Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016
Nguyệt hạn tháng 2 Tân Mảo
Nguyệt hạn tháng 2 MẬU TÝ
CỰ MÔN Bắc Đẩu Tinh, Âm - Thủy. Mđ: Mão, Dậu. Vđ: Tý, Ngọ, Dần. Đđ: Thân, Hợi. Hđ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tỵ.
- Cơ Thể: Cự Môn là cái miệng. Nếu gặp Hỏa hay Linh thì miệng méo. Nếu ở Tật thì bệnh lại liên quan đến bộ phận sinh dục.
- Tướng Mạo: Dù đđ hay hđ, Mệnh có Cự Môn thì thân hình đẩy đà, thấp, da trắng, mặt vuông vắn, đầy đặn, mắt lộ.
- Ở Hạn: Cự Môn : bị tai tiếng, kiện tụng. Nếu sáng sủa: Cự là quyền tinh, tất dễ thăng tiến, được tín nhiệm, có kiện tụng cũng
thắng. Nếu xấu xa: bị thị phi, tai tiếng, hao tài, đau yếu, có tang, có thể bị bãi chức, bị tai nạn xe cộ, nếu đại hạn xấu thì chết.
* Cự Môn nhập hạn: Hạn đến Cự Môn đắc địa hóa thành Quyền tinh, mưu sự dễ thành, trước dù có họa miệng lưỡi thị phi nhưng thường có
kết quả tốt đẹp. Cự Môn nhập hạn, chủ thường gặp nhiều chuyện buồn phiền, gặp Tang Môn mọi sự không thông suốt. Kẻ sỹ, thứ dân gặp Cự
Môn nhập hạn đều chiêu nạp kiện tụng. Làm quan thường mất chức hoặc có tang vong. Cự Môn đáo hạn hãm địa cực hung, tai vạ vô cớ,
không tránh khỏi có tang sự, phá gia bại sản.
** Cự Môn Khi Vào Các Hạn:
- Cự Môn, Hóa Kỵ: Tai nạn dưới nước hay xe cộ.
- Cự Môn: Bị tai tiếng, kiện tụng.
- Nếu sáng sủa: Cự là Quyền tinh, tất dễ thăng tiến, được tín nhiệm, có kiện tụng cũng thắng. Riêng tại Hợi gặp Lộc, thì có nhiều tiền của
nhưng có thể bị hao hụt nếu mưu đại sự.
- Nếu xấu xa: Bị thị phi, tai tiếng, hao tài, đau yếu, có tang ; có thể bị bãi chức và bị tai nạn xe cộ. Nếu Đại Hạn cũng xấu thì chết.
- Cự Môn, Tang Môn, Hỏa Linh: Đau ốm, tán tài, có tang, có thể bị cháy nhà.
- Cự Môn, Tham Lang, Hao: Thất nghiệp, nội trợ.
-ĐÀ LA:: Bắc Đẩu Tinh, Âm - Kim. Kỵ tinh, Sát tinh. Chủ: sát phạt. Đđ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: can đảm, dũng mãnh, quả quyết,
thích nhanh chóng, sỗ sàng. Hđ: liều lĩnh, hung bạo, độc ác hay giết chóc, phá hoại, gây tai họa, bệnh tật.
- Biểu tượng thức ăn, thức uống: Đà La = Cá nhỏ ở nước ngọt hay rượu mạnh.
- Vật dụng biểu tượng bằng các sao: Đà La = Mực.
- Tướng Mạo: người Mệnh có Đà La đơn thủ thì có thân hình cao dài, hơi gầy, da xám, lông tóc rậm rạp, mặt thô, răng xấu, mắt kém,
chân tay dài, trong mình thường có tỳ vết và thẹo.
- Bệnh Lý: Đà La : Đà là sát tinh, cho nên hay gây hình thương cho bộ phận cơ thể đi kèm.
- Kình Đà giáp Mệnh : có sách cho là nghèo khổ, có khi đi ăn xin. Nhưng luận cứ này không mấy đúng, vì Mệnh giáp Kình Đà thì có Lộc Tồn tọa thủ, chủ về tài lộc, cho nên không thể nghèo khó, có thể là có tiền nhưng phải chật vật vì sinh kế. Nếu có thêm Không Kiếp thì số ăn mày.
* Đà La nhập hạn: Hạn gặp Đà La không phải cát lợi, nên nhẫn nại, khiêm tốn, nếu không có cát tinh tương hợp tất rơi vào tình cảnh như Nam Kha.
Kình Dương, Đà La hiệp Mệnh hay hiệp Thân, thêm Hỏa, Linh, Không, Kiếp, tất chủ tổn thương, nếu Thiên Lộc rơi vào hãm địa chủ hình chồng khắc con.
-THIÊN LA: hiểm ác, kìm hãm. Gây rắc rối, ngăn trở mọi công việc. Chủ: sự bắt bớ, giam cầm.
- Thiên La là một ám tinh, có nghĩa : - Táo bạo, gan góc. - Ác hiểm. Sao này chủ sự bắt bớ, giam cầm, gây rắc rối, ngăn trở công việc.
- Có sách cho rằng Thiên La cũng như Địa Võng có tác dụng : - Gặp sao hung thì thành tốt. - Gặp sao tốt thì thành hung.
Phụ Tinh. Thuộc bộ sao đôi Thiên La và Địa Võng. Gọi tắt là La Võng.
Ý Nghĩa Của Thiên La
Sao Thiên La là một ám tinh, sao này có nghĩa là táo bạo, gan góc, ác hiểm.
Sao Thiên La chủ sự bắt bớ, giam cầm, gây rắc rối, ngăn trở công việc. Thiên La cũng như Địa Võng có tác dụng gặp sao hung thì thành tốt, gặp sao tốt thì thành hung.
Ý Nghĩa Thiên La Và Các Sao Khác:
- Thiên La, Thiên Lương: Tuy táo bạo nhưng trung hậu. Trong ý nghĩa này nếu Thiên La đi với Tử Vi, Hóa Khoa, Thiên Phủ thì đặc tính xấu của nó bị giảm chế đi nhiều.
- Thiên La, Linh Tinh, Đà La, Thiên Mã gặp Tham Lang, Liêm Trinh ở cung Mệnh: Bị bắt giam, bị tử hình.
- MỘ: Thổ. Ngu si, đần độn, u mê. Chủ: sự nhầm lẫn, sự chôn cất. - Cung Phúc Đức an tại Tứ Mộ có Mộ tọa thủ: rất rực rỡ
tốt đẹp. Trong đó có âm phần đã kết phát, ba bốn đời giàu sang vinh hiển.
- Ý nghĩa của Mộ : - Đần độn, chậm, tối, u mê. - Dâm dục. - Chủ sự bại hoại, tiêu tán, khô cạn, ngăn trở công việc. - Chủ sự nghiệp quả.
Chiết giảm phúc thọ.
- Hoa Cái: Kim. Đẹp đẽ bề ngoài, có vẻ uy nghi. Chủ: phú quý quyền thế. Lợi ích cho việc cầu công danh. - Gặp Hổ, Long,
Phượng: kết hợp thành bộ sao Tứ Linh. Chủ: công danh, chức vị, uy quyền. - Gặp Mộc, Diêu hội hợp: có tính dâm đãng.
- Biểu tượng thức ăn, thức uống: Hoa Cái = Hạt đậu to.
- Tính Tình : Hoa Cái được gọi là Đài Các tinh, có nghĩa : - Sự chưng diện, ưa xa hoa, lộng lẫy để có bề ngoài đài các, sang trọng,
quyến rũ. Người có Hoa Cái hay làm dáng, làm đẹp, ham phô trương vẻ đẹp, thích được người khác để ý và yêu đương. - Sự kiểu
cách trong bộ điệu, từ cái nhìn, cái liếc cho đến tướng đi, đứng, ngồi, nằm; trong ngôn ngữ, từ cách nói văn chương bóng bẩy, dí
dỏm, duyên dáng cho đến giọng nói sửa miệng, sửa giọng, lắm khi không tự nhiên hay lố bịch. - Sự ham chuộng các loại thời trang
theo cái gì mới trong xã hội, đua đòi nếp sống tiến bộ văn minh. - Sự khao khát tình ái, một lối ái tình tiểu tư sản hay mới lạ, với sinh
hoạt phù phiếm, xa hoa. Từ đó, Hoa Cái có nhiều ý nghĩa dâm đãng, âm thầm hay công khai.
- Công Danh, Phúc Thọ: Hoa Cái chủ phú quý, sự ngưỡng mộ, sự trọng vọng của người đời. Đây là trường hợp Hoa Cái đi với Long
Trì, Phượng Các, Bạch Hổ thành bộ sao gọi là "Tứ Linh", chủ về công danh, chức vị, uy quyền.
- Tiền Cái, Hậu Mã : Mệnh giáp Hoa Cái phía trước, Thiên Mã phía sau, chủ về phú quý, sang cả.
- Thiên Sứ: Thủy. Buồn thảm, ngăn trở mọi công việc. Đem lại nhiều sự không may, gây tang thương bệnh tật, tai họa.
- Gặp Xương, Khúc: gây tác họa một cách khủng khiếp.
- Thiên Sứ là hung tinh, chỉ dùng để xem hạn, đặc biệt là tiểu hạn, chứ không có ý nghĩa lắm trên toàn cuộc đời.
- Thiên Sứ (chỉ có khi xét vận hạn) : - Buồn thảm. - Xui xẻo, không may, ngăn trở mọi công việc. - Mang lại tang thương, bệnh tật, tai họa.
- Thiên Sứ gặp Lục Sát (cung Hạn) : chết.
- Những Sao giải được Thiên Sứ là : Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Thiên Đồng. Khoa, Lộc, Tả, Hữu, Quang Quý, Khôi Việt. Thiên Giải,
Địa Giải, Giải Thần. Thiên Quan, Thiên Phúc. Tuần, Triệt. Ngoài ra, nếu cung Phúc Đức có nhiều sao tốt và mạnh thì sẽ chế giải khá
mạnh và toàn diện.
* Thiên Thương, Thiên Sứ nhập hạn: Thiên hao nhập hạn cực hung, khiến Khổng Tử tuyệt lương tại nước Trần. Hạn đến Thiên Sứ gặp hạn
cũng rất xấu, đại phú Thạch Sùng cũng phá gia.
** Ý Nghĩa Thiên Sứ Ở Cung Hạn:
- Thiên Thương, Văn Xương hay Văn Khúc: Tác họa khủng khiếp có thể chết non nếu hai hạn cùng xấu.
- Thiên Sứ, Kình Dương, Hỏa Tinh, Thiên Riêu, Cự Môn: Hại của, hại người.
- Thiên Thương, Thiên Sứ: Hay ốm đau (Thiên Sứ) hay rắc rối vì hạn.
- Thiên Sứ, Thiên Cơ, Cự Môn, Thiên Hình: Kiện tụng.
- Thiên Sứ, Thái Tuế: Chết nếu đại hạn xấu.
- Thiên Sứ, Thiên Không, Lưu Hà, Kình Dương đồng chiếu vào hạn: Chết.
- Thiên Sứ, Tang Môn, Bạch Hổ: Có tang. Ở cung nào tang có thể xảy ra cho người đó.
- Thiên Sứ ở Tý, Kình Dương, ĐàLa, Thái Tuế vào nhị hạn: Chết.
- Thiên Sứ gặp Lục Sát: Chết.
- Thiên Sứ ở Tý, Dần: Độc.
- Thiên Sứ, Kình Dương, Đà La: dữ (Tử, Đồng Lương giải được).
- Thiên Sứ , Văn Xương: Khoa trường, thi cử lận đận.
Theo Nguyễn Mạnh Bảo, năm hạn mà gặp sao này không chết thì cũng nguy mạng, nếu thiếu sao giải đủ mạnh.
- Họa sẽ đến mau nếu Thiên Sứ ở Dần,Thân,Tỵ, Hợi.
- Họa sẽ đến thật mau nếu: Thiên Sứ ở Tý, Mão, Thìn, Ngọ, Mùi; Thiên Thương ở Sửu, Mão, Thìn, Dậu, Tuất.
- Bạch Hổ: sao Kim. Bại tinh. Đđ: Dần, Thân, Mão, Dậu. Dũng mãnh bạo tợn, bi thảm. Gây tang thương bệnh tật, tai họa.
Làm hao hụt tài lộc. Nếu Hđ: lại phương hại đến công danh.
- Biểu tượng thức ăn, thức uống: Bạch Hổ = Thực vật ở trên rừng, sơn hào.
- Cơ Thể Trong Người: Bạch Hổ = Xương, Máu.
- Cơ Thể: Tang, Hổ : chỉ có Bạch Hổ chỉ máu xương, còn Tang Môn không có chỉ bộ phận cơ thể nào.
- Bệnh Lý: Tang, Hổ là bại tinh cho nên báo hiệu hai loại bệnh tật : 1. Bệnh về tinh thần, biểu hiện bằng sự âu sầu, u buồn, ủy mị,
bi quan. - 2. Bệnh về vật chất, cụ thể là máu huyết, gân cốt như huyết áp cao, đau gân, đau tim, nhức xương, tê thấp. Đối với phụ
nữ ,có sự đau yếu về kinh nguyệt, về tử cung, có ảnh hưởng đến sinh nở. Những bệnh hoạn này càng rõ rệt nếu Tang Hổ đóng
ở cung Mệnh hay cung Tật, dù tại đó, Tang Hổ đắc địa (ở 4 cung Dần, Thân, Mão, Dậu).
- Danh, Tài, Phúc : Đắc địa, nam Mệnh, thường hiển đạt về chính trị nếu được nhiều văn tinh hội chiếu, hiển đạt về quân sự nếu
được võ tinh đi kèm. Riêng về Phúc, dù đđ, Tang Hổ thủ Mệnh cũng bị mồ côi sớm, có khi mới lọt lòng mẹ. Riêng phái Nữ thì
gia đạo, hôn nhân thường bị trắc trở, phải muộn chồng, phải cưới chạy tang nếu không thì khóc chồng, hoặc đau khổ ưu phiền.
Nữ Mệnh có thể bị nguy hiểm tánh mạng vì sinh đẻ, hoặc phải đau yếu tử cung, hư thai, dù có sinh con cũng hết sức khó nuôi.
- Bạch Hổ lúc nào cũng có Long Đức, Phúc Đức kèm ở hai bên, nhắc nhở phải tri ân thì mới khá giả.
- Bạch Hổ tượng trưng cho lý luận, tích cực tham dự, dấn thân, huênh hoang, can đảm nhưng nóng nảy. Đắc địa tại Dần, Thân, Mão,
Dậu thì nổi danh và giàu có.
- Ở Hạn: Đại, Tiểu Hạn cần lưu ý xem kỹ Tang Hổ và Lưu Tang, Lưu Hổ. Nếu đồng cung thì sự hung hiểm càng nhiều.
** Bạch Hổ Khi Vào Các Hạn:
Có tang trong các trường hợp sau:
- Tang Mã Khốc Hư hay Tang Quả Khốc Hư.
- Bạch Hổ Bệnh, Khách.
- Gặp Lưu Tang, Lưu Hổ, Lưu Khốc, Lưu Hư (có nhiều tang liên tiếp, có đại tang).
- Tang, Hình, Khách.
- Bạch Hổ, Khốc Mã (súc vật chết vì bệnh tật).
- Tang Khách Kỵ Hình: tự ải.
Bị ác thú cắn nếu gặp:
- Hổ Riêu hay Hổ Đà Kỵ Nhật.
- Hổ Đà Hình hay Hổ Khốc Riêu.
- Hổ ở Dần, Địa Kiếp ở Tuất.
Bị kiện tụng, khẩu thiệt, ốm đau nếu gặp:
- Hổ, Phục.
- Hổ, Tuế, Phù, Phủ.
Đại Tiểu Hạn cần lưu ý xem kỹ Bạch Hổ và Lưu Tang, Lưu Hổ. Nếu đồng cung thì sự hung hiểm càng nhiều.
- Thái Âm: Bắc Đẩu Tinh. Âm - Thủy. Mđ: Dậu, Tuất, Hợi. Vđ: Thân, Tý. Đđ: Sửu, Mùi. Hđ: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ.
- Nguyệt chính vị ở các cung Âm, rất phù hợp với người tuổi Âm và sinh vào ban đêm. Đặc biệt vào đêm có trăng từ 10 đến 20.
- Về ngũ hành, Nguyệt thuộc Thủy, sẽ phù trợ đắc lực cho người Mạng Thủy, Mộc, Kim, vì các hành tương hòa, tương sinh.
- Cơ Thể: Nguyệt chỉ 4 bộ phận: mắt bên phải, bộ óc hay trí tuệ, bộ thần kinh và lương tâm. Đối với phái nữ thì Nguyệt có khi
chỉ kinh nguyệt. Những nhận xét về ý nghĩa cơ thể của Thái Dương đều áp dụng cho Thái Âm.
- Bệnh Lý: Nguyệt hãm địa, riêng cho phái nữ thì có nghĩa là kinh nguyệt bất thường. Xem thêm sao Thái Dương.
- Danh, Tài: Nguyệt đóng ở cung Tài hay Điền là tốt nhất. Nguyệt sáng mà bị Tuần Triệt coi như hđ, trừ phi ở Sửu, Mùi thì tốt.
- Phúc Thọ, Tai Họa: Nguyệt hđ hoặc mđ mà bị Sát tinh (Kình Đà, Không Kiếp, Diêu, Hình, Kỵ) thì bị tật về mắt hay chân tay,
đau bụng, mắc tai họa khủng khiếp, yểu tử, phải tha phương lập nghiệp mới thọ. Riêng phái nữ còn phải chịu bất hạnh về
gia đạo như muộn gia đình, lấy kế, lấy lẽ, cô đơn, khắc chồng, xa cha mẹ.
- Nguyệt là Thủy, phải người Mệnh Thủy mới đắc cách. Nguyệt phải ở cung Âm.
* Thái Âm nhập hạn: hạn gặp Thái Âm, nhiều tài lộc, trăm sự thông suốt, hôn nhân tốt đẹp, nhà cửa hưng vượng. Đại, Tiểu hạn gặp Thái Âm thì phúc
lộc không ít, nhưng nếu có Hỏa, Linh xung phá tất tai ách, bệnh hoạn. Hạn gặp Thái Âm hãm địa lại thêm Dương, Đà, Hỏa, Linh là rất hung họa.
** Thái Âm Khi Vào Các Hạn:
- Nguyệt sáng: Tài lộc dồi dào, có mua nhà, đất, ruộng vườn, gặp việc hên, sanh con.
- Nguyệt mờ: Hao tài, đau yếu (mắt, bụng, thần kinh) bị kiện vì tài sản, bị lương tâm cắn rứt, sức khỏe của mẹ, vợ bị kém.
- Nếu thêm Đà Tuế, Hổ: Nhất định mất mẹ.
- Nguyệt Đà Kỵ: Đau mắt nặng, mất của.
- Nguyệt Hỏa Linh: Đau yếu, kiện cáo.
- Nguyệt Hình: Mắt bị thương tích, phải mổ.
- Nguyệt Cự: Đàn bà sinh đẻ khó, đau đẻ lâu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét