Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Giãn tĩnh mạch chân, bệnh ngày càng phổ biến

Giãn tĩnh mạch chân, bệnh ngày càng phổ biến


Mang vớ để tạo áp lực đẩy máu từ chân về tim tốt hơn. (Ảnh minh họa). Mang vớ y khoa (dạng đùi) khi đi làm vừa giúp tạo áp lực đẩy máu từ chân về tim, vừa tạo thẩm mỹ cho đôi chân của bạn.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp ở những người làm việc phải đứng nhiều, đứng lâu, ngồi nhiều, ngồi lâu... Bệnh dễ phát hiện, dễ điều trị.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì có thể gây hậu quả nặng nề hoặc biến chứng đe dọa cuộc sống.
Chứng giãn tĩnh mạch chânChứng giãn tĩnh mạch chân
Về nguyên tắc, tĩnh mạch là một hệ thống mạch máu của hệ tuần hoàn. Tĩnh mạch sẽ mang máu thiếu ôxy từ cơ quan và mô về tim. Khi đến phổi nó được tái nạp ôxy ở phổi. Trong khi đó, dòng máu trở về tim có xu hướng bị động (yếu hơn dòng máu từ tim đi) và tùy thuộc mức co bóp của các cơ ở tay và chân.
Buổi sáng, một hay cả hai chân bạn cảm thấy bình thường. Tuy nhiên, vào giấc nghỉ trưa hoặc cuối ngày, bạn có cảm giác chân tê tê như kiến bò, kiến cắn, nặng chân, có trường hợp bị tê buốt, đau nhức nếu vẫn tiếp tục đứng, giảm đau hơn nếu nằm nghỉ và gác chân lên cao. Trường hợp suy tĩnh mạch nông thì trên hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có liên quan đến yếu tố di truyền, nữ thường mắc nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen và thai nghén (tử cung bị to ra, chèn ép lên thành tĩnh mạch). Bệnh cũng liên quan đến một số yếu tố khác: béo phì, ít hoạt động, nghề nghiệp thường phải đứng lâu, dùng giày không thích hợp, mặc quần áo quá chật, nóng...
Hiện nay có ba phương pháp điều trị.
-  Phổ biến nhất là dùng băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu.
- Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ. 
- Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bạn cần lưu ý: mang vớ thun (vớ y khoa) hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn; tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân hoặc đi giày cao gót; khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm; tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục; không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to...; không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch); nếu bạn quá béo thì cần giảm trọng lượng; ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.
Bệnh suy tĩnh mạch nông
Bệnh suy tĩnh mạch nông (hay giãn tĩnh mạch) là tình trạng tĩnh mạch bị giãn ra, chạy ngoằn ngoèo như hình rắn bò ngay ở dưới da. Bệnh thường thấy ở phụ nữ và hơn một nửa bệnh nhân có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch. Khi không phải do huyết khối, phần lớn giãn tĩnh mạch là do bất thường của thành tĩnh mạch hoặc của van trong tĩnh mạch. Các van trong tĩnh mạch giúp cho dòng máu có thể chảy ngược được về tim. Những người béo phì, phụ nữ có thai, đứng quá lâu, hay làm việc ít di chuyển có thể làm gia tăng tình trạng giãn tĩnh mạch.
Thường thì giãn tĩnh mạch không có triệu chứng, tuy nhiên một số bệnh nhân có thể thấy cảm giác nóng, rát, đau. Các triệu chứng này xuất hiện rõ hơn và nặng hơn vào ban ngày lúc bệnh nhân đứng nhiều. Có thể nhưng hiếm, nếu không được chăm sóc tốt giãn tĩnh mạch có thể gây loét da, nhiễm khuẩn da, huyết khối tĩnh mạch và chảy máu thứ phát.
Điều trị giãn tĩnh mạch là tập thể dục, giảm cân và đi vớ y khoa. 
Sau khi rửa mặt vào buổi sáng, bệnh nhân nên trở lại giường để chân cao lên vài phút, sau đó mang vớ y khoa vào. Tối khi nằm ngủ, bạn nên để chân lên cao hơn so với đầu. Việc này được duy trì liên tục, dài lâu đến suốt đời.
Vớ y khoa có tác dụng tạo một áp lực nhất định đã được nhà sản xuất tính toán trước cho từng loại vớ (class 1, 2, 3, 4) lên tĩnh mạch chân, phục hồi sự khép kín của các van tĩnh mạch, do đó phục hồi sự lưu thông máu một chiều như bình thường, giải quyết tình trạng ứ đọng máu ở phần thấp của chân. Ngoài ra, vớ y khoa còn tạo ra độ dốc áp lực làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra. Vớ y khoa tốt phải tạo được độ dốc áp lực thì mới có tác dụng điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Độ dốc áp lực là áp lực ép lên tĩnh mạch giảm dần một cách đều đặn dọc theo chiều dài chân, từ cổ chân (áp lực 100%) đến đùi (áp lực 40%).
Tác dụng làm khép van và tạo độ dốc áp lực là hai đặc tính quan trọng nhất của vớ y khoa mà bất kỳ một loại thuốc nào cũng không thể thay thế được. Nếu bỏ qua yếu tố này thì kết quả điều trị rất kém, dù có uống thuốc lâu dài. Điều này rất dễ kiểm chứng với bệnh nhân của bác sĩ, những người đã từng uống thuốc lâu dài từ năm này qua năm nọ. Giá vớ trung bình hiện nay khoảng 550.000 đồng (vớ gối), 880.000 đồng (vớ đùi)... tùy hiệu.

Theo www.phapluattp.vn
Phụ nữ Việt Nam vốn ít bị giãn tĩnh mạch. Nhưng lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không cân đối... đang thúc đẩy căn bệnh này gia tăng. Những mạch máu thương tổn nổi ngoằn nghèo trên đôi chân khiến người bệnh phải giã từ những chiếc váy ngắn.
Đến độ tuổi nào, phụ nữ bắt đầu phải đối mặt với bệnh giãn tĩnh mạch?
Sau giai đoạn dậy thì, giới nữ đều có nguy cơ suy tĩnh mạch kèm giãn tĩnh mạch ở đôi chân. Bệnh thường có yếu tố bẩm sinh. Ngoài ra, việc đứng nhiều, tiếp xúc với khí nóng, ít vận động, béo phì, bất động lâu... cũng khiến bệnh nặng hơn. Bệnh biểu hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa đông do thời tiết nắng nóng hay do dùng lò sưởi.
Triệu chứng của bệnh có dễ nhận biết không?
Trong thời gian đầu, những lúc phải đứng lâu, bệnh nhân sẽ thấy chân nằng nặng, có cảm giác kiến bò. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch. Còn khi tĩnh mạch đã bị giãn rồi thì ta có thể nhìn thấy chúng nổi hằn lên dưới da, sờ vào mềm, màu xanh tím, xẹp xuống khi người bệnh nằm và phồng to khi họ đứng lên.
Bệnh này ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ như thế nào?
Tĩnh mạch tham gia vào vòng tuần hoàn. Máu từ tĩnh mạch sau khi đã lọc các chất độc hại sẽ chảy về phổi để làm giàu ôxy và sau đó tiếp tục tham gia vào vòng tuần hoàn động mạch. Quá trình này phụ thuộc vào hệ thống van chống trào ngược. Trong trường hợp suy tĩnh mạch, các van này không kiểm soát tốt, máu sẽ chảy ra ngoại vi thay vì chảy về phổi.
Bệnh này chỉ liên quan đến mạng tĩnh mạch bề mặt da. Nó làm ứ máu, thiếu ôxy ở các chi dưới, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Nặng hơn thì dẫn đến tắc tĩnh mạch bề mặt, chân phù nề, viêm co kéo dưới da, loét chân thường xuyên tái phát... Có khi tĩnh mạch bị vỡ máu, chảy dồn về phần trong cẳng chân hoặc chảy ngoài da.
Quá trình điều trị như thế nào?
Nếu bạn nghi ngờ mình bị giãn tĩnh mạch thì nên đi khám bác sĩ chuyên về mạch hoặc bác sĩ tim. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và siêu âm Doppler để xác định mức độ bệnh và quyết định điều trị bằng phẫu thuật, xơ hóa tĩnh mạch hay chỉ cần đi tất bó sát.
Loại tất này có gì đặc biệt?
Độ co giãn của loại tất này rất cao, sử dụng khi bạn mắc bệnh để ép thành mạch chặt lại và chỉ mang trong một thời gian nhất định chứ không nên sử dụng thường xuyên. Bình thường, bạn phải giữ đôi chân mình luôn thoải mái, thậm chí ngay cả phần cạp tất cũng không được quá chặt, bó nghẹt chân để cho máu lưu thông tốt trong tĩnh mạch.
Thủ thuật xơ hóa tĩnh mạch có phức tạp không?
Phương pháp làm xơ cứng tĩnh mạch là biện pháp thông dụng nhất để điều trị giãn tĩnh mạch nhỏ và trung bình. Kỹ thuật làm là tiêm thuốc nhiều lần làm xơ cứng tĩnh mạch. Một lần điều trị kiểu này thường kéo dài khoảng 10-20 phút, sau đó băng lại chỗ tiêm và giữ băng đó trong 24 giờ.
Với phẫu thuật thì sao?
Có 2 cách; một là lột tĩnh mạch trong khoảng 5-10 phút, áp dụng cho các trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Hai là phẫu thuật Chivas kéo dài khoảng 10-20 phút, dùng cho trường hợp giãn từng đoạn ngắn. Sau phẫu thuật, người bệnh cần băng ép toàn bộ chi và phải nằm bất động trên giường 3 ngày.
Trong ăn uống, người mắc bệnh giãn tĩnh mạch cần chú ý gì?
Quan trọng nhất là tránh ăn các đồ ăn làm tăng cân. Nên dùng các thực phẩm giàu vitamine E và PP như rau và hoa quả. Ăn uống chế độ nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tránh táo bón.
Những lưu ý khác?
Nên thường xuyên nâng cao chân khi có thể, nhất là vào ban đêm. Không nên ở ngoài trời nắng nóng gay gắt. Đi bộ đều đặn và hằng ngày chỉ nên đi giày đế bằng khoảng 1,5 cm, không đi tất quá chật để máu tĩnh mạch về tim dễ dàng.

sotayyhoc.comSuy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là bệnh lý rất thường gặp, tỷ lệ người bị ngày càng táng cao. Đa số bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên thường tiến triển nặng, rất khó chữa. Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng máu trong các tĩnh mạch bị ứ đọng không thể dẫn đủ trở về tim. Bệnh tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây các triệu chứng khó chịu trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hằng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém nhất là khi đã có biến chứng như lở loét, tắc mạch.Bắp chân thương có biểu hiện mạch máu mạng nhện

Bình thường máu tĩnh mạch trờ về tim nhờ:
- Lực đẩy từ động mạch qua các mao mạch truyền đến tĩnh mạch và lực hút máu tĩnh mạch về tim do tim co bóp.
- Áp lực âm trong lồng ngực hút máu trở về tim.
- Sự co bóp của các khối cơ cẳng chân ép vào các tĩnh mạch sâu và đẩy máu đi về tim.
- Hệ thống van một chiều trong lòng tĩnh mạch giữ không cho máu trào ngược dòng.
Khi hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị suy, sẽ xuất hiện dòng máu trào ngược dẫn đến tình trạng ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch và làm tăng áp lực tĩnh mạch ở cẳng chân, lâu dần dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính.

Những triệu chứng lâm sàng thường gặp của suy tĩnh mạch mạn tính chỉ dưới
— Cảm giác bó chặt ở bắp chân, nhức mỏi, nặng chân, tê chân, cảm giác này thường tăng sau giờ làm việc do đứng hoặc ngồi lâu.
- Hay bị ê ẩm vào ban đêm, giống như kiến bò.
-    Bắp chân thường có hiện tượng chuột rút (vọp bẻ).
-    Sưng phù xung quanh hai mắt cá, thấy rõ vào buổi tối.
-    Bệnh thường trở nặng vào chiều tối, sau một ngày làm việc hoặc sau khi đứng lâu hoặc thời tiết ấm nóng; giảm bớt vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc sau khi nằm nghỉ ngơi, kê chân cao, công việc thường xuyên đi lại.

Những người có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính chỉ dướỉ
-    Người làm việc phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, nhân viên thu ngân, bán hàng, giáo viên, nhân viên y tế, cảnh sát... Ngồi lâu, tư thế gấp háng hay gấp đầu gối làm giảm dòng máu của chi dưới cũng có thể là yếu tô" nguy cơ.
-    Phụ nữ có thai có nguy cơ suy tĩnh mạch sau sinh từ 3 - 5 năm. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết nữ, quá trình thai nghén, sinh nở tác động lên tĩnh mạch.
-    Trong gia đình có người mắc bệnh. Những người có quan hệ huyết thống cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.

-    Người béo phì, ít vận động tập luyện, táo bón kinh niên hoặc ăn ít rau xanh, chất xơ, vitamin có nguy cơ mắc bệnh cao.
-    Người càng lớn tuổi thì có nguy cơ mắc bệnh càng cao do thành mạch mỏng dần và độ đàn hồi mạch máu kém hơn người trẻ. Độ tuổi thường mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là từ 40 — 50 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, dãn tĩnh mạch thường trầm trọng hơn.
Một số dấu hiệu có thể quan sát thấy: mạch máu mạng nhện, mạch máu nổi ngoằn ngoèo, mạch máu phình to, lở loét, rối loạn biến dưỡng da, có biểu hiện chàm da, chân phình to.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng dần. Theo mức độ tiến triển trên lâm sàng, có thể chia ra 3 thời kỳ như sau:
-    Thời kỳ còn bù: bệnh nhân có cảm giác tức, nặng và mỏi ở chi dưới trong tư thế đứng lâu. Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề nhẹ ở cẳng và bàn chân cuối ngày làm việc, khi nằm nghỉ ngơi thì hết phù nề. Các tĩnh mạch nông chân giãn chưa nhiều, lúc giãn lúc không.
-    Thời kỳ gần mất bù: các triệu chứng của thời kỳ còn bù phát triển nặng lên. Khi đi lại, xuất hiện cảm giác đau nhiều  cẳng chân. Cẳng chân và mu chân có hiện tượng nề, tím, các hiện tượng này không mất đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Các tĩnh mạch nông giãn to thường xuyên.
-    Thời kỳ mất bù: thường xuyên có cảm giác tê chân, ngứa da vùng tổn thương. Đau nhiều ở chân khi đi bộ. Hiện tượng chân bị phù nề, tím... không mất đi khi nghỉ ngơi. Xuất hiện các rối loạn dinh dưỡng và các biến chứng ở chân tổn thương như: viêm da, xơ cứng da, loét...

Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây ra các biến chứng sau:
 -        Thiểu dưỡng chân bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng, chảy máu tại ổ loét... làm mất khả năng lao động của bệnh nhân, thậm chí có khi phải cắt cụt chân.
—      Viêm nghẽn các tĩnh mạch sâu làm cho bệnh diễn biến nặng hơn, có trường hợp tạo nên cục huyết khối di chuyển lên tim và gây thuyên tắc động mạch phổi dẫn tới tử vong đột ngột.

Để phòng ngừa suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
• Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hằng ngày: tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài, người làm việc văn phòng, đi ô tô hay máy bay đường dài thì phải gấp duỗi chân từng lúc cho máu lưu thông, hoặc nên tranh thủ đi lại giải lao khoảng 30 - 60 phút/ lần. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, gác chân cao cũng tốt cho bệnh tĩnh mạch. Nên uông nước nhiều, ăn tăng cường các loại rau quả, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ và nhiều loại vitamin làm bền thành mạch, chống táo bón (rặn thường xuyên cũng làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới thấp, lâu ngày dẫn đến trĩ và dãn tĩnh mạch chân), giảm cân khi thừa cân (BMI > 23kg/m2)
Phòng ngừa và điều trị chống các biến chứng nguy hiểm
 Mang vớ áp lực: đeo liên tục ban ngày. Cơ chế tác dụng của vớ áp lực rất đơn giản: khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch bị dãn sẽ khép kín trở lại, hạn chê máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, giảm phù nề. Ớ phụ nữ có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, vớ áp lực có thể giúp đề phòng biến chứng này vì giữ cho dòng máu lưu thông. Ngược lại, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường có các vấn đề thần kinh ở chân (bệnh thần kinh ngoại biên) không được mang vớ áp lực vì cản trở sự tưới máu cho thần kinh và cơ. Việc lựa chọn vớ tùy thuộc vào bệnh tĩnh mạch của bạn nặng nhẹ ra sao và lan rộng đến đâu, cần một áp lực như thế nào để không bị ứ đọng máu ở chân. Thông dụng nhất là các vớ dài từ ngón chân đến đầu gôi hoặc đến giữa đùi (có thể vừa mang vớ vừa tự thực hiện các bài tập như hình hướng dẫn).
•  Việc điều trị nội khoa được đề ra là dùng các thuốc làm bền thành mạch (Daflon, Rutin c,...). Nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch.
•  Củng có thể dùng phương pháp xâm lấn: tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu, áp dụng cho các giãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú. Nếu dãn tĩnh mạch quá nặng phải can thiệp phẫu thuật cắt bỏ một số đoạn tĩnh mạch hoặc các búi tĩnh mạch giãn, sửa van tĩnh mạch , tạo hình tĩnh mạch qua da để đề phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
BS. LÝ MINH ĐẠO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét