8 Loại thức ăn nên kiêng khi bị đau dạ dày
Hiện nay rất nhiều bạn mắc phải căn bệnh đau dạ dày , để thực hiện tốt các biện pháp chữa bệnh dạ dày các bạn hãy chú ý đến 8 loại thức ăn nên kiêng khi bị đau dạ dày dưới đây.
Với những loại thực phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cũng như những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cơ thể người mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng cũng cần bổ sung nhưng có một số loại thực phẩm nếu như sử dụng thường xuyên và quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày và sẽ dẫn đến những biến chứng bệnh dạ dày không mong muốn.
Đường tinh luyện
Đường tinh luyện là một trong những loại thực phẩm ảnh hướng đến sức khỏe của người có bệnh dạ dày mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày .
Sữa
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa khiến tình trạng sức khỏe của dạ dày kém hơn lý do chính là trong sữa có chứa đường Lactose. Khi bị bệnh, các niêm mạc thành ruột rất dễ bị tổn thương, khiến men tiêu hóa đường lactose bị mất đi và hậu quả là đường Lactose không thể tiêu hóa được , tích lũy trong ruột dẫn đến tình hình bệnh sẽ càng tồi tệ hơn.
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa không tốt cho việc chữa trị bệnh dạ dày
Chocolate và chất caffeine
Chất caffeine và chocolate có thể kích thích và làm co thắt dạ dày của bạn. Chất caffeine không tốt với bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Chocolate chứa sữa hoặc các loại hạt có thể gây khó khăn cho đường tiêu hóa của những người không hấp thu được đường lactose hoặc đang bị dị ứng.
Thực phẩm béo
Các thực phẩm béo bao gồm kem, pho mát mềm rất giàu chất béo, lượng chất béo nhiều sẽ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.
Thực phẩm giàu axit
Như các bạn cũng biết thực phẩm chứa nhiều axit có thể gây trào ngược axit. Nếu các bạn muốn bổ sung vitamin hoặc sử dụng trái cây thì nên tránh các loại như cam, quýt, cà chua thay vào đó là nước ép táo hoặc sử dụng nước ép bắp cải để chữ bệnh viêm loét dạ dày .
Gia vị
Khi bị đau dạ dày các bạn không nên sử dụng nhiều gia vị trong món ăn của mình, ngoài ra các loại gia vị đều được chế biến trong món ăn có dầu cũng không phải là lựa chọn khôn ngoan cho căn bệnh này của bạn.
Chất cồn
Bạn có thể chia tay căn bệnh đau dạ dày này không trong khi suốt ngày sử dụng các loại thực phẩm có cồn như bia, rượu,… Chất cồn có thể làm tăng axit trong dạ dày nên đây cũng là loại thực phẩm loại khỏi thực đơn của bạn.
Thực phẩm đóng hộp
Với những lời khuyên bệnh dạ dày phải kể đến những thực phẩm đóng hộp, những loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất bảo quản nên sẽ gây khó chịu dạ dày của bạn.
Trên đây là 8 loại thức ăn nên kiêng kih bị đau dạ dày, các bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và tạo cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh để hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị bệnh dạ dày .
Thực phẩm dành cho người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Nếu người bệnh không áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem đúng thì sẽ dẫn đến việc điều trị bệnh dạ dày không có hiệu quả , thời gian chữa trị kéo dài.
Bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng cần phải có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, kem theo những kiến thức cơ bản về căn bệnh để đưa vào thực đơn hàng ngày những món ăn có ích cho việc chữa trị căn bệnh này.
Thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Ở bài trước chúng tôi đã nhắc đến người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Để tiếp tục đề tài đó hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn thêm 5 loại thực phẩm cực tốt hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Các loại thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Khoai tây
Chắc hẳn không ai xa lạ với loại thực phẩm này, khoai tây không chỉ giúp các bạn có những món ăn ngon, làn da đẹp mà còn là một trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh đau dạ dày, tá tràng.
Khoai tây là thủ đắc lực trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh đau dạ dày, tá tràng
Bạn sử dụng khoai tay để chế biến các loại súp, nấu canh hoặc hầm nhừ để giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày nhé. Không nên sử dụng khoai tây chiên hay xào vì có thể làm bệnh của bạn trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh nhé.
Trái cây không có múi
Nhưng loại trái cây không có chứa các thuộc tính axit là nguyên liệu tuyệt vời để chữa trị bệnh viêm loét dạ dày nhé. Nên tránh các loại trái cây có tính axit cao như cà chua, dứa hay các loại quả có múi như cam, bưởi, quýt,…
Dâu tây
Tỏi
Tỏi là loại gia vị được sử dụng thường xuyên trong các món ăn của gia đình, Tỏi có chất kháng khuẩn và kháng virut rất cao, đẩy lùi và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra tỏi còn bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi bệnh viêm loét dạ dày khi kết hợp với các loại thực phẩm khác như mật ong, ngâm tỏi rượu,…
Gạo nâu
Gạo nâu giúp đẩy mạnh hoạt động của hệ tiêu hóa của bạn. Cung cấp chất dinh dưỡng ,các vitamin và khoáng chất mà không gây cản trở các hoạt động của cơ thể. Vì vậy gạo nâu chính là một trong những lựa chọn tuyệt vời để ăn khi bị viêm loét dạ dày.
Gạo nâu
Pho mát
Pho mát là loại thực phẩm có chứa một số vi khuẩn lành mạnh giúp đẩy lùi vi khuẩn gây loét dạ dày , bên cạnh đó nó giúp phủ một lớp màng bao bọc lên các vết loét, làm xoa dịu cơn đau , ngoài ra nó còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của những vi khuẩn gây hại.
Pho mát
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng lên được thực đơn ăn uống hợp lý. Hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả.
Các món chè tốt cho người viêm loét dạ dày, tá tràng
Người mắc chứng viêm loét dạ dày thường ăn uống không ngon miệng, nhưng việc ăn uống lại có quan hệ mật thiết tới việc tái tạo, phục hồi của dạ dày.
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số món chè , cháo và thức uống tốt cho dạ dày, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh dạ dày.
Các món chè tốt cho người viêm loét dạ dày, tá tràng
- Cháo hạt sen : Sử dụng 30g hạt sen thêm 50g gạo, nấu cháo cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dùng liền trong 1 tháng.
- Chè củ mài – đậu ván : Củ mài 30g rửa sạch thái lát mỏng, gạo 100g, đậu ván 20g. Cho 3 thứ cùng vào nồi thêm nước nấu chè, sau đó nêm đường phèn cho vừa ăn.
- Chè bách hợp – hạt sen: Gao nếp 100g, bách hợp 40g, hạt sen 25g, sử dụng để nấu chè, sau đó dùng đường đen để nêm cho vừa ăn.
- Chè gừng táo mạch nha: Táo đỏ 5 qur, gừng tươi 3 lát, hai thứ cho vào nồi đất nhỏ, thêm nước nấu sôi, thêm 2 muỗng đường mạch nha. Tiếp tục nấu cho đến khi đường tan. Uống nước ăn táo, dùng liền 3 ngày.
- Chè khoai tây: Khoai tây 200g, gọt vỏ rửa sạch thái sợi, cho vào nồi thêm nước nấu chín. Người dạ dày nóng thì thêm ít đường trắng; người dạ dày lạnh chuyển dùng đường đen, uống nước ăn khoai.
- Nước đường cải trắng: Cải trắng (cả cây) rửa sạch thái nhỏ, giã nhuyễn vắt lấy nước, mỗi lần dùng 20 – 30 ml, thêm ít đường trắng, dùng cho người viêm loét dạ dày – tá tràng có xuất huyết.
- Nước rễ cỏ tranh: Rễ cỏ tranh (bạch mao căn) 30g, mấu sen 5 cái, hai thứ cho vào nồi đất thêm nước để nấu. Cho vào một ít nước cốt hẹ, pha với nước đun sôi để nguội.
- Nước gừng hẹ – sữa bò: Hẹ 250g, gừng tươi 25g, hai thứ riêng biệt rửa sạch, thái nhỏ giã nhuyễn, bọc trong vải sạch vắt lấy nước, đổ vào nồi thêm sữa bò nấu sôi. Hằng ngày sáng và chiều uống ngay lúc còn nóng
- Nước khoai tây – cà chua: Khoai tây, cà chua một lượng vừa đủ, hai thứ để riêng, rửa sạch thái nhỏ, giã nhuyễn vắt nước cốt, mỗi thứ nửa ly. Mỗi sáng và chiều dùng 1 lần, dùng liền 10 lần, viêm loét dạ dày – tá tràng mức độ nhẹ chữa lành.
- Nước cải nồi: Cải nồi tươi, rửa sạch thái nhỏ, giã lấy nước cốt 1 ly, hâm hơi ấm, uống trước bữa ăn. Ngày 2 lần, dùng liền 10 ngày là 1 liệu trình. Cũng có thể dùng cải nồi hay cải bẹ xanh rửa sạch bằng nước đun để nguội, giã nhuyễn vắt lấy nước, mỗi lần dùng nửa chén, ngày 1-2 lần.
Các loại chè, cháo và nước uống trên rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viêm loét dạ dày , tá tràng. Đây chỉ là những loại thực phẩm bổ sung thêm những chất có lợi cho dạ dày, các bạn không thể coi đây như thuốc chữa bệnh nhé.
Nếu bạn mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng bạn cần kiên nhẫn điều trị bệnh dạ dàybằng nhiều phương pháp như tây y, chữa trị viêm loét dạ dày, tá tràng bằng phương pháp Đông Y để chữa dứt điểm căn bệnh này nhé.
6 Lời khuyên tạm biệt căn bệnh dạ dày
Các bạn mắc chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng luôn gặp phải những triệu chứng như nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi,… Gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng tôi xin đưa ra 6 lời khuyên giúp bạn tạm biệt căn bệnh đau dạ dày đáng ghét.
Lời khuyên tạm biệt căn bệnh dạ dày
6 lời khuyên dưới đây không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả mà còn là thói quen rất tốt, khuyến khích làm theo để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu 6 lời khuyên tạm biệt bệnh dạ dày sau:
1. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày nên tạm biệt các món ăn, uống lạnh
Bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dạ dày có chức năng tiêu hóa kém hơn rất nhiều so với những người không mắc bệnh , vì vậy khi sử dụng các thực phẩm lạnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đường tiêu hóa, khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Hạn chế ăn đồ lạnh
Bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên uống đồ lạnh sau khi ăn xong vì thức ăn vẫn còn tồn tại trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ lạnh sẽ khiến cho dạ dày phỉ mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa.
2. Không ăn thức ăn có nhiều gia vị
Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống, nếu thực phẩm có quá nhiều gia vị sẽ có cảm giác bị đầy hơi, sình bụng hoặc tiêu chảy thì nên kiêng. Không ăn uống các chất có nhiều axit mạnh hay cafein như trà, cà phê.
Cà phê là món mà người viêm loét dạ dày nên tránh
Kể cả trà xanh tốt cho mọi người nhưng đối với người bị đau dạ dày thì tuyệt đối không nên sử dụng, nó sẽ làm cho cơn đau dạ dày tăng lên.
3 .Ăn theo định hướng
Người mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng cần phải lên những khẩu phần ăn riêng cho mình, cần tuân thủ theo đúng giờ giấc, tập thói quen cho việc hoạt động của dạ dày.
Không nên ăn quá nhanh hay quá chậm sẽ gây áp lực cho dạ dày. Lúc ăn cần nhai kỹ, không nuốt vội thức ăn chưa được nhai kỹ, việc này sẽ khiến thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
Người mắc bệnh không nên bổ sung các chất dinh dưỡng vào buổi tối trước lúc đi ngủ lieu này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày nặng.
4. Các loại thực phẩm cần tránh
Trái cây và rau quả rất tốt cho cơ thể con người, nhưng riêng với bệnh nhân đau dạ dày cần phải lựa chọn những loại trái cây rau quả hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh, có một số thực phẩm cần tránh như súp lơ xanh, bắp cải, dưa chuột, dưa hấu, đu đủ xanh.
- Súp lơ xanh và bắp cải có nhiều chất xơ, rất tốt cho sức khỏe người bình thường nhưng đối với người bị bệnh dạ dày thực phẩm này dễ gây đầy bụng.
- Dưa chuôt, dưa hấu có tính hàn mà người bệnh dạ dày đa phần do tỳ vị hư hàn, ăn vào sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy.
- Qủa dứa có nhiều axit hữu cơ và một số enzyme có tác dụng là tiêu protein, không tốt cho dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
- Đu đủ xanh chứa nhiều papain trong nhựa, chất này sẽ làm niêm mạc dạ dày bị mòn vì vậy người bị đau dạ dày không nên ăn.
- Ngoài ra đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng.
5. Không nên tập thể dục sau khi ăn
Sau khi ăn xong không nên tập thể dục ngay lập tức nhất là đối với những người mắc chứng bệnh đau dạ dày, sau khi ăn bạn nên có thời gian nghỉ ngơi để thức ăn tiêu hóa, dạ dày tập trung “làm việc”.
6. Massage trước khi đi ngủ
Sau khi ăn tối, bạn dành thời gian ra nghỉ ngơi để dạ dày làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quay vùng rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ tiếp theo chà tay ngay vùng bụng dưới. Các thao tác này cực kỳ đơn giản nhưng nó giúp cho dạ day duy trì trạng thái ổn định, kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.
Với những lời khuyên bổ ích trên sẽ cung cấp thêm cho các bạn thông tin bệnh dạ dàynhững thực phẩm cần bổ sung và cần loại bỏ trong thực đơn hàng ngày của các bạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét