Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây + cây trứng cá

11 lợi ích bất ngờ của quả trứng cá với sức khỏe


Ít người biết rằng những lợi ích của quả trứng cá với sức khỏe thực sự rất lớn, dù nó vẫn bị để rụng vô tư mà chẳng mấy ai ăn.
Kháng khuẩn cực mạnh là một lợi ích của quả trứng cá đang bị bỏ phí. Nó được xem như một loại kháng sinh tự nhiên đánh bại tụ cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, nhiễm trùng huyết và các bệnh bạch cầu.
11 loi ich bat ngo cua qua trung ca voi suc khoe hinh 0
Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào
. Ngoài các loại trái cây họ cam, quả trứng cá có thể mang lại lượng vitamin C đáng kể. Ước tính 100g loại quả này chứa 150mg vitamin C. Trong khi đó, vitamin C rất tốt cho nỗ lực ngừa cúm, cảm lạnh. Nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện các vấn đề tim mạch.
Tốt cho bệnh nhân gút. Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Để giảm đau, các chuyên gia khuyên người mắc gút nên ăn chừng 9 – 12 quả/lần. Mỗi ngày ăn ba lần sẽ có tác dụng đáng kể.
Giảm đau đầu. Ngoài tác dụng tích cực cho bệnh nhân gút, quả trứng cá còn góp phần giúp các mạch máu được thư giãn, cải thiện tình trạng lưu thông máu khắp cơ thể. Bằng cách này, nó mang lại hiệu giảm đau đầu nhanh chóng.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, ăn trứng cá giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. Thực tế, sử dụng trứng cá mang lại lợi ích sức khỏe hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường không xa lạ, nó được dùng khá phổ biến ở một số quốc gia trồng nhiều loại cây này.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa. Kết quả phân tích chỉ ra, quả trứng cá chứa nhiều flavonoid và hợp chất phenolic. Khi đi vào cơ thể, những chất này dễ dàng tiêu diệt gốc tự do gây ung thư nguy hiểm.
Chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài vị ngọt thơm dễ chịu, trứng cá còn chứa nhiều chất xơ, carbohydrat, protein, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin B. Nó rất thích hợp để trở thành nguyên liệu cho món mứt, thạch.
Đặc biệt, bên cạnh cách ăn quả trực tiếp, bạn có thể tận dụng lá, quả từ loại cây này bằng cách phơi khô, nghiền nhỏ để pha trà.
Khả năng ngăn ngừa ung thư. Các nhà khoa học tin rằng lá của loại cây này chứa nhiều chất mang lại tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u ung thư. Dù vậy, trước khi đưa ra kết luận chính thức, giới chuyên môn cần tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn để đưa ra liều lượng thích hợp cũng như biện pháp hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Tốt cho người mắc chứng huyết áp cao. Huyết áp cao bắt nguồn từ các thói quen xấu như hút thuốc lá, ăn quá nhiều muối, duy trì chế độ ăn nhiều chất béo hoặc do di truyền. Tình trạng này kéo dài dễ gây nên các cơn đau tim, đột quỵ nguy hiểm. Để cải thiện, bạn có thể thưởng thức trà từ lá, quả trứng cá. Chúng chứa lượng lớn oxit nitric có tác dụng giãn mạch máu, giúp máu lưu thông khắp cơ thể dễ dàng.
Cải thiện tiêu hóa. Bằng cách dùng hoa trứng cá để pha trà, bạn có thể dễ dàng làm dịu cơn đau dạ dày khó chịu, giải quyết chứng khó tiêu. Lưu ý khi pha trà, nên hãm hoa trong nước đun sôi chừng 2 lần để đạt được lợi ích sức khỏe tối đa./.
Theo Tiền Phong




Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây

Hầu hết mọi người đều gọt vỏ trái cây trước khi ăn mà không biết rằng, 
Dưới đây là tác dụng kỳ diệu của vỏ trái cây:

Vỏ chuối

Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.
Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây
Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm làm đẹp rất tốt.
Dùng những miếng vỏ chuối massage nhẹ nhàng lên mặt, sau đó đắp lên những chỗ mụn chừng 30 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Có thể mụn chưa đỡ ngay được. Đối với những bạn sở hữu làn da khô, có thể lấy vỏ chuối chà đều lên mặt, để trong 10 phút, rồi rửa sạch lại với nước, bạn sẽ có làn da sáng bóng mịn màng.
Đồng thời vỏ chuối có tác dụng tẩy trằng răng, bạn có thể đánh răng bình thường bằng các loại kem đánh răng thông thường, sau đó dùng mặt trong của vỏ chuối (phải là vỏ của chuối chín thì mới chứa hàm lượng cao chất potassium) chà nhẹ nhàng vào răng độ 2 phút, các khoáng chất có trong vỏ chuối chín sẽ thấm vào bề mặt răng và làm sáng răng.

Vỏ dưa hấu

Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây
Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
Có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu, hoặc xắt nhỏ vỏ rồi rang khô, sau đó sắc nước uống để trị bệnh viêm, nhiệt, sưng miệng khá hiệu quả. Ngoài ra, vỏ dưa hấu cũng góp vai trò tích cực trong trị mụn trứng cá.

Vỏ táo

Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy vỏ táo có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bởi trong vỏ táo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thành phần tương đương thành phần các loại chất có thể chống ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết . Hơn nữa, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các tế bào kháng ung thư sản sinh thuận lợi.
Táo giúp làm sạch mảng bám ở gốc răng một cách tự nhiên. Chúng cũng giúp tẩy những đốm vàng trên răng. Tuy nhiên, các nhàkhoa học khuyến cáo không nên ăn táo và vỏ táo không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh tình trạng ngộ độc do các loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… gây ra.

Vỏ lê

Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.
Những người hút thuốc nhiều, phổi bị tổn thương nên ăn nhiều loại quả này, và nên nhớ rằng ăn cả vỏ. Bởi vỏ lê chứa nhiều chất kháng khuẩn ở phổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh. Ngoài ra, dân gian ta thường nấu vỏ lê với đường đỏ để trị ho, cảm cúm và giải rượu hiệu quả.

Vỏ dưa chuột

Vỏ dưa chuột có vị hơi chát, tính bình, giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể… Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ Vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi ăn dưa chuột cả vỏ, bạn cần chú ý rửa sạch dưa sau đó ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút để đảm bảo vệ sinh.

Vỏ cà chua

Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây
Chất lycopene trong cà chua được coi là dưỡng chất thiên nhiên giúp chống oxy hóa hiệu quả, có thể phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch, ung thư. Mà dưỡng chất này có hàm lượng rất lớn trong vỏ cà chua. Do đó, khi ăn sống hoặc nấu cà chua, không nên bỏ vỏ.

Vỏ bưởi

Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây
Vỏ quả bưởi y học cổ truyền gọi là cam phao, có vị đắng, cay, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, hòa huyết giảm đau, trị phù thũng. Nếu bỏ phần trắng chỉ lấy lớp vỏ xanh thì lại có tác dụng trừ phong, tiêu đờm, đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho. Các hoạt chất (tinh dầu) có trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, làm giảm gan nhiễm mỡ. Cơm của quả bưởi có vị chua, tính lạnh, chữa chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, ngộ độc. Người ta còn dùng dịch quả bưởi làm thuốc khai vị và bổ giúp tiêu hóa, chống xuất huyết và làm mát cơ thể, giúp tinh thần thư thái.

Vỏ cam, quýt

Vỏ cam, quýt chứa nhiều vitimin C, carotene, protein. Ăn cháo vỏ cam, quýt vừa thơm miệng lại có tác dụng tiêu đờm, trị chứng chướng bụng, khó tiêu. Uống trà vỏ cam, quýt giúp ăn ngon miệng, thông khí, nâng cao tinh thần. Uống rượu ngâm với vỏ cam, quýt có tác dụng tiêu đờm, thanh lọc phổi.

Vỏ bí đao

Đại bộ phận quả bí đao là nước và không có chất béo. Theo đông y, toàn bộ cây bí đao, gồm: thân, lá, quả, vỏ quả và hạt đều là những vị thuốc tốt, không độc. Đặc biệt, vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Ngoài ra, dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.
Cập nhật: 16/06/2014Theo Vnmedia


Mỗi ngày kiễng chân 3 phút điều kỳ lạ gì sẽ xảy ra với cơ thể?

Mỗi ngày kiễng chân 3 phút điều kỳ lạ gì sẽ xảy ra với cơ thể?

Kiễng chân” là cách bạn nâng gót chân lên và hạ chân gót chân xuống một cách nhẹ nhàng. Ngoài việc giúp bạn có một đôi chân thon đẹp hơn thì động tác “kiễng chân” còn giúp tăng cường sức khỏe cực kì tốt.
lợi ích từ đứng kiễng chân
Kiễng chân giúp tăng cường sự lưu thông khí huyết.
Theo y học hiện đại, quá trình kiễng gót chân lên, hạ gót chân xuống như vậy sẽ giúp tăng cường sự lưu thông khí huyết, đồng thời giúp máu dễ dàng lưu thông qua tim. Ngoài ra, động tác “kiễng chân” còn có  điều tiết sự phân bố và hoạt động của dịch cơ thể rất tốt cho người béo phì.
Còn theo y học truyền thống, “kiễng chân” giúp điều dưỡng cơ thể, cải thiện thể chất lẫn tinh thần. Nó có thể giúp bạn cân bằng trạng thái cảm xúc của mình, giúp bạn giải tỏa nhanh cảm giác mệt mỏi, áp lực từ công việc cũng như cuộc sống.

Tốt cho tuyến thận

Dưới lòng bàn chân tập trung rất nhiều huyệt quan trọng của cơ thể. Khi kiễng chân sẽ giúp cho kích thích tuyến mạch ở thận, điều hòa âm dương rất tốt cho thận . Kiễng chân còn giúp trừ phiền muộn, đầu óc tỉnh táo, giữ gìn sắc đẹp.

Giúp chân thẳng, đùi thon

Đùi là nơi tập trung nhiều cơ và các mô mỡ, đặc biệt mỡ tại vùng này thường khá rắn và khó giảm mỡ hơn tại các cơ quan khác trên cơ thể.
Nguyên nhân đùi bạn to là do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong khi cơ thể không sử dụng hết, những chất dinh dưỡng này được chuyển hóa thành mỡ và tích lũy tại các khu vực như đùi, bụng được gọi là mỡ cứng. Vì vậy, để chân thẳng đùi thon bạn chỉ cần kiễng chân 3 phút mỗi ngày!

Chữa bệnh nam giới

Kiễng chân còn có tác dụng cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể. Đặc biệt đàn ông bị mắc bệnh tiền liệt tuyến hoặc bệnh ngứa ở cơ quan sinh dục động tác kiễng chân lên hạ chân xuống sẽ bài trừ được bệnh tật. Động tác này cũng tốt cho những người đi tiểu ra máu.
Dưới đây là các bước thực hiện động tác “kiễng chân”:
Bước 1: Hai chân song song bằng vai, mũi chân hướng về phía trước hơi chếch ra ngoài. Đầu gối buông lỏng, hơi chùng, bụng hóp lại, bàn thân chạm đất.
Bước 2: Bạn đưa 2 gót chân cùng nâng lên khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, giữ người thẳng, ngực hơi ưỡng ra. Sau đó, bạn từ từ hít không khí vào trong cơ thể.
Bước 3: Bạn từ từ đặt gót chân xuống một các nhẹ nhàng, đồng thời thở ra rồi tiếp tục làm lại khoảng 7 lần.
Vì những lợi ích trên các bạn hãy dành ra 3 phút mỗi ngày để có được sức khỏe tốt và thân hình hoàn hảo hơn nhé!

 


lợi  ích từ hạt đu đủ
Hạt đu đủ có thể giúp ích cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Tiêu diệt ung thư

Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị, tiêu diệt tế bào ung thư là hạt đu đủ. Những hạt nhỏ màu đen chứa chất isothiocyanate, chúng hoạt động tốt trong điều trị các loại ung thư đại tràng, vú, phổi, bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt.
Vì vậy, để hạt đu đủ phát huy hiệu quả ngừa và điều trị ung thư, bạn chỉ việc thêm những bột nghiền nhuyễn của hạt đu đủ vào cho chế độ ăn uống hằng ngày.

Giải độc gan và thận

Hãy dùng một muỗng cà phê hạt đu đủ mỗi ngày để giải độc gan. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng hạt đu đủ cũng có thể được sử dụng để cải thiện sức khỏe thận và ngăn ngừa suy thận.
Để dùng hạt đu đủ giải độc gan, hãy xay một số hạt và trộn chúng với nước cốt chanh, uống mỗi tháng một lần.

Giảm viêm khớp

Hạt đu đủ có thể giúp ích cho việc chữa trị nhiều bệnh, bao gồm viêm khớp, đau khớp và sưng do đặc tính chống viêm mạnh của hạt đu đủ.
Hai loại enzym có trong đu đủ và cả hạt đu đủ - gồm: papain và chymopapain - có thể làm giảm viêm nói chung và viêm khớp nói riêng một cách hiệu quả. Để ăn hạt đu đủ, bạn có thể nghiền nát hạt đu đủ bằng chày và cho vào máy xay sinh tố rồi trộn với món xà lách.

Kháng viêm

Để làm giảm các cơn đau, sưng viêm bên trong cơ thể hoặc các khớp, có một cách vô cùng đơn giản là thường xuyên tiêu thụ hạt đu đủ. Chúng có công dụng làm giảm sưng, đỏ và viêm gây đau.

Điều trị xơ gan

Hạt đu đủ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp chữa lành bệnh xơ gan. Điều bạn cần làm là lấy 1 muỗng cà phê hạt đu đủ, nghiền nát và thêm vào ly nước chanh ấm. Tiêu thụ vào sáng sớm sẽ giúp điều trị xơ gan vô cùng hiệu quả.

Ngừa thai

Để ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn, tất cả các bạn cần làm là nuốt một muỗng cà phê hạt đu đủ đã nghiền nát. Cách kì diệu này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì không gây ra  phụ.

Hãy tập thói quen uống nước này mỗi ngày để hưởng sự "kỳ diệu"

Bất ngờ với tác dụng trị bách bệnh của củ sả

Cây sả là một loại gia vị được ưa dùng trong các  nhất là các món có mùi tanh, tuy nhiên ít ai biết sả còn là một loại thuốc quý chữa bệnh thần kì. 
Sức khỏe, chăm sóc, sức khỏe, làm mẹ, chăm con, nuôi con, gia đình, nấu ăn, món ngon, ung thư, gia vị, củ sả, phụ nữ, trị bệnh, thảo dược
Bất ngờ với  trị bách bệnh của củ sả.

Phòng chống ung thư

Trong sả có chứa các chất flavonoid khác nhau hoạt động như những chất oxy hoá giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Theo một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2012 của tạp chí khoa học Châu Âu thì chất flavonoid có trong sả được gọi là luteolin có khả năng đẩy lùi sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Ngoài ra các loại tinh dầu trong sả có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư có trong các loại ung thư gan, ung thư vú và ung thư bạch cầu.

Hỗ trợ tiêu hoá

Dùng sả để pha trà có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau bụng, cảm lạnh và chữa được tiêu chảy. Nó cũng có thể giúp  và ngăn chặn các vấn đề về đầy hơi vì sả có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.

Tinh chất có trong sả sẽ giúp làm giảm huyết áp bằng cách làm tăng tuần hoàn máu và giảm bớt các vấn đề của huyết áp. Ngoài ra, theo các khuyến cáo của chuyên gia thì khi bị tăng huyết áp bạn nên uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp giảm xuống đáng kể.

Giảm đau

Sả được biết đến để làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hoặc các cơn đau như đau lung, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Bạn có thể lấy tinh dầu sả trộn với dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sung tấy sẽ giúp làm giảm cơn đau. Trong trường hợp đau quá thì bạn có thể uống thêm nước sả để giảm cơn đau.

Trị rối loạn kinh nguyệt

Với những phụ nữ bị đau bụng khi đến tháng  rối loạn kinh nguyệt có thể ép sả tươi lấy nước hoặc sắc lấy nước uống sẽ gỉam bớt đau bụng khi đến kỳ và giúp điều hoà kinh nguyệt.


Tốt cho hệ thần kinh

Sả còn giúp hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, Parkinson, co giật, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh. Tinh dầu có trong sả cũng giúp tang cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

Giảm cân

Đối với người Thái Lan, sả không chỉ là gia vị tăng sự ngon miệng và mùi hương quyến rũ cho món ăn mà nó còn có thể giúp giảm cân vì sả cắt giảm các calo trong món ăn. Họ cho rằng, cũng như ớt, vị cay trong sả giúp đốt cháy các chất béo, và không cho chúng tích lũy trong cơ thể.

Hạ sốt

Bạn có thể sử dụng sả để làm giảm các cơn sốt rét , cảm cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống hoặc nếu không ăn được thì có thể giã sả để lấy nước. Phương pháp này khá đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Vừa tiện lợi lại không tốn tiền đi khám  và cả tiền thuốc nữa chứ.

Làm đẹp da

Chất oxy hoá có trong sả sẽ giúp cho làn da bạn trở nên đẹp hơn. Sả cũng rất giàu vitamin A giúp da luôn tươi trẻ và mịn màng. Hơn thế nữa sả còn giúp đánh bay mụn nhọt cũng như mụn trứng cá đang có trên da bạn.
Ngoài ra nếu dùng sả để tắm hoặc xông hơi sẽ có cảm giác thư giãn, thoải mái sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Hãy tập thói quen uống nước này mỗi ngày để hưởng sự "kỳ diệu"


Giảm cân, giảm đau bụng lúc kinh nguyệt, sở hữu làn da sáng mịn, tốt cho hệ tiêu hóa…tất cả nhờ uống nước ấm hàng ngày.



Hơn 60% cơ thể chúng ta là nước, do đó nước rất quan trọng. Khoa học đã chứng minh một người bình thường phải uống ít nhất 10-12 cốc nước mỗi ngày để có một sức khỏe tốt.
Bất cứ dưới hình thức nào, nước ấm hay lạnh, nước tinh khiết hay nước pha chế đều có lợi cho chúng ta.
Để giảm cân, giảm đau bụng lúc kinh nguyệt, sở hữu làn da sáng mịn, tốt cho hệ tiêu hóa…nước là yếu tố quyết định chính. Nhưng, những lợi ích đó sẽ được phát huy tác dụng hơn nếu bạn chịu khó uống nước ấm mỗi ngày.
Vì vậy, hãy tiếp tục đọc những thông tin sau để biết tại sao nước ấm lại là nhân tố cần thiết cho sức khỏe và làm đẹp. Không những thế, trang Boldsky còn gợi ý thêm một số thành phần để một cốc nước ấm phát huy tối đa tác dụng.
Giảm cân
Uống nhiều nước ấm sẽ tăng cường quá trình trao đổi chất và tăng tốc độ lưu thông trong máu. Do đó, nó giúp đốt cháy chất béo và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Uống nước ấm cũng thúc đẩy và kiểm soát cơn đói của bạn.
Để hiệu quả hơn, hãy thêm một chút nước chanh và mật ong, hoặc vài lát gừng hoặc dưa chuột vào cốc nước của bạn.
Thải độc để có một làn da khoẻ mạnh
Các độc tố làm bạn nhanh già đi. Bằng cách uống nước ấm, nhiệt độ của cơ thể tăng, do đó làm toát mồ hôi thường xuyên hơn. Tất cả chất độc và các gốc tự do sẽ bị đào thải qua tuyến mồ hôi.
Thêm một chút nước cốt chanh, mật ong, gừng, dưa chuột hoặc lá bạc hà…trong cốc nước ấm có thể giúp mồ hôi thoát ra nhiều hơn, thải độc hiệu quả hơn.
Giảm tắc nghẽn cổ họng và mũi
Nước ấm là một phương thuốc tự nhiên điều trị viêm họng và các bệnh thông thường như ho và cảm lạnh. Tắc nghẽn mũi cũng bị xử lý ngay nhờ nước ấm.
Bạn có thể thêm chanh, mật ong, gừng, lá húng quế hoặc một số lát lô hội để nhanh chóng đánh bay các triệu chứng khó chịu.
Giảm đau bụng kinh
Trong những ngày đèn đỏ này, chị em không chỉ cần đến những túi chườm nóng để giảm các cơn đau mà nên uống thêm nước ấm để làm giãn cơ bụng của bạn.
Do đó, những cơn đau bụng kinh sẽ giảm. Thêm một chút túi trà lá mâm xôi vào cốc nước ấm để thêm hiệu quả.
Tóc đẹp
Uống một cốc nước ấm sẽ giúp bạn có một mái tóc óng mượt và mềm mại. Nước ấm cung cấp năng lượng và kích thích các dây thần kinh ở chân tóc. Nó khôi phục sức sống tự nhiên của mái tóc.
Thêm một chút mật ong và nước cốt chanh vào cốc nước ấm để việc sở hữu một mái tóc mềm mại, óng ả không phải là chuyện khó.
Tốt cho tiêu hóa
Uống một ly nước ấm vào buổi sáng khi đói bụng có thể giúp cơ thể thải độc. Uống đều đặn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng tích tụ chất béo trong đường ruột, làm cho đường ruột khỏe mạnh.
Uống nước ấm nhớ thêm một ít chanh hoặc lát gừng để hệ tiêu hóa “hoàn hảo” hơn.
* Theo Boldsky
theo Trí Thức Trẻ

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới - Bài tập Thể Dục

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới


Các triệu chứng của chân bạn như vậy có thể là triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như phù, chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Suy tĩnh mạch, về mặt lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều. Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đã xác định bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân gây ra do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
-Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già).
-Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng, làm việc trong môi trường ẩm thấp, béo phì... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
Phẫu thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ dòng chảy ngược - nguyên nhân gây tăng áp lực trong tĩnh mạch.
Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như phẫu thuật, chích xơ, đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch.
Riêng đối với suy tĩnh mạch sâu, đang có hai luồng quan điểm: sửa chữa van hoặc làm vững thành tĩnh mạch bằng phẫu thuật. Các phẫu thuật này thường rất khó, kết quả ngắn hạn và trung hạn tốt nhưng về dài hạn không như mong muốn nên chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị loét chân do suy tĩnh mạch sâu mà điều trị bằng các phương pháp khác không khỏi.
Với trường hợp của bạn nếu uống thuốc không khỏi bạn cần đi siêu âm doppler màu mạch máu để đánh giá lại mức độ suy tĩnh mạch. Tuy nhiên theo như triệu chứng bạn mô tả thì đó mới là giai đoạn đầu của bệnh và mức độ nhẹ. Nên bạn có thể kết hợp uống thuốc với tập luyện, giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. 

Bạn có thể tham khảo các bài tập dành cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới như sau:

Bài tập khi ngồi lâu:
Khi bạn ngồi lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.
1. Nâng cẳng chân: Thực hiện luân phiên nâng chân phải, chân trái 10 lần. Tiếp theo nâng cả 2 chân: làm 10 lần
2. Nhón chân: thực hiện luân phiên nhón chân phải, nhón chân trái 10 lần. Tiếp theo nhón cả 2 chân cùng một lúc
10 lần.
3. Gập và uốn cong bàn chân: Gập bàn chân phải hướng vào cơ thể, sau đó uốn cong về phía trước: thực hiện 10
lần. Rồi đổi sang bàn chân trái.
4. Xoay cổ chân: chân phải: xoay cổ chân bàn chân qua bên phải 5 lần. Sau đó đổi qua chân trái. Tiếp theo xoay cổ
chân cả 2 chân cùng một lúc theo 2 hướng khác nhau, mỗi hướng 5 lần.
5. Di chuyển 2 chân lên xuống: chân trước bước lên gót chạm đất, chân sau m ũi chân ch ạm đất, thực hiện 20 lần.
6. Nâng chân lên và đạp ra xa: nâng chân lên=> gập bàn chân => sau đó đạp chân ra xa. Thực hiện luân phiên chân phải chân trái 10 lần.
Bài tập ở tư thế đứng:
Khi bạn phải đứng lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.
1. Gập và uốn cong bàn chân
2. Xoay cổ chân
3. Đi tại chổ, nâng cao chân: 20 bước
4. Ngồi xuống và đứng lên nhón chân: 20 lần
5. Đi nhón chân: 20 bước
6. Đi bằng gót chân: 20 bước
Bài tâp ở tư thế nằm:
1. Gập và uống cong bàn chân
2. Xoay cổ chân
3. Bắt chéo chân: nâng chân lên rồi bắt chéo chân kia, thực hiện luân phiên mỗi chân 10 lần.
4. Đạp xe đạp: nâng 2 chân lên và thực hiện động tác như đạp xe đạp: thực hiện 20 lần.
Chúc bạn khỏe mạnh!

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả

Chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả



Căn bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn. Có rất nhiều cách để chữa căn bệnh khớp này. Trong đó, có phương thức chữa đau khớp bằng quả sung hầm thịt lợn nạc.
Đau khớp
Căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). 
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai, đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.
Để loại bỏ căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn, có rất nhiều cách để chữa căn bệnh khớp này. Trong đó, có phương thức chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả, đó là chữa đau khớp bằng quả sung.
Chữa đau khớp bằng quả sung
chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả 2
Dược liệu tốt.
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi...
Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa...
Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da... Theo "Bản thảo cương mục" thì nó trị được các chứng như trĩ, đau cổ họng.
Còn "Giang Tô thực vật chí" cho rằng, chất nhựa trắng trong quả sung tươi có thể bôi ngoài da trị khỏi mụn cóc. Theo Vân Nam trung thảo dược thì sung bổ tỳ vị, chữa đi ngoài, tiêu viêm, thông khí...
Lấy quả sung hầm với thịt lợn nạc ăn trị chứng viêm khớp.
Cách chế biến: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Ăn hằng ngày có thế chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả!

6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả

6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả
theo Phụ nữ today

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp.



Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.
Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.
Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:
1. Ngải cứu trắng nướng nóng:
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:
http://i899.photobucket.com/albums/ac197/pictureofvienmy/Khoe%20Dep/ngamchanvoinuoclanh.jpg
Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g:
Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.
4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:
5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính:
Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.