Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Dấm táo mèo có thể dùng khi nào?

Tác dụng của rượu táo mèo

Rượu táo mèo là một trong những đồ uống dân dã của người dân vùng núi Tây Bắc. Quả táo mèo có tác dụng giúp giảm cân, ăn uống ngon miệng, hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan, hạ lipid máu rõ rệt và giảm xơ vữa động mạch.

Giúp ăn uống ngon miệng


Theo y học cổ truyền, sơn tra (tức quả táo mèo) tính hơi ấm, có vị chua ngọt, quy kinh tỳ, can, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, có tác dụng giúp tiêu hoá do tăng bài tiết pepsin dịch vị và axit mật. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều dầu mỡ và thịt, trẻ em ăn sữa không tiêu… Nhờ đó, rượu táo mèo giúp ăn uống ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Thực nghiệm invivo cho thấy, dịch chiết xuất từ sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli, trực trùng lị, thương hàn, bạch hầu, và tụ cầu vàng khá mạnh. Khi sao đen (hay còn gọi là sơn tra thán), quả táo mèo có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử, làm giảm nhu động ruột, giảm kích thích thành ruột, cầm tiêu chảy, kiết lị do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, làm giãn động mạch vành, cường tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp; ức chế và chống co thắt quá trình ngưng tập tiểu cầu, trấn tĩnh an thần; tăng cường công năng miễn dịch, bảo vệ tế bào gan; điều chỉnh huyết áp cao, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch; giảm béo phì, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực; phòng ngừa lị trực khuẩn cấp, tiêu chảy, viêm ruột cấp do nhiễm giun sán, hậu sản, ứ trệ gây đau bụng, viêm cầu thận cấp và mạn tính, …

Một số thuốc có chứa chiết xuất sơn tra

Viên Sơn Tra Giáng Mỡ (mỗi viên chứa 0,06g bột chiết sơn tra) đã được các nhà y học Trung Quốc dùng để điều trị cho bệnh nhân rối loạn lipit máu. Liệu trình điều trị 4 tuần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Kết quả cho thấy, nồng độ triglycerid và cholesterol huyết thanh giảm với tỷ lệ 88% và 76%.
Người châu Âu đã sử dụng quả táo mèo để làm thuốc từ thế kỷ I trước Công nguyên. Vào những năm của thập niên 70 thế kỷ trước, vai trò của sơn tra trong việc giãn mạch, giảm mỡ máu, điều hoà huyết áp và tăng cường chức năng tuần hoàn đã được chứng minh. Chiết xuất sơn tra là một trong những thành phần của hơn 100 đặc chế trị bệnh tim mạch như: Eurython, Crataegutt, Esbericard, Cratamed...
                         

Chất nào trong táo mèo bảo vệ tim mạch?


Theo Giám đốc viện Y học cổ truyền, Portland, Oregon, TS Dharmananda các tác dụng sinh học của sơn tra có liên quan đến bốn nhóm hợp chất chủ yếu: (1) các dẫn xuất Triterpene (oleanolic axit, ursolic axit), (2) các flavonoid (hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, vitexin rhamnosides), Oligomeric procyanidins và flavans (catechin, epicatechin polymers), (3) các phenolic đơn giản (chlorogenic axit, caffeic axit), (4) các axit hữu cơ (tartaric,citric, ascorbic).
Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, giãn mạch vành, giảm xơ vữa động mạch, tăng nhịp tim và có tác dụng tốt trong các trường hợp nghẽn mạch máu tim. Theo kết quả thực nghiệm được ghi nhận tại phòng thí nghiệm dược lý thuộc Viện cây thuốc và tinh dầu Nga, chiết xuất sơn tra có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt; cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm triglycerid, cholesterol và độ quánh của máu và fibrinogen…


Táo mèo có tác dụng giảm cân


Với những người béo phì, và đặc biệt là người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao, táo mèo là loại quả rất tốt cho việc giảm cân. Còn với những người hay bị đầy bụng do ăn đồ mỡ, chiên xào nhiều, táo mèo sẽ giúp giảm lượng chất béo no không tốt hấp thụ vào cơ thể, nhanh chóng làm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, giúp bạn có vóc dáng thon gọn và sức sống tràn đầy.

(Theo PGS.TS.DS NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
PHÓ TRƯỞNG KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN;
TRƯỞNG BỘ MÔN BÀO CHẾ, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM)

Dấm táo mèo có thể dùng khi nào?

1/ Khi bị cao huyết áp : Mỗi ngày uống 4 cốc nước ép táo hay nho trong hay ngoài bửa ăn, có thêm 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong. Ăn ngô thay cho bột mì và gạo. Kiêng ăn mặn.
2/ Hay chóng mặt : Mỗi ngày 2,3 lần, mỗi lần 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm + mật ong. Sau 15 ngày sẽ giảm, 1 tháng sẽ khỏi.
3/ Đau họng : Mổi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước có fa 1 thìa giấm + 1 thìa mật ong. Khi bắt đầu đỡ thì 2 giờ 1 lần, sau 12 giờ sẽ khỏi. Nếu có vi trùng Streptocope thì sau 24 giờ cũng khỏi hẵn.
4/ Viêm khớp : Mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước fa 10 thìa nhỏ giấm táo và mật ong đủ ngọt :
– Sau 1 ngày khỏi 20 %.
– Sau 4 ngày khỏi 50 %.
– Sau 1 thang khỏi 70 %.
Rồi sẽ khỏi hẵn kể cả đau đầu, đau gáy.
5/ Đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với 1 thìa lớn giấm táo (thìa ăn xúp) và một thìa nhỏ tinh dầu thông ( essence thérébenthine ) bôi lên mặt da chổ nhức và xoa mạnh.
6/ viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt : Mỗi ngày uống vào bữa ăn một cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong (nhả bã). Bài này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.
7/ Đau bàng quang : Mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong thì nước tiểu sẽ rất tốt.
8/ Viêm thận : (Pyelite) nước tiểu có mủ, hằng ngày đếu đặn trong bữa ăn uông 1 cốc nước co fa 2 thìa giấm táo + mật ong cho đến khi khỏi hẵn.
9/ Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Để 1 bình nước fa sẵn 3 thìa nhỏ giấm táo + một tách mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi đi ngủ uống 2 thìa nhỏ, thường sau ½ giờ là ngủ được. Nếu sau 1 giờ chưa ngủ được lại uông 2 thìa nữa. Cứ mổi lần thức giấc khó ngủ lại uống tiếp 2 thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng tiếp mãi mãi.
10/ Nhức đầu mãn tính : Dùng giấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng hàng ngày. Ban đầu, ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong fa vào 1 cốc nước. Nếu bệnh chưa khỏi thì tăng dần đến khi có hiệu quả.
11/ Béo phì, thừa cân : Đều đặn hàng ngày : 2 thìa giấm tào + mật ong fa vào một cốc nước, uống sau mổi bửa ăn.
12/ Bệnh Zona : Bôi giấm táo nguyên chất lên chổ đau ngày 4 lần, ban đêm 3 lần nữa. Sau khi bôi, đắp giẻ nhúng giấm táo – cảm giác đau sẽ dịu đi, chóng lên da non.
13/ Bớt chàm ngoài da : Lấy giẻ nhúng giấm táo hòa nước lượng bằng nhau đặt lên chàm. Khi nào khô thì thấm lại.
14/ Giãn phồng tĩnh mạch : Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) lấy giấm táo xát vào chỗ bị giãn. Và mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa giấm táo.
15/Chốc lỡ đầu trẻ em : Bôi giấm táo vào nơi có mụn 6 lần 1 ngày (cách 2,3 giờ). Khỏi sau 2, 3 ngày.
16/ Bệnh nấm tóc (teigre) : Hói từng mảng đầu hoặc viêm có vảy. có khi có mủ. Dùng giấm táo xoa nơi có nấm ngày 6 lần cách đều nhau.
17/ Say rượu nặng : Cứ 20 phút uống 6 thìa nhỏ mật ong. Chỉ 3 lần là giã rượu.
18/ Bỏng : Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo + mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp.
19/ Mồ hôi trộm : Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm táo

Thêm 8 công dụng kì diệu của dấm táo

Như chúng ta đã biết, dấm táo có những tác dụng phổ biến như giảm cân, chữa hôi miệng, loại bỏ mùi cơ thể, trị mụn, loại bỏ nấm âm đạo hay chữa bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, dấm táo còn có các tác dụng nữa như sau.

Không ai còn lạ gì dấm táo. Dấm táo cũng giống như các loại dấm ăn khác được tạo thành sau một quá trình lên men tự nhiên. Dấm táo ngoài tác dụng dùng trong chế biến các món ăn còn có nhiều công dụng khác và đặc biệt còn được coi là một trong những dược liệu có tác dụng chữa trị một số bệnh tự nhiên.
Như chúng ta đã biết, dấm táo có những tác dụng phổ biến như giảm cân, chữa hôi miệng, loại bỏ mùi cơ thể, trị mụn, loại bỏ nấm âm đạo hay chữa bệnh đường tiêu hóa thì dấm táo còn có các tác dụng nữa như sau:
1. Tăng cường sức lực sau khi tập luyện
Tập thể dục và gây ra căng thẳng đôi khi, trong trường hợp tập luyện quá sức còn gây ra tình trạng tích tụ axit lactic trong cơ thể, gây mệt mỏi. Điều thú vị là, các axit amino có trong rượu dấm táo có tác dụng như một loại thuốc giải độc cho tình trạng này. Hơn nữa, dấm rượu táo có chứa kali và các enzym có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi. Sau này, những khi kể cả không luyện tập mà bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi thì có thể cho thêm một hai thìa dấm táo vào một ly nước rau để lạnh hoặc một ly nước rồi uống.
2. Làm trắng răng
Súc miệng với giấm táo vào mỗi buổi sáng là điều vô cùng có lợi. Dấm giúp loại bỏ vết bẩn, làm trắng răng, và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và nướu của bạn. Sau khi súc miệng có thể chải răng như bình thường. Bạn cũng có thể đánh răng bằng nước soda mỗi tuần một lần để làm trắng răng.
3. Xử lý các vấn đề dạ dày
Nhấp một ngụm nước dấm táo sẽ rất có ích nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn dẫn đến bệnh tiêu chảy. Dấm táo có đặc tính kháng sinh nên có thể giúp làm giảm nhẹ vấn đề này. Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian thì dấm táo có chứa pectin, có thể giúp làm dịu các cơn co thắt ruột.
4. Trị nấc cục
Vị chua của dấm táo có thể ngăn chặn nấc cục. Vậy nên, mỗi khi bị nấc, bạn chỉ cần lấy một thìa cà phê dấm pha với nước để uống.
5. Điều trị khó tiêu
Nếu bạn có tiền sử gặp chứng khó tiêu trong ăn uống, trước khi ăn hay nhấp một ít dấm táo. Hoặc có thể thêm 1 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê rượu dấm táo vào một cốc nước ấm và uống 30 phút trước khi ăn tối.
6. Trị chứng chuột rút chân ban đêm
Để giảm chứng chuột rút chân vào ban đêm, bạn chỉ cần dùng phương pháp dân gian đơn giản là thêm 2 muỗng canh dấm táo và một chút mật ong vào một cốc nước và uống. Bạn có thể chuẩn bị sẵn hỗn hợp này và để ở nơi thuận tiện nhất phòng trường hợp chẳng may bị chuột rút.
7. Chữa nghẹt mũi
Trộn một muỗng cà phê dấm táo trong một cốc nước và uống hàng ngày. Hỗn hợp này giúp hệ thống thoát nước xoang làm việc tốt hơn.
8. Chữa đau họng
Ngay khi bạn cảm thấy có dấu hiệu gai gai của viêm họng, hãy dùng dấm táo để trị ngay vấn đề từ khi mới phát sinh và để giúp ngăn chặn sự lây nhiễm vượt quá mức cho phép. Hầu hết các vi khuẩn không thể tồn tại trong môi trường axit dấm. Chỉ cần trộn ¼ tách dấm táo với ¼ cốc nước ấm và súc miệng mỗi giờ hoặc lâu hơn

Nguyên liệu chuẩn bị để làm dấm táo mèo:

  • Táo mèo: khoảng 3kg, táo tươi và là táo xanh càng tốt
  • Bình đựng: 1 bình hoặc can nhựa loại khoảng 2-3 lít (nếu có bình thủy tinh thì càng tốt)
  • Nước đun sôi để nguội sạch: khoảng 2.5 đến 3 lít
  • Chuối tây chưa cần chín lắm : 1-2 quả (mục đích dùng ngâm kết hợp để dấm táo lên men nhanh hơn í mà)
  • 😀 tạm thế thôi đã, cái này k cần mắm muối gia vị đâu 😀

Chi tiết cách làm dấm táo mèo như sau:

Bước 1: Bạn rửa sạch táo mèo, bạn nên sử dụng táo mèo tươi để làm, ngâm với nước muối loãng (mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) hoặc có bình sục ozon thì dùng xục qua cho sạch sẽ.
Vớt táo ra cho ráo nước rồi sau đó bổ đôi để cả hạt nhé hoặc nếu thái mỏng được thì thái (làm thế nào cũng được nhưng đừng để cả quả là được :D)
Cách làm dấm táo mèo - táo mèo thái nát mỏng
Cách làm dấm táo mèo – táo mèo thái nát mỏng
Bước 2: Sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào bình thủy tinh (dùng bình thủy tinh đi cho nó lành và chất lượng bạn ạ, sau này ok rồi thì hãy dùng bình hoặc chai nhựa), nước để hơi ấm ấm nhé, đừng để nguội quá để táo nhanh lên men hơn.
Bước 3: Bạn cho táo đã thái ở trên vào trong bình để ngâm, cho thêm quả chuối tây vào nhé (mục đích để táo nhanh lên men thôi) hoặc muốn nhanh lên men nữa thì có thể cho thêm 1-2 thìa đường trắng vào (cái này chưa thử đâu :D).
Bước 4: Đậy nắp bình thủy tinh lại, tuy nhiên bạn không nên đậy kỹ quá, trong thời gian khoảng 2 tuần đầu cần có sự xuất hiện của oxy để đẩy quá trình lên men lên. thời gian ủ dấm tầm 3-4 tuần là dùng được. (như vậy là OK đó)
Lưu ý nhỏ:
Ngoài sử dụng nước đun sôi để nguội bạn có thể dùng nước dấm gạo ngon để ngâm cùng táo (đẩy nhanh quá trình lên men và cũng làm cho táo có vị khác hơn chút)
Táo không nên để cả quả, bạn có thể bổ đôi hoặc thái lát mỏng trộn với ít đường trắng sau đó cho vào ngâm dấm để làm dấm táo mèo cũng OK Bạn cũng có thể sử dụng táo mèo đã thái sau đó phơi khô để làm dấm 😀
Trên đây là cách làm dấm táo mèo tại nhà vô cùng đơn giản và dễ dàng, chỉ với chút xiền nhỏ bạn có thể tự làm cho mình 1 phình dấm táo mèo ngon lành, an toàn và thích dùng lúc nào thi dùng 😀 Chúc cac bạn thành công nhé

20 tác dụng của dấm táo mèo

Có khá nhiều cách để biến những trái táo mèo thành sản phẩm giúp cho việc giảm cân như phơi khô làm trà, ngâm đường làm nước giải khát, ngâm rượu táo mèo, làm ô mai… Đặc biệt, táo mèo cũng có thể ngâm dấm, không những ngon mà còn rất hiệu quả cho mục đích giảm cân của phái đẹp.
                          dấm táo mèo giúp giảm cân
Dấm táo giảm cân
  1. Cao huyết áp : Mỗi ngày uống 4 cốc nước ép táo mèo hay nho trong hay ngoài bữa ăn, có thêm 2 thìa nhỏ dấm táo + mật ong. Ăn ngô thay cho gạo và bột mì. Kiêng ăn mặn. 
  2. Hay chóng mặt : Mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 cốc nước có pha 2 thìa nhỏ dấm + mật ong. Sau 15 ngày sẽ giảm, 1 tháng sẽ khỏi.
  3. Đau họng : Mổi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước có pha 1 thìa dấm + 1 thìa mật ong. Khi bắt đầu đỡ thì 2 giờ dùng 1 lần, sau 12 giờ sẽ khỏi. Nếu có vi trùng Streptocope thì sau 24 giờ cũng khỏi hẳn . 
  4. Viêm khớp : Mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước pha 10 thìa nhỏ dấm táo và mật ong vừa đủ ngọt  
  5. Đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với 1 thìa lớn dấm táo  và một thìa nhỏ tinh dầu thông (essence thérébenthine) bôi lên mặt da chổ nhức và xoa mạnh. 
  6. Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt : Mỗi ngày uống vào bữa ăn 1 cốc nước có pha 2 thìa nhỏ dấm táo + mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong (nhả bã). Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng. 
  7. Đau bàng quang : Mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có pha 2 thìa nhỏ dấm táo + mật ong sẽ có tác dụng tốt cho bài tiết.
  8. Viêm thận : (Pyelite) nước tiểu có mủ, hằng ngày đếu đặn trong bữa ăn uông 1 cốc nước có pha 2 thìa dấm táo + mật ong cho đến khi khỏi hẵn. 
  9. Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Để 1 bình nước pha sẵn 3 thìa nhỏ dấm táo + một tách mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi đi ngủ uống 2 thìa nhỏ, thường sau nửa giờ là ngủ được. Nếu sau 1 giờ chưa ngủ được thì uống thêm 2 thìa nữa. Cứ mổi lần thức giấc khó ngủ lại uống tiếp 2 thìa. 
  10. Nhức đầu mãn tính : Dùng dấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng hàng ngày. Ban đầu, ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ dấm táo + mật ong pha vào 1 cốc nước. Nếu bệnh chưa khỏi thì tăng dần đến khi có hiệu quả. 
  11. Uống dấm táo giảm cân: Đều đặn hàng ngày : 3 thìa dấm táo pha vào một cốc nước, uống sau mổi bữa ăn. 
  12. Bệnh Zona : Bôi dấm táo nguyên chất lên chỗ đau ngày 4 lần, ban đêm 3 lần nữa. Sau khi bôi, đắp giẻ nhúng dấm táo – cảm giác đau sẽ dịu đi, chóng lên da non. 
  13. Bớt chàm ngoài da : Lấy giẻ nhúng dấm táo hòa nước lượng bằng nhau đặt lên chàm. Khi nào khô thì thấm lại. 
  14. Giãn phồng tĩnh mạch : Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) lấy dấm táo xát vào chỗ bị giãn. Và mỗi bữa ăn uống 1 cốc nước có pha 2 thìa dấm táo. 
  15. Chốc lỡ đầu trẻ em : Bôi dấm táo vào nơi có mụn 6 lần 1 ngày (cách 2 đến 3 giờ). Khỏi sau 2, 3 ngày. 
  16. Bệnh nấm tóc (teigre) : Hói từng mảng đầu hoặc viêm có vảy. có khi có mủ. Dùng dấm táo xoa chỗ có nấm ngày 6 lần cách đều nhau. 
  17. Say rượu nặng : Cứ 20 phút uống 6 thìa dấm nhỏ pha mật ong. Khoảng 3 lần là giã rượu. 
  18. Bỏng : Nhúng chỗ bị bỏng vào nước dấm táo + mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp. 
  19. Mồ hôi trộm : Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng dấm táo
  20. Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống để chữa gan nhiễm mỡ.

Dấm táo mèo và những công dụng làm đẹp

  • Trị mụn
Nếu bạn đang có những đốm mụn nổi loạn, hãy sử dụng dấm táo để chấm lên vùng da bị mụn và để qua đêm. Dấm táo sẽ làm những nốt mụn nhanh chóng biến mất.
  • Điều trị da nhờn
Để điều trị làn da nhờn, bạn hãy trộn 1 phần dấm táo với 1 phần nước lạnh. Hỗn hợp sẽ hoạt động như một chất làm se da đồng thời cũng giúp làn da mịn màng, thu nhỏ lỗ chân lông. Từ đó điều trị da nhờn hiệu quả.
  • Kem dưỡng da ban đêm
Để dưỡng da ban đêm, chỉ cần trộn một nửa chén dầu oliu với ¼ chén dấm táo và ¼ cốc nước, thoa đều lên da. Dầu oliu có tác dụng dưỡng da, dấm giúp loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn gây mụn.
  • Trắng da toàn thân
Đổ 1 tách dấm táo vào nước tắm của bạn hàng ngày, kiên trì trong một thời gian, bạn sẽ có làn da trắng trẻo, mịn màng và chắc khỏe.
  • Loại bỏ mùi cơ thể
Dấm táo có thể loại bỏ dần mùi mồ hôi và hôi chân. Bạn có thể dùng khăn ấm với một ít dấm táo lau những vùng có mùi khó chịu 1-2 lần tuần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét