Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới - Bài tập Thể Dục

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới


Các triệu chứng của chân bạn như vậy có thể là triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như phù, chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Suy tĩnh mạch, về mặt lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều. Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đã xác định bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân gây ra do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
-Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già).
-Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng, làm việc trong môi trường ẩm thấp, béo phì... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
Phẫu thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ dòng chảy ngược - nguyên nhân gây tăng áp lực trong tĩnh mạch.
Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như phẫu thuật, chích xơ, đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch.
Riêng đối với suy tĩnh mạch sâu, đang có hai luồng quan điểm: sửa chữa van hoặc làm vững thành tĩnh mạch bằng phẫu thuật. Các phẫu thuật này thường rất khó, kết quả ngắn hạn và trung hạn tốt nhưng về dài hạn không như mong muốn nên chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị loét chân do suy tĩnh mạch sâu mà điều trị bằng các phương pháp khác không khỏi.
Với trường hợp của bạn nếu uống thuốc không khỏi bạn cần đi siêu âm doppler màu mạch máu để đánh giá lại mức độ suy tĩnh mạch. Tuy nhiên theo như triệu chứng bạn mô tả thì đó mới là giai đoạn đầu của bệnh và mức độ nhẹ. Nên bạn có thể kết hợp uống thuốc với tập luyện, giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. 

Bạn có thể tham khảo các bài tập dành cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới như sau:

Bài tập khi ngồi lâu:
Khi bạn ngồi lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.
1. Nâng cẳng chân: Thực hiện luân phiên nâng chân phải, chân trái 10 lần. Tiếp theo nâng cả 2 chân: làm 10 lần
2. Nhón chân: thực hiện luân phiên nhón chân phải, nhón chân trái 10 lần. Tiếp theo nhón cả 2 chân cùng một lúc
10 lần.
3. Gập và uốn cong bàn chân: Gập bàn chân phải hướng vào cơ thể, sau đó uốn cong về phía trước: thực hiện 10
lần. Rồi đổi sang bàn chân trái.
4. Xoay cổ chân: chân phải: xoay cổ chân bàn chân qua bên phải 5 lần. Sau đó đổi qua chân trái. Tiếp theo xoay cổ
chân cả 2 chân cùng một lúc theo 2 hướng khác nhau, mỗi hướng 5 lần.
5. Di chuyển 2 chân lên xuống: chân trước bước lên gót chạm đất, chân sau m ũi chân ch ạm đất, thực hiện 20 lần.
6. Nâng chân lên và đạp ra xa: nâng chân lên=> gập bàn chân => sau đó đạp chân ra xa. Thực hiện luân phiên chân phải chân trái 10 lần.
Bài tập ở tư thế đứng:
Khi bạn phải đứng lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác trên 1 lần.
1. Gập và uốn cong bàn chân
2. Xoay cổ chân
3. Đi tại chổ, nâng cao chân: 20 bước
4. Ngồi xuống và đứng lên nhón chân: 20 lần
5. Đi nhón chân: 20 bước
6. Đi bằng gót chân: 20 bước
Bài tâp ở tư thế nằm:
1. Gập và uống cong bàn chân
2. Xoay cổ chân
3. Bắt chéo chân: nâng chân lên rồi bắt chéo chân kia, thực hiện luân phiên mỗi chân 10 lần.
4. Đạp xe đạp: nâng 2 chân lên và thực hiện động tác như đạp xe đạp: thực hiện 20 lần.
Chúc bạn khỏe mạnh!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét