Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Thuật Ngữ Trong Tử Vi & Những điều quan trọng

Những người mới học thường không biết bắt đầu từ đâu và cũng chưa quen thuộc với "ngôn ngữ" tử vi. Khi đọc các tài liệu sẽ cực kỳ cảm thấy mông lung, chính vì vậy với phương châm "dẫn dắt" người bình thường đến với tử vi, chúng tôi sẽ chỉ dẫn từng bước để mọi người có thể có cái nhìn khái quát nhất để tiếp xúc với bộ môn tử vi từ cơ bản đến nâng cao.

Xem Thêm: 

1. Điểm mấu chốt khi học luận đoán lá số tử vi

2. Cách xem đại hạn, tiểu hạn trong tử vi

- Thuật ngữ chỉ vị trí thuận lợi, hoặc bất lợi của các sao - 


1. Miếu địa 

Vị trí tốt đẹp nhất đối với một sao. Miếu địa ví như nơi mà sao đó được thờ kính.

2. Vượng địa 

Vị trí thuận lợi đối với một sao.

3. Đắc địa 

Vị trí hợp với một sao.

4. Bình hòa 

Vị trí không làm cho sao thêm sáng sủa, mà cũng không làm cho sao bị mờ ám.

5. Hãm địa 

Vị trí bất lợi đối với một sao, làm cho sao đó bị mờ ám.

6. Sao tọa thủ 

Sao đã được an tại một cung.

7. Sao đơn thủ 

Sao đã được an tại một cung, nhưng không gặp Chính diệu khác cũng tại cung đó.

8. Nhiều sao tọa thủ đồng cung 

Nhiều sao đã được an tại cùng một cung.

9. Nhiều sao hội hợp 

Nhiều sao gặp nhau tại cùng một cung, hay chiếu lẫn nhau.

10. Sao sáng sủa tốt đẹp

Sao có đặc tính tốt, hay sao đã được an tại một trong những vị trí mà đối với sao đó là miếu địa, vượng địa, đắc địa.

11. Sao mờ ám xấu xa 

Sao có đặc tính xấu, hay sao đã được an tại vị trí mà đối với sao đó là hãm địa.

- Một vài thuật ngữ chung-

1. An sao: là những phương thức để xác định vị trí của khoảng 110 sao lên trên địa bàn

2. Âm dương: là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. ÂM thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại … đối lập nó là DƯƠNG thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn … Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên Âm và Dương được gọi là triết lý Âm Dương. Đây cũng là triết lý xuyên suốt môn tử vi.

3. Ngũ Hành: Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

4. Thiên can (gọi tắt là can): là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Gồm 10 can chia theo âm dương thì 5 can âm, 5 can dương, mỗi nhóm can âm, can dương lại phân ra ngũ hành là kim mộc thủy hỏa thổ. Can tính Dương gồm: Giáp hành mộc, Bính hành hỏa, Mậu hành thổ, Canh hành kim, Nhâm hành thủy. Can tính Âm gồm: Ất hành mộc, Đinh hành hỏa, Kỷ hành Thổ, Tân hành kim, Quý hành thủy

5. Địa chi (gọi tắt là chi): là Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi (dân gian gọi là 12 con giáp). Tổng cộng 12 chi, phân ra ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chỉ có Thổ là 4 địa chi gồm Thìn Tuất Sửu Mùi. Thìn Tuất lại còn gọi là Thiên la Địa võng – Thìn là Thiên la, Tuất là Địa võng. Cụ thể

Tý (chuột) – Dương thủy; Sửu (trâu) – Âm thổ; Dần (hổ) – Dương mộc; Mão (mèo) – Âm mộc; Thìn (rồng) – Dương thổ; Tị (rắn) – Âm hỏa; Ngọ (ngựa) – Dương hỏa; Mùi (dê) – Âm thổ; Thân (khỉ) – Dương kim; Dậu – Âm kim; Tuất (chó) – Dương thổ; Hợi (lợn) – Âm thổ.

6. Ngũ hành sinh khắc :

Ngũ hành tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim

- Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thuỷ sinh mộc)
- Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hoả)
- Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)
- Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)
- Kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thuỷ)

tuvitoantap.blogspot.com
Ngũ hành tương sinh - tương khắc
Ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim

- Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)
- Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thuỷ)
- Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thuỷ khắc hoả)
- Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)
- Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)

7. Địa chi lục hợp

Tý Sửu hóa hợp thuộc Thổ, Dần Hợi hóa hợp thuộc Mộc, Mão Tuất hóa hợp thuộc Hỏa, Thìn Dậu hóa hợp thuộc Kim, Tị Thân hóa hợp thuộc Thủy, Ngọ Mùi hợp, Ngọ là Thái dương, Mùi là Thái âm.

8. Địa chi lục xung

Khái niệm “xung” ở đây có nghĩa là “động”, chính là quan hệ bản cung và đối cung. Không phải giống như luận “xung phá”. Nguyên tắc:

Tý Ngọ tương xung, Sửu Mùi tương xung, Dần Thân tương xung, Mão Dậu tương xung, Thìn Tuất tương xung, Tị Hợi tương xung

9. Địa chi tam hội

Địa chi tam hội cục, trong môn đẩu số cùng với Địa chi lục xung ở trên cùng rẩt quan trọng, đó là vị trí cung tam phương và cung đối. Là các cung có ảnh hưởng khi luận đoán. Nguyên tắc:

Thân Tý Thìn tam hội Thủy cục, Hợi Mão Mùi tam hội Mộc cục, Dần Ngọ Tuất tam hội Hỏa cục, Tị Dậu Sửu tam hội Kim cục

10. Cung:

Là 12 ô vuông xung quanh Thiên bàn, được đặt tên theo mười hai địa chi là Tý, Sửu.v.v.. đến Hợi, mỗi cung phản ảnh một lĩnh vực, một mặt của đời sống một con người qua những liên hệ công danh, tiền bạc, bạn bè, vợ con, phúc đức, cha mẹ… Các cung trên địa bàn lần lượt là: Mệnh, Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Phu thê, Huynh đệ.

Trên lá số , các cung còn có tên gọi như sau

Tứ Sinh: Bốn cung Dần Thân Tị Hợi (còn gọi là Tứ mã chi địa – đất của Thiên mã)
Tứ Mộ: Bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi
Tứ Chính: Bốn cung Tí Ngọ Mão Dậu (Đào hoa chi địa – đất của Đào hoa)

11. Bản cung

Bản cung (bản phương) là một từ riêng để gọi cung đang xem xét. Xem xét Mệnh cung thì Mệnh cung là bản cung, nghiên cứu Phu Thê cung thì Phu Thê cung là bản cung. 12 cung trên lá số đều có thể là bản cung.

12. Đối cung

Đối cung (đối phương): tức cung ở vị trí đối diện với bản cung (xem địa chi lục xung)
Khi luận bản cung cát hung thì đối cung có ảnh hưởng lớn, tầm quan trọng chỉ đứng sau bản cung. Trên lá số thì Tý Ngọ, Sửu Mùi, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi là các cung đối chiếu, vậy là đối cung của nhau

13. Tam hợp:

Chỉ các cung thuộc nhóm Địa chi tam hội: Thân Tý Thìn, Hợi Mão Mùi, Dần Ngọ Tuất, Tị Dậu Sửu. Ví dụ cung Tý là Bản cung thì tam hợp là hai cung Thân, Thìn. Cung Dậu là Bản cung thì tam hợp là hai cung Tị, Sửu.

14. Tam phương tứ chính:

Tam phương: dùng khi xét các cung thuộc nhóm tam hợp. Tứ chính: dùng khi xét các cung thuộc nhóm Tứ sinh hoặc Tứ chính hoặc Tứ mộ.

15. Lân cung ( lân phương )

Chỉ hai cung trước và sau bản cung. Ví dụ mệnh cung là bản cung, thì phụ mẫu, huynh đệ là hai lân cung. Đối với mệnh cung thì lân cung cũng có ảnh hưởng, tuy nhiên ảnh hưởng ít hơn đối cung và tam hợp cung. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ (cách giáp)

16. Giao hội

Chỉ các sao ở bản cung, đối cung, tam hợp cung khi hội hợp. Bản cung, đối cung, tam hợp cung có thể là một chỉnh thể dùng để luận đoán, đặc biệt khi luận cát (tốt) hung (xấu) của mệnh cung thì cần phải phân ra mức độ quan trọng của các cung đối và tam hợp

17. Thủ chiếu

Sao ở tại bản cung thì gọi là “thủ”, “chiếu” là chỉ các sao tại tam hợp và đối cung, có thể gây tác động đến bản cung. Ví dụ như “tứ sát thủ chiếu phu thê cung” tức là chỉ Dương Đà, Hỏa Linh bốn sao đó có tại cung Phu thê, cung Quan lộc (đối cung) và cung Thiên di, Phúc đức cùng hội hợp

18. Lục Thân cung: các cung Mệnh, Huynh, Phu thê, Tử tức, Nô bộc, Phụ mẫu.

19. Đại vận (hay còn gọi là đại hạn): chỉ vận hạn trong 10 năm.

20. Tiểu vận (còn gọi là tiểu hạn): chỉ vận thế trong 1 năm

21. Tam cát: Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa khoa

22. Tứ Hóa: Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa khoa, Hóa kỵ

23. Lục cát: Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật

24. Tứ sát: Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la

25. Lục sát: tứ sát thêm Địa không, Địa kiếp

26. Lưu niên (hay còn gọi là thái tuế): chỉ vận thế trong năm đó (năm lưu thái tuế)


Những điều quan trọng là mấu chốt cần lưu ý khi luận giải lá số Tử Vi

Để luận giải một lá số Tử Vi cần rất nhiều yếu tố, người luận giải phải hết sức tinh tế xem xét trong mọi trường hợp có thể và phải dè dặt, suy nghĩ kĩ càng khi đưa ra đáp án. Đối với nhiều trường hợp tương đối dễ luận giải thì có thể cho kết quả ngay. Nhưng nếu gặp những trường hợp khó khăn hơn cần phải suy nghĩ cẩn trọng, đối chiếu các dữ kiện một cách xác đáng mới có thể đưa ra dự đoán.
tuvitoantap.blogspot.com
Các yếu tố cơ bản: các cung, phương vị, ngũ hành....của các cung trong một lá số tử vi
Đối với những người mới học tử vi, việc luận đoán phải bắt đầu từ những bước đơn giản. Học thật, nắm kỹ những quy tắc nhất định để từng bước tăng tiến vững chắc trong con đường huyền học lý số.
Để các độc giả và người mới học nắm được cách luận đoán chi tiết một lá số tử vi, chúng tôi sẽ từng bước trình bày tổng quát phương pháp luận giải dựa theo kiến thức của những tiền bối đi trước.
Sau đây sẽ là những điểm cẩn lưu ý trước tiên nhất khi quan sát một lá số tử vi, chuẩn bị cho quá trình luận giải.

Xem thêm:

1. Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản trong tử vi
2. Cách xem đại hạn và tiểu hạn trong tử vi

1.1. Yếu tố Thuận lý - Nghịch lý 

Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giới sinh

Thí dụ: Năm sinh thuộc âm, tháng sinh cũng thuộc âm là thuận, ngày sinh thuộc dương, tháng sinh lại thuộc âm là nghịch. Nếu năm sinh, tháng sinh, ngày sinh và giờ sinh đều thuộc dương cả hay âm thì rất tốt.

1.2. Tương sinh - Tương khắc 

Tương sinh hay tương khắc giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giờ sinh

Thí dụ: Năm sinh thuộc Mộc, tháng sinh thuộc Hỏa là năm tháng tương sinh. Ngày sinh thuộc Thủy, giờ sinh thuộc Hỏa là ngày, giờ tương khắc. Nếu năm sinh tháng, tháng sinh ngày, ngày sinh giờ, như năm thuộc Hỏa sinh tháng thuộc Thổ, tháng thuộc Thổ sinh ngày thuộc Kim, ngày thuộc Kim sinh giờ thuộc Thủy, như vậy số rất qúy. 

1.3. Tương hợp - Tương phá 

Hợp hay phá giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giờ sinh. Cần phải xem Can, Chi của năm, tháng và ngày giờ.

1.4. Bản Mệnh - Cục

Tương sinh hay tương khắc giữa Bản Mệnh và cục

Thí dụ: Kim Mệnh, Thủy Cục là tương sinh, vì Kim sinh Thủy. Nếu ngược lại, Cục sinh Bản Mệnh, như Kim Mệnh, Thổ Cục, cũng được tốt đẹp, nhưng không bằng Bản Mệnh sinh Cục. Bản Mệnh khắc Cục: rất xấu dù toàn thể lá số có tốt chăng nữa, độ số cũng bị chiết giảm một phần. 

1.5. Năm sinh - Cung Mệnh 

Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh và cung an Mệnh
Thí dụ: Sinh năm Tý thuộc Dương, an Mệnh tại cung Dần cũng thuộc Dương là thuận lý.

1.6. Chính tinh cung Mệnh 

Chính diệu thủ Mệnh (các sao thuộc Tử Vi tinh hệ và Thiên Phủ tinh hệ)

- Miếu địa? Vượng địa? Đắc địa? Hãm địa?
- Có hợp Mệnh không? Sinh Mệnh hay Khắc Mệnh?

Nếu cung an Mệnh không có Chính diệu, gọi là Mệnh vô Chính diệu, cần phải xem đến Chính diệu xung chiếu và trung tinh bàng tinh tọa thủ, hội hợp.

Thí dụ: Kim Mệnh, Chính diệu thủ Mệnh, cũng thuộc Kim là hợp. Kim Mệnh, Chính 
diệu thủ Mệnh thuộc Thổ là Chính diệu sinh Mệnh rất tốt. Nếu ngược lại, Kim Mệnh, 
Chính diệu thủ Mệnh thuộc Thủy là Mệnh sinh Chính diệu, rất xấu. Kim Mệnh, 
Chính diệu thủ Mệnh thuộc Hỏa là Mệnh khắc Chính diệu, lại càng xấu hơn nữa. 

1.7. Cung Mệnh - Cung Thân 

Tốt hay xấu của Mệnh và Thân. Cân nhắc xem cung an Mệnh và cung an Thân, để biết cung nào tốt cung nào xấu.

1.8. Cung Phúc Đức 

Tốt hay xấu của Phúc Đức. Xem cung Phúc Đức có nhiều sao tốt hay có nhiều sao xấu.

1.9. Chính tinh các cung 

Vị trí của các Chính diệu trên 12 cung: Miếu địa? Vượng địa? Đắc địa? Hãm địa? Có đúng chỗ không?
(Tài tinh ở cung Tài, Qúy tinh ở cung Quan, Phúc tinh ở cung Phúc,... thế là đúng chỗ).

1.10. Tứ Hóa 

Vị trí của Tứ Hóa trên 12 cung: Có được việc không?
(Hóa Quyền ở cung Quan, Hóa Lộc ở cung Tài,... thế là được việc).

1.11. Lục Sát 

Vị trí của Lục Sát (Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp) trên 12 cung

1.12. Vận hạn 

Đại hạn mười năm vận hành trên 12 cung. Xem lần lượt từng đại hạn một, để biết đại hạn nào tốt, đại hạn nào xấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét