chất trà xanh, những chất này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày. Vì vậy, hiện tượng trào ngược càng dễ xảy ra hơn.
    2. Đồ uống có ga
    Bạn cần tránh những đồ uống có ga bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày - thực quản.
    3. Rượu, bia và những đồ uống có pha rượu
    Tất cả những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản - đó như là một chiếc van cơ để ngăn dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi dạ dày đang rỗng mà bạn uống các đồ uống này thì sẽ rất hại cho cơ thắt.
    4. Sữa
    Sữa cùng là một thực phẩm mà những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược cần loại ra khỏi thực đơn vì nó chứa nhiều chất béo, protêin và canxi. Đây là ba yếu tố khuyến khích sự tiết axit dạ dày.
    5. Sôcôla sữa
    Đây là thực phẩm chứa rất nhiều cafein và chất béo - những chất được biết đến với tác dụng làm tăng độ chua của dạ dày.
    6. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
    Bữa ăn càng có nhiều chất béo thì việc tiêu hoá càng chậm và khó khăn hơn. Thức ăn nằm lâu trong dạ dày sẽ làm tăng sự tiết axit dạ dày. Vì vậy, cần tránh ăn nhiều chất béo để đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn và làm rỗng dạ dày.
    7. Các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi
    Các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng không nên uống.
    8. Bạc hà
    Bạc hà là một tác nhân kích thích sự giãn cơ thắt thực quản. Nó cũng tương tự như trường hợp của cà chua.
    9. Gia vị và hương liệu
    Gia vị và hương liệu là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày. Vì vậy, không nên sử dụng những chất này trong bữa ăn hàng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét