Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Công Dụng Của Quả Sơn Tra ( Táo Mèo) - TOÀN tẬP

Táo mèo chữa những bệnh gì?

Thời gian gần đây ruoutaomeo.com nhận được rất nhiều câu hỏi của các du khách du lịch vềtác dụng của quả táo mèo, điển hình như: " Khi tôi du lịch lên Sa Pa, thường thấy người dân địa phương bày bán các sản phẩm liên quan đến quả sơn tra như rượu, ô mai, mứt, dấm...cho du khách. Không biết loại quả đặc sản này có nguồn gốc thế nào, và nó có phải có nhiều tác dụng chữa bệnh như người ta thường nói không? Cụ thể là công dụng của nó ra sao? Và có phải ai cũng dùng được không?".
Với các thắc mắc như trên hôm nay Rượu Táo Mèo Thế Gia xin giới thiệu và làm rõ về loại cây nói trên.

Nguồn gốc của cây táo mèo

Thứ nhất, quả sơn tra không phải là đặc sản duy nhất ở Sa Pa nó thường được trồng ở các tỉnh Tây Bắc khác nữa như Lai Châu, Yên Bái, Sơn La,...Trồng ở nơi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, mọc tự nhiên hoang hóa trên rừng cao không có người chăm sóc.
Tiếng địa phương của nó là " chi tô di " tên gọi mà người dân tộc Mông nơi đây hay gọi, còn tê khoa học của nó là Docynia india Dec thuộc một trong các loại của họ Rosaceae ( Hoa hồng ).
Về đặc điểm hình dáng và kích thước, nó là loại cây vừa với chiều cao trung bình khoảng từ 6-7m, khi cây còn non nó có tán lá đa dạng thường mọc dưới dạng so le nhau. Lá của cây táo mèo thường xẻ từ ba đến bốn thùy, có răng cưa xung quanh không đều nhau. Còn với loại cây trưởng thành là dài từ 6-9 cm, hình bầu dục, rộng từ 3-5 cm, mép khía răng ít.
Đến tháng ba là mùa ra hoa, trên cây tràn ngập những một màu trắng của những cánh hoa từ ba đến bốn cánh, nhị vàng với số lượng từ 30-40 nhị. Tầm tháng 7- 11 là mùa quả, với hình dáng hình cầu, kích thước đa dạng từ 3-4cm gọi là táo bi và 6-7cm gọi là táo to, khi trái chín có màu hồng phấn hoặc vàng trong, mùi rất thơm và ăn có vị chua chua chát chát.
Đến mùa thu hoạch, người dân tộc nơi đây đi thu gom quả chín ở trong rừng già đem bán cho lái buôn hoặc xuất sang Trung Quốc để làm thuốc.
hình ảnh cành táo mèo
Hình dáng của quả táo mèo

Tác dụng của quả táo mèo

Qua các nghiên cứu khoa học, quả sơn rừng cho thấy có rất nhiều tác dụng. Nên nó được sử dụng cả trong Tây Y và Đông Y, nhưng mỗi lĩnh vực lại sử dụng nó với mục đích khác nhau. Ví như trong Tây Y sử dụng nó với tác dụng chủ yếu hỗ trọ cho hệ tuần hoàn ( mạch máu và tim ) . Còn trong Đông Y lại sử dụng vì tác dụng tốt của nó cho hệ tiêu hóa.
Trong mỗi lĩnh vực cũng khác nhau công dụng của quả táo mèo lại khác nhau, Đông y thường đem quả thái lát mỏng phơi khô rồi sắc thuốc cùng với các vị thuốc bắc khác. Nhưng nó lại được dùng dưới dạng cồn thuốc hoặc cao lỏng trong Tây Y để uống ngày 3-4 lần mỗi lần 20-30 giọt.
Theo các thầy thuốc trong Đông Y truyền thống thì sơn tra có tính tỳ, vị , can , hơi ẩm lại chua ngọt nên có tác dụng tốt cho kích thức, sát trùng, tiêu tan ứ huyết. Ngày xưa, nó được dùng để hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt là tiêu các loại thịt 
Theo lịch sử ghi chép lại, danh y Lý dưới thời nhà Trần đã khẳng định rằng khi luộc gà giai, già và cứng với vài miếng sơn tra sau khi thịt chín thì thịt sẽ mềm và dễ nát hơn, từ đó cho thấy tác dụng nhục tích của nó.
quả táo mèo có hình cầu
Ảnh của quả táo mèo thật ngoài đời
Ngoài các công dụng theo kinh nghiệm truyền thống trên, thì các xét nghiệm hiện đại cho thấy thêm rằng:
- Táo mèo còn giúp tăng cường hệ miễn dịch với dịch thể và dịch tế bào
- Giúp chống oxy hóa 
- Bổ trợ cho hệ tim mạch: Hạ cholesteron trong máu, hạ huyết áp, giãn các mạch màu và tăng cường nhịp đập của tim
- Ức chế các loại trực khuẩn hay các loại tụ cầu nguyên nhân gây bệnh
- Ngăn cản các hại khuẩn gây ung thư, bảo vệ gan khỏi bị xâm thực trước các độc tố, giúp co tử cung với phụ nữ sau đẻ.
Hi vọng, với các hiểu biết trên của ruoutaomeo.com sẽ làm hài lòng câu hỏi của quý khách.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Ký bút: Rượu Táo Mèo Thế Gia

BÀI THAM KHẢO 2

Tác dụng của rượu táo mèo :

Loại quả này trong đông y gọi là Sơn Tra, thuộc loại quy can, tì vị, có vị chua chát và tính hơi ấm thuộc họ tiêu thực hóa tích. Nên danh tửu này không chỉ là sơn tửu mà còn là loại rượu có nhiều tác dụng chữa bệnh.
  • Điển hình nhất là rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt với những ai ăn quá nhiều dầu mỡ và thịt động vật gây cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Theo một nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dươc lý thuộc Viện cây thuốc và tinh dầu nga, cho thấy tinh dầu được chiết xuất từ quả sơn tra có tác dụng lưu thông mạch máu, bổ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim.
  • Làm giảm hàm lượng cholesterol, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tốt cho tim mạch.
  • Đặc biệt với những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao, gây nên triệu chứng béo phì nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh khác. Để giảm cân an toàn tự nhiên và hiệu quả thì ngoài việc tập thể dục thường xuyên nên kết hợp uống 1 chén rượu sơn tra trong bữa ăn.​

Cách ngâm rượu táo mèo:

     Mù Căng Chải với độ cao trên 2000m so với mực nước biển, dường như thiên nhiên đã ưu đãi con người nơi đây để chúng tôi tạo ra loại danh tửu thơm ngon đặc biệt mà không đâu sánh được, mang đậm nét văn hóa của bà con dân tộc Mông chất phác nơi đây .
     Với vị ngon của rượu được lên men bằng men lá, nấu từ nước của những khe suối trong và mát lạnh hòa quyện cùng vị chua chát của sơn tra rừng đã làm nên thương hiệu của thứ rượu ngon nổi tiếng này, làm lưu luyến những ai từng ghé thăm vùng đất này.
hình ảnh cây táo mèo rừng để ngâm rượu
Hình ảnh cây táo mèo rừng ở yên bái
Để có được cách ngâm rượu táo mèo ngon nhất, đầu tiên phải lựa chọn đúng quả sơn tra rừng có kích thước hơi dẹt, màu sắc vàng trong hoặc hồng phấn. Theo kinh nghiệm làm rượu lâu năm của bà con dân tộc nơi đây thì táo ở Mù căng chải hoặc trạm tấu là ngon nhất.
Rượu để ngâm được nấu thủ công, là men lá do bà con dân tộc nơi đây nấu ra hoặc men thuốc bắc của vùng đất Kim sơn - Ninh Bình với nồng độ từ 30-40 độ, và được khử andehit qua máy lọc rượu. 
Tỷ lệ ngâm rượu thường phụ thuộc vào thời gian ngâm, thường là tỷ lệ 1kg táo : 1,5l rượu là thích hợp nhất.
Để hiểu rõ hơn quy trình ngâm rượu táo mèo của xin mời các bạn tham khảo thêm hai video dưới đây của chúng tôi:


Một đặc sản mà khách du lịch Sa Pa thường mang về làm quà là táo mèo, được giới thiệu có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, giúp người sau bệnh ăn uống ngon miệng, đồng thời lại có tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu cho người thừa cân béo phì. Thực hư thế nào về hai tác dụng trái ngược nhau của cùng một loại quả này?
Táo mèo là tên người H’Mông gọi quả sơn tra (Fructus Crataegi) thu hái từ một số cây thuộc chi sơn tra (Crataegus), họ hoa hồng (Rosaceae). Chi sơn tra có khoảng 280 loài, phân bố ở nhiều quốc gia: Nga, Ba Lan, Hungary, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Pháp, Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật bản, Việt Nam… trong đó, quả của cây C. pinnatifida, C. monogyna , C. oxycantha và C. laevigata được sử dụng nhiều nhất.

Tùy theo quốc gia mà cách phát âm tên vị thuốc khác biệt ít nhiều. Chẳng hạn, người châu Âu gọi sơn tra là Hawthorn, người Trung quốc gọi là Shanzha, người Nhật bản gọi là Sanzashi, người Hàn Quốc gọi là Sansaja… Ở Việt Nam, cây sơn tra mọc tự nhiên và trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La… trên các dãy núi cao 1.500 – 2.000m. Tiếng dân tộc H’Mông gọi sơn tra là Tu di, tức táo mèo.
Theo y học cổ truyền, sơn tra có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu… Đây chính là tác dụng giúp ăn uống ngon miệng của vị thuốc này.
Thực nghiệm invivo cho thấy dịch chiết sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli, trực trùng lị, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh. Khi sao đen (sơn tra thán) có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử, làm giảm kích thích thành ruột, giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy, kiết lị do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sơn tra có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, lị trực khuẩn cấp, viêm ruột cấp, tiêu chảy do nhiễm giun sán, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, ứ trệ gây đau bụng…
Các nhà y học Trung Quốc đã dùng viên Sơn Tra Giáng Mỡ (mỗi viên chứa 0,06g bột chiết sơn tra) điều trị rối loạn lipit máu với liều uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần hai viên, liệu trình bốn tuần. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh giảm với tỷ lệ 76% và 88%. Người châu Âu đã sử dụng sơn tra để làm thuốc từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đến thập niên 70 của thế kỷ trước, vai trò của sơn tra trong việc tăng cường chức năng tuần hoàn, giảm mỡ máu, giãn mạch, điều hòa huyết áp đã được chứng minh. Chiết xuất sơn tra có mặt trong hơn 100 đặc chế trị bệnh tim mạch như: Crataegutt, Eurython, Esbericard, Cratamed...
Theo TS Dharmananda (giám đốc viện Y học cổ truyền, Portland, Oregon) các tác dụng sinh học của sơn tra có liên quan đến bốn nhóm hợp chất chủ yếu: các flavonoid (hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, vitexin rhamnosides), Oligomeric procyanidins và flavans (catechin, epicatechin polymers), các dẫn xuất Triterpene (oleanolic axit, ursolic axit), các axit hữu cơ (citric, tartaric, ascorbic), các phenolic đơn giản (chlorogenic axit, caffeic axit). Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành, giảm xơ vữa động mạch. Sơn tra còn cho tác dụng tốt trong các trường hợp nghẽn mạch máu tim. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dược lý – viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy chiết xuất sơn tra có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt; cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm cholesterol, triglycerid, độ quánh của máu và fibrinogen…
Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tim của chiết xuất sơn tra: tăng cường tuần hoàn tim và não bộ trong các trường hợp nghẽn mạch, đau thắt ngực, tăng huyết áp, chậm nhịp tim. Các amin trong sơn tra có tác dụng tăng cường hoạt động cơ tim, nên vị thuốc này khá hiệu quả với các trường hợp suy tim (được chỉ định cho suy tim độ 1 và 2, đau thắt ngực, chậm nhịp tim).
Tóm lại, sơn tra không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hóa, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hóa lipid, giảm mỡ máu, điều hòa hoạt động tim mạch. Tuy nhiên, nếu đang điều trị bệnh tim mạch, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng sơn tra.
Đúng như bạn nói, quả Táo mèo ( hay còn được gọi là quả Sơn Tra), thường được dùng như một vị thuốc trong đông y. Loại quả này có tác dụng tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, sát trùng, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hạ huyết áp, giảm cholesterol, kháng khuẩn tốt, bảo vệ gan, chống ung thư...

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây táo mèo

+ Dùng 30gr táo mèo sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, tức, đau.

+ Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần. Bài thuốc này chữa toàn thân đau mỏi hiệu quả và có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa.

+ Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống để chữa gan nhiễm mỡ.

+ Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa cao huyết áp, mỡ máu cao.
 
 
Ngoài ra, người ta còn sử dụng quả táo mèo để ngâm rượu hay làm giấm táo mèo kết hợp với mật ong. Giấm táo mèo - mật ong có thể có tác dụng với bệnh nhân bị suy nhược mạn tính,giúp tăng huyết áp, chữa ho, viêm amidan.

Cách làm giấm táo mèo:

1kg táo mèo, rửa sạch, để ráo nước. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, dùng vải màn bịt kín miệng lọ. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại.
Một đặc sản mà khách du lịch Sa Pa thường mang về làm quà là táo mèo, được giới thiệu có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, giúp người sau bệnh ăn uống ngon miệng, đồng thời lại có tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu cho người thừa cân béo phì. Thực hư thế nào về hai tác dụng trái ngược nhau của cùng một loại quả này?
Táo mèo là tên người H’Mông gọi quả sơn tra (Fructus Crataegi) thu hái từ một số cây thuộc chi sơn tra (Crataegus), họ hoa hồng (Rosaceae). Chi sơn tra có khoảng 280 loài, phân bố ở nhiều quốc gia: Nga, Ba Lan, Hungary, Ðức, Anh, Thuỵ Sĩ, Pháp, Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật bản, Việt Nam… trong đó, quả của cây C. pinnatifida, C. monogyna , C. oxycantha và C. laevigata được sử dụng nhiều nhất.Táo mèo cũng là sơn tra
Tuỳ theo quốc gia mà cách phát âm tên vị thuốc khác biệt ít nhiều. Chẳng hạn, người châu Âu gọi sơn tra là Hawthorn, người Trung quốc gọi là Shanzha, người Nhật bản gọi là Sanzashi, người Hàn Quốc gọi là Sansaja… Ở Việt Nam, cây sơn tra mọc tự nhiên và trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La… trên các dãy núi cao 1.500 – 2.000m. Tiếng dân tộc H’Mông gọi sơn tra là Tu di, tức táo mèo.
Giúp ăn uống ngon miệng
Theo y học cổ truyền, sơn tra có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, giúp tiêu hoá do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu… Đây chính là tác dụng giúp ăn uống ngon miệng của vị thuốc này.
Thực nghiệm invivo cho thấy dịch chiết sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli, trực trùng lị, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh. Khi sao đen (sơn tra thán) có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử, làm giảm kích thích thành ruột, giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy, kiết lị do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sơn tra có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, lị trực khuẩn cấp, viêm ruột cấp, tiêu chảy do nhiễm giun sán, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, ứ trệ gây đau bụng…
Các nhà y học Trung Quốc đã dùng viên Sơn Tra Giáng Mỡ (mỗi viên chứa 0,06g bột chiết sơn tra) điều trị rối loạn lipit máu với liều uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần hai viên, liệu trình bốn tuần. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh giảm với tỷ lệ 76% và 88%. Người châu Âu đã sử dụng sơn tra để làm thuốc từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đến thập niên 70 của thế kỷ trước, vai trò của sơn tra trong việc tăng cường chức năng tuần hoàn, giảm mỡ máu, giãn mạch, điều hoà huyết áp đã được chứng minh. Chiết xuất sơn tra có mặt trong hơn 100 đặc chế trị bệnh tim mạch như: Crataegutt, Eurython, Esbericard, Cratamed...
Chất nào trong táo mèo bảo vệ tim mạch?
Theo TS Dharmananda (giám đốc viện Y học cổ truyền, Portland, Oregon) các tác dụng sinh học của sơn tra có liên quan đến bốn nhóm hợp chất chủ yếu: các flavonoid (hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, vitexin rhamnosides), Oligomeric procyanidins và flavans (catechin, epicatechin polymers), các dẫn xuất Triterpene (oleanolic axit, ursolic axit), các axit hữu cơ (citric, tartaric, ascorbic), các phenolic đơn giản (chlorogenic axit, caffeic axit). Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành, giảm xơ vữa động mạch. Sơn tra còn cho tác dụng tốt trong các trường hợp nghẽn mạch máu tim. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dược lý – viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy chiết xuất sơn tra có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt; cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm cholesterol, triglycerid, độ quánh của máu và fibrinogen…
Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tim của chiết xuất sơn tra: tăng cường tuần hoàn tim và não bộ trong các trường hợp nghẽn mạch, đau thắt ngực, tăng huyết áp, chậm nhịp tim. Các amin trong sơn tra có tác dụng tăng cường hoạt động cơ tim, nên vị thuốc này khá hiệu quả với các trường hợp suy tim (được chỉ định cho suy tim độ 1 và 2, đau thắt ngực, chậm nhịp tim).
Tóm lại, sơn tra không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hoá, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hoá lipid, giảm mỡ máu, điều hoà hoạt động tim mạch. Tuy nhiên, nếu đang điều trị bệnh tim mạch, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng sơn tra.
 Quả táo mèo còn có tên gọi là quả chua chát. Táo mèo mọc hoang và được trồng tại các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…

Quả táo mèo thu hoạch vào mùa thu. Vì vậy, vào các tháng 8, 9, 10, tại chợ của các tỉnh vùng cao Tây Bắc thường bày bán táo mèo tươi. Quả táo mèo hình trứng, khi chín màu vàng lục ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết…

Một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng quả táo mèo:

Kích thích tiêu hóa: 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.

Chữa rối loạn lipid máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

Giúp hạ mỡ máu: Táo mèo và lá sen, mỗi vị 15g đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại sắc uống, mỗi liệu trình điều trị là 15 ngày.

Trị chứng đầy bụng: 30g táo mèo phơi khô sắc nước uống thay trà hàng ngày. Dùng trong 3 ngày.

Đặc biệt, quả táo mèo có công dụng rất tốt trong trị bệnh tăng huyết áp và phòng chống tích cực các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.

Bài 1: Táo mèo sao đen 12g, thảo quyết minh 12g, hoa cúc trắng 9g. Ba thứ sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện thích hợp cho những người bị tăng huyết áp có kèm theo táo bón kéo dài. Uống trong 10 ngày.

Bài 2: Táo mèo 12g, hoàng kỳ 45g, cát căn 20g, tang ký sinh 20g, đan sâm 30g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, sau đó cô lại còn khoảng 300-400ml, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não, phù hợp cho người bị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não (mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, dễ vã mồ hôi…). Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại tiếp tục uống.

Bài 3: Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng 100g. Sinh địa rửa sạch, thái lát; táo mèo bỏ hạt, thái phiến. Hai thứ đem sắc trước cho thật nhừ, cho thêm đường rồi đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Công dụng: Dưỡng âm lương huyết, dùng cho người tăng huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát… Uống liên tục trong 20 ngày.
Cây táo mèo là loại cây quen thuộc của dân vùng cao Tây Bắc. Đông y cho rằng, quả táo mèo tính hơi ấm, có tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy.
Liều dùng trung bình cho các dạng thuốc sắc, cao lỏng, tán, hoàn là từ 10 - 20g. Nhưng dạng cao lỏng được sử dụng phổ biến hơn. Để tham khảo và áp dụng cho hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu tới bạn đọc những phương thuốc tiêu biểu trị liệu từ quả táo mèo.
Thuốc tiêu thực: Táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, vỏ quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g, tất cả phơi khô, sao giòn tán bột mịn. Người lớn ngày uống 2 thìa cà phê chiêu với nước ấm. Trẻ nhỏ từ nửa thìa cà phê đến 1 thìa cà phê tùy theo tuổi.
Cách bào chế cao lỏng: Lấy quả táo mèo chín bổ ngang thành từng phiến dày khoảng 0,4cm, rồi phơi hay sấy khô. Cứ 1kg dược liệu bỏ hạt đổ 5 lít nước sắc còn 1 lít, chắt ra và lại đổ 3 lít nữa sắc còn nửa lít, chắt ra trộn hai nước sắc này với nhau cô đặc còn 1 lít.
Cho vào nước cô này 800g kẹo mạch nha hoặc đường, khuấy tan rồi lại cô tiếp chỉ còn 1 lít thành phẩm, để nguội cho vào 40ml rượu 50 độ có ngâm với trần bì hoặc đại hồi là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh (khoảng 30ml). Dùng khi khó tiêu, bụng trướng, đầy hơi, kích thích tiêu hóa, hạ mỡ máu...
Chữa trị chứng đầy bụng: Lấy táo mèo khô 30g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2 - 3 ngày.
Chữa rối loạn mỡ máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo thái phiến đem nấu với gạo tẻ thành cháo. Sau đó cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Dùng 1 trong 2 phương sau.
Một là: Táo mèo sao đen 12g, thảo quyết minh 12g, hoa cúc trắng 9g, ba thứ sấy khô tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút dùng được. Uống thay trà trong ngày;
Thứ hai: Táo mèo 12g, hoàng kỳ 45g, cát căn 20g, tang ký sinh 20g, đan sâm 30g, sắc lấy 2 nước, trộn vào và cô đặc lại còn chừng 300ml, chia vài lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình là 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại uống tiếp.
Nhiều người mua táo mèo để chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết nó chữa được bệnh gì và sử dụng ra sao…
Táo mèo mọc hoang và được trồng tại Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, ở độ cao trên 1.000m.
Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), táo mèo quả chín màu vàng lục, ăn có vị chua, hơi chát. Khi làm thuốc, táo mèo có tính năng giống như vị thuốc sơn tra trong Đông y. Trong những bài thuốc có sơn tra có thể dùng táo mèo thay thế, điều trị vẫn đạt kết quả tốt. Nó có tác dụng tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, sát trùng, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hạ huyết áp, giảm cholesterol, kháng khuẩn tốt, bảo vệ gan, chống ung thư. Lương y Huyên Thảo giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng sơn tra - táo mèo.
+ Dùng 30gr táo mèo sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, tức, đau.
+ Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần. Bài thuốc này chữa toàn thân đau mỏi hiệu quả và có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa.
+ Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống để chữa gan nhiễm mỡ.
+ Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa cao huyết áp, mỡ máu cao.
+ Táo mèo để nguyên cả hạt đốt thành than, nghiền mịn, ngày dùng 3 lần. mỗi lần 6gr, hòa với nước cơm uống để chữa viêm ruột, đại tiện xuất huyết.
+ Táo mèo 10gr, râu ngô 10 gr sắc uống thay trà trong ngày để chữa béo phì.
 + Táo mèo 10gr, tam thất 2gr, gạo tẻ 100gr nấu cháo, hòa thêm mật ong, ăn nhiều bữa trong ngày để chữa ung thư đại tràng.
 + Dùng hạt táo mèo, hạt vải, hạt trám, mỗi loại 100gr, thiêu tồn tính, nghiền mịn. Trước mỗi bữa ăn uống 10gr, uống thuốc bằng nước sắc hồi hương để chữa ung thư bàng quang.
  Lương y Huyên Thảo cũng cho biết thêm: Ăn nhiều táo mèo có thể làm hao khí và tổn hại răng. Những người gầy còm, chức năng tiêu hóa suy yếu nặng không nên dùng.
Cây táo mèo là loại cây quen thuộc của dân vùng cao Tây Bắc. Đông y cho rằng, quả táo mèo tính hơi ấm, có tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy.
Liều dùng trung bình cho các dạng thuốc sắc, cao lỏng, tán, hoàn là từ 10 - 20g. Nhưng dạng cao lỏng được sử dụng phổ biến hơn. Để tham khảo và áp dụng cho hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu tới bạn đọc những phương thuốc tiêu biểu trị liệu từ quả táo mèo.
Thuốc tiêu thực:Táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, vỏ quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g, tất cả phơi khô, sao giòn tán bột mịn. Người lớn ngày uống 2 thìa cà phê chiêu với nước ấm. Trẻ nhỏ từ nửa thìa cà phê đến 1 thìa cà phê tùy theo tuổi.
Cách bào chế cao lỏng:Lấy quả táo mèo chín bổ ngang thành từng phiến dày khoảng 0,4cm, rồi phơi hay sấy khô. Cứ 1kg dược liệu bỏ hạt đổ 5 lít nước sắc còn 1 lít, chắt ra và lại đổ 3 lít nữa sắc còn nửa lít, chắt ra trộn hai nước sắc này với nhau cô đặc còn 1 lít.
Cho vào nước cô này 800g kẹo mạch nha hoặc đường, khuấy tan rồi lại cô tiếp chỉ còn 1 lít thành phẩm, để nguội cho vào 40ml rượu 50 độ có ngâm với trần bì hoặc đại hồi là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh (khoảng 30ml). Dùng khi khó tiêu, bụng trướng, đầy hơi, kích thích tiêu hóa, hạ mỡ máu...
Chữa trị chứng đầy bụng:Lấy táo mèo khô 30g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2 - 3 ngày.
Chữa rối loạn mỡ máu:Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo thái phiến đem nấu với gạo tẻ thành cháo. Sau đó cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Dùng 1 trong 2 phương sau.
Một là: Táo mèo sao đen 12g, thảo quyết minh 12g, hoa cúc trắng 9g, ba thứ sấy khô tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút dùng được. Uống thay trà trong ngày;
Thứ hai: Táo mèo 12g, hoàng kỳ 45g, cát căn 20g, tang ký sinh 20g, đan sâm 30g, sắc lấy 2 nước, trộn vào và cô đặc lại còn chừng 300ml, chia vài lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình là 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại uống tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét