THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Thuốc chữa và cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả : Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng viêm tấy đường dẫn thức ăn từ họng vào dạ dày , thông thường bệnh trào ngược dạ dày thực quản chỉ có những biểu hiện nhẹ nên nhiều người không đi khám ,mà để đến khi tình trạng bệnh nặng hơn rất nhiều rồi mới chữa thì lúc đó rất khó khăn . bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà cũng có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư
Thuốc chữa trị bệnh trào ngược dày thực quản
Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Dạ dày sản xuất ra acid chlohyric (HCl) sau bữa ăn để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Lớp niêm mạc ở phía trong dạ dày có tác dụng chống lại sự ăn mòn của acid. Các tế bào của lớp này tiết ra một số lượng lớn chất nhầy có tính chất bảo vệ.
- Lớp niêm mạc của thực quản không có những tính chất này do đó có thể bị acid của dạ dày làm tổn thương.
Bình thường, vòng cơ ở dưới cùng của thực quản được gọi là cơ vòng thực quản dưới, có tác dụng ngăn sự trào ngược lên của acid.
- Cơ vòng này giãn ra trong khi nuốt để thứ ăn đi qua. Sau đó nó sẽ xiết lại để ngăn không cho thức ăn quay ngược trở lại.
- Tuy nhiên trong bệnh GERD, cơ vòng thực quản giãn ra giữa các lần nuốt và làm cho các chất trong dạ dày và acid ăn mòn trào lên và gây tổn thương cho lớp niêm mạc của thực quản.
Không chỉ người lớn mà thậm chí trẻ nhỏ và trẻ lớn cũng đều có thể bị GERD.
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản :
Các triệu chứng quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, trớ nuốt khó. Các triệu chứng không điển hình thường do các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh nhân cảm thấy khó nuốt
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Theo TS. Pfanner, chuyên gia dạ dày - ruột tại Texas (Mỹ), acid bị trào ngược có thể làm sưng tấy mô thực quản dưới, từ đó làm hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó nuốt.
Bệnh nhân cảm thấy ợ nóng nhiều hơn khi nằm nghỉ
- Ợ nóng: Là triệu chứng thường gặp nhất, đó là cảm giác gây ra do các thành phần của dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh nhân thấy nóng rát từ vùng thượng vị, lan ngược lên phía sau xương ức có khi lên tận cổ họng. Ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước.
- Ợ chua: Là hiện tượng do các thành phần acid của dịch dày và/hoặc thực quản trào ngược lại ra vùng hầu họng.
- Nuốt khó: Xuất hiện ở 1/3 số bệnh nhân trào ngược, đó là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức ngay sau khi nuốt. Nuốt khó, hay nghẹn là triệu chứng cần cảnh giác với ung thư thực quản.
Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp các triệu chứng không điển hình hoặc do biến chứng như nuốt đau, nôn, ợ hơi; khàn tiếng, đau họng, ho, tăng tiết nước bọt, hen phế quản… Cần lưu ý là không có sự song hành giữa triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể, ợ nóng nhiều không có nghĩa là tổn thương thực quản nặng, ngược lại có trường hợp bệnh diễn biến âm thầm cho tới khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như loét, chảy máu, hẹp hay ung thư hóa.
Chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và các thăm dò xét nghiệm. Khi chưa có biến chứng, chẩn đoán xác định dựa vào theo dõi pH thực quản 24 giờ. Căn cứ vào từng bệnh cảnh, thầy thuốc có thể chỉ định chụp X-quang, nội soi dạ dày thực quản. Nội soi rất hữu ích cho việc chẩn đoán các biến chứng của bệnh lý trào ngược, kết hợp nội soi và sinh thiết giúp xác định những biến đổi cấu trúc của thực quản, nội soi còn giúp phát hiện các nguyên nhân thực thể giúp thầy thuốc quyết định phương thức điều trị phù hợp.
Bệnh nhân cảm thấy đau ngực :
Khi bị đau tức vùng lồng ngực có thể bạn sẽ nghĩ đó là biểu hiện của bệnh tim. Sự thật đây chính là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Cơn đau này thường kéo dài, lúc âm ỉ lúc lại đau dữ dội, nguyên nhân do nồng độ axit trong dạ dày bị trào ngược ra thực quản.
Bệnh nhân bị ho ,đau họng :
Đó cũng là triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày do lượng axit trào lên tới thực quản, tác động xấu tới dây thanh. Nếu không chữa trị, lâu ngày người bệnh có thể mắc thêm bệnh hen. Ngoài ra, hiện tượng bị đau họng, ho…xuất hiện sau các bữa ăn cũng chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày đang xâm nhập vào cơ thể của bạn.
Bệnh nhân cảm thấy đắng miệng :
Trong một số trường hợp, acid dạ dày có thể trào ngược lên tới cuống họng, tạo ra vị đắng trong miệng, thậm chí có thể gây ngạt. Nếu có hiện tượng này, nhất là vào buổi đêm, nên tới gặp bác sĩ. Theo TS Coyle, một số loại thuốc ức chế enzym dạ dày và giảm độ axit trong dạ dày rất có hiệu quả trong trường hợp này.
Bệnh nhân cảm thấy khàn giọng, đau họng, ho, hen :
Theo TS Pfanner, chuyên gia dạ dày ruột tại Texas , axit dạ dày trào lên thực quản sẽ làm tấy dây thanh. Khác với khi bị cảm lạnh, đau họng hoặc ho do axit dạ dày trào ngược có thể trở nên mạn tính, lâu ngày có thể chuyển biến thành bệnh hen. Nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng, nhất là khi hiện tượng xuất hiện sau khi ăn hoặc không đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi. Đây rất có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn :
Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng buồn nôn nên rất khó để có thể khẳng định đây là một thuộc tính của chứng trào ngược acid dạ dày. Tuy nhiên, theo TS Coyle: Với một số bệnh nhân, triệu chứng duy nhất của chứng trào ngược axit dạ dày mà họ mắc phải là buồn nôn. Nếu cảm thấy nôn nao mà không hiểu tại sao, đó có thể là do hiện tượng trào ngược . Nếu tình trạng này diễn ra ngay sau khi ăn, khả năng bị trào ngược axit dạ dày là khá lớn. Trong trường hợp này, những loại thuốc làm giảm độ axit trong dạ dày sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu.
Bệnh nhân cảm thấy nhiều nước bọt :
Theo TS Coyle, lượng nước bọt tiết ra trong miệng nhiều hơn cũng là một triệu chứng đáng chú ý của chứng trào ngược axit dạ dày. Thực chất, đây là một dạng khác của chứng ợ nóng. Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh sẽ có trạng thái thần kinh và phản xạ tương tự như khi bị nôn.
Bệnh nhân cảm thấy khó nuốt :
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Theo TS Pfanner, axit bị trào ngược có thể làm sưng tấy mô thực quản dưới, từ đó làm hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó nuốt.
Dấu hiệu chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản theo y học hiện đại
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nếu như nó chỉ xảy ra thoáng qua và không gây cảm giác khó chịu. Nếu các triệu chúng này xảy ra thường xuyên, ở một mức nặng hơn, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc gây viêm thực quản thì được xem như là bệnh lý.
Chứng trào ngược dạ dày thực quản được Bác sĩ chẩn đoán, chủ yếu dựa trên triệu chứng mà người bệnh mô tả. Triệu chứng điển hình của Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ chua, ợ hơi, nóng rát sau xương ức, đau rát họng, vị chua trong miệng. Triệu chứng này trầm trọng hơn vào ban đêm, ở tư thế nằm.
Nếu người bệnh có các triệu chứng điển hình này và không có dấu hiệu báo động của bệnh lý nghiêm trọng như: nuốt khó, nuốt đau, sụt cân, chán ăn, thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa, triệu chứng mới xuất hiện gần đây ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), người bệnh sẽ được chẩn đoán Trào ngược dạ dày thực quản và tiến hành điều trị trong khoảng thời gian 4-8 tuần.
Sau giai đoạn điều trị nếu không hết người bệnh sẽ được nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán. Trong việc chẩn đoán cần phải lưu ý xem người bệnh có các triệu chứng cảnh báo như trên hay không. Đó là những dấu hiệu cảnh báo có khả năng có bệnh lý nghiêm trọng như là ưng thư thực quản, ưng thư dạ dày.
Các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng sẽ được dùng đến nếu người bệnh có triệu chứng không rõ ràng, còn nghi ngờ về chẩn đoán, không đáp ứng với điều trị, hoặc có dấu hiệu báo động bệnh lý nghiêm trọng. Phương tiện xét nghiệm thường dùng chẩn đoán Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nội soi thực quản dạ dày. Đo áp lực cơ vòng dưới thực quản, đo pH thực quản chỉ áp dụng cho các trường hợp đặc biệt.
Tây y điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Với những loại thuốc điều trị bệnh này như sau :
- Metoclopramid: Tác dụng trung ương vào vùng lẩy cò, có tác dụng lên các lớp cơ ống tiêu hoá. Nó làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày - thực quản. Tác dụng phụ: gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
- Domperidon: Đây là thuốc kháng dopaminergic ngoại biên, nó cố định vào thụ thể D2 ngoại biên và không qua hàng rào máu não. Có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản do đó làm tăng sự vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược. Thuốc chống chỉ định với chảy máu dạ dày ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ở ống tiêu hoá.
- Sulpirid: có tác dụng làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, giúp giữ cho thức ăn không trào ngược lên thực quản, nó cũng có tác dụng vào hệ thần kinh trung ương như các thuốc ngủ do đó có tác dụng phụ là buồn ngủ, gây hội chứng ngoại tháp, chảy sữa, bất lực...
- Metopimazin: Đây là thuốc chống nôn kháng tiết dopamin có tác dụng chọn lọc trên khu vực lẩy cò hoá học của não thất IV. Thuốc có tác dụng làm thay đổi vận động ống tiêu hoá nhưng không làm tăng sự vơi dạ dày do đó nó không làm cản trở sự hấp thu tiêu hoá cao của các thuốc phối hợp.
- Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo tình trạng bệnh cảnh lâm sàng mà có thể dùng một số thuốc khác như alizaprid, anzemet, zelmac.
Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y:
Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày với những vị thuốc sau đây :
+ Đại hoàng 30g
+ Mang tiêu 30g
+ Chỉ thực 30g
+ Hậu phác 30g
Sắc 15 phút chắt lất nước còn bã đổ thêm nước đun tiếp 15 phút lọc bỏ bã hòa lẫn thuốc chia đều uống mỗi ngày 1 đến 2 thang uống đến khi khỏi hẳn bệnh trào ngược dạ dày mới thôi .
Bài viết trên đây : thuốc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản để có cách chữa hiệu quả và tốt nhất thì bạn cần kèm theo đó là chế độ ăn uống kiêng khem thật phù hợp .
ĐẬU RỒNG CHỮA TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Chắc cũng nhiều người đã nghe đến cách chữa trị bệnh đau dạ dày bằng đậu rồng rồi ! nhưng vẫn còn nhiều bạn chưa hiểu công dụng và cách chữa như thế nào hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết đầy đủ về lọaI cây đậu rồng dùng làm thuốc chữa bệnh :
Đậu rồng già nghe có vẻ xa lạ đối với người miền bắc. Loại đậu này chủ yếu được trồng ở khu vực miền trung và miền nam.
Đậu rồng được coi là nguồn protein quan trọng có thể thay thế protein động vật, đặc biệt tốt cho người già, người ăn chay và có vai trò chống suy dinh dưỡng.
Hàm lượng chất xơ cao và lipid thấp trong đậu rồng giúp cải thiện chức năng đại tràng, chống táo bón, làm giảm cholesterol trong máu, phòng chống béo phì, ngừa bệnh đái tháo đường. Đậu rồng dồi dào chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, E... làm đẹp da, sáng mắt, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa, ung thư, bệnh tim mạch, sắt giúp phòng chống thiếu máu, canxi hàm lượng cao nhất trong các loại đậu có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương, giúp trẻ em hình thành bộ xương và răng chắc khỏe.
Chữa khỏi bệnh đau dạ dày bằng hạt đậu rồng
Chữa bệnh đau dạ dày bằng hạt đậu rồng là một phương pháp tự nhiên được nhiều người chú ý và sử dụng bởi cách sử dụng không quá khó và hiệu quả mà nó mang lại không hề thua kém gì các phương pháp hiện đại, mà không hại gì tới sức khỏe bệnh nhân. Những ai đang gặp phải vấn đề như trên thì có thể tham khảo để giảm cơn đau dạ dày
Nhiều người đã dùng hạt đậu rồng già để chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả, thậm chí chỉ sau 15 ngày là bệnh có thể dứt hẳn.
Cách làm bài thuốc như sau : Hạt đậu rồng già, rang với muối cho vàng thơm hong để cháy.
Cách dùng bài thuốc : Sáng sớm bụng đói, nhai khoảng 10-12 hạt. Nếu không thể ăn hạt đậu rồng già bạn có thể xay nhuyễn chúng ra. Hằng ngày bạn phải ăn 1 muỗng cafe bột này, nhai 20 lần rồi mới nuốt từ từ...
Liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh, nếu người bị nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn.
CÁCH CHỮA BỆNH DẠ DÀY BẰNG MẠCH MÔN
Mạch môn là 1 trong những vị thuốc được đông đảo các thầy thuốc đông y dùng điều trị những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như điều trị bệnh dạ dày hay bệnh viêm đại tràng , hiện nay cũng vậy không những nó vừa mang tính chất an toàn mà mạch môn còn giúp chữa bệnh 1 cách rất hiệu quả . vậy với đông y thì nó có công dụng ra sao và cách chữa bệnh dạ dày bằng mạch môn như thế nào thì mời bạn đọc cùng tham khảo :
Mạch môn hay còn gọi là Lang Tiên. Mạch môn đông mọc phổ biến ở vùng Đông Á, thân rễ ngắn, cây cao từ 10-40 cm. Lá mọc từ gốc, rễ chùm, có nhiều rễ phình thành hình thoi. Ở nước ta hiện nay, cây mạch môn được đưa vào trồng ở nhiều vườn thuốc.
Theo Đông Y, cây Mạch Môn điều trị đau dạ dày là loại thảo dược dược quý có tác dụng điều trị một số bệnh liên quan đến tim mạch, bổ sung âm, điều trị chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Cây Mạch Môn chữa bệnh đau dạ dày có vị ngọt hơi đắng, thể hàn có tác dụng với các kinh tâm, phế, vị và bổ âm. Cây Mạch Môn ngoài công dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày còn có tác dụng chữa ho, điều trị khô lưỡi, không miệng, táo bón.
Bài thuốc và cách chữa bệnh đau dạ dày từ mạch môn :
Mạch môn 12g .
Sa sâm 12g .
Sinh địa 12g .
Thạch hộc 12g .
Đan sâm 8g .
Ngưu tất 8g .
Hậu phác 8g .
Qua lâu nhân 8g .
Sắc nước 3 lần . Cô lại còn 300ml . Chia làm 4 lần uống .
Cách dùng , Ngậm thuốc rồi nuốt từ từ .
Hoặc dùng bài thuốc sau :
Sa sâm mạch đông thang hợp thược dược cam thảo thang: sa sâm 12g, Mạch môn 12g, ngọc trúc 9g, thạch hộc 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, phật thủ 9g. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc nam này có công dụng: điều trị đau thượng vị âm ỉ, chán ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô
Chữa táo bón :
Mạch môn: 12g; Sinh địa: 12g; Huyền sâm: 8g.
Sắc với 400ml nước, lấy 200ml; chia 3 lần/ ngày; uống trước bữa ăn từ 20-30 phút.
Phối hợp với Bán hạ, Đẳng sâm trị lao phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm họng mạn, có hội chứng phế âm hư, ho khan, ho kéo dài…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét