Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Tinh Dầu trái cây & Hoa Củ

Công dụng tuyệt vời của tinh dầu Sả




Sả là loại cây thảo dược sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers.), thuộc họ lúa (Poaceae). Củ sả là một gia vị được dùng trong chế biến nhiều món ăn, khử được mùi tanh của cá, thịt, giúp thức ăn thêm thơm ngon.
Theo Đông Y, dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm...

Tác dụng chính của sả là ở tinh dầu. Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola. Vì vậy, khi ta vò lá sả thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh.
Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét... do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh vàđiều hòa kinh nguyệt.
Đồng thời, sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sảngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho kinh nguyệt được điều hòa.
Chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu, lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
Ngoài ra, củ sả và tinh dầu sả còn dùng để chữa một số bệnh thông thường như giã nát củ sả bôi lên các vết chàm để chữa chàm ở mặt trẻ em. Lấy 3 - 6 giọt tinh dầu sả pha với xi-rô và nước, cho bệnh nhân uống để chữa đau bụng, đầy bụng, chống nôn và thông trung tiện.
Tinh dầu sả có thể dùng tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn khám phá tinh dầu sả có tác dụng giảm đau ngang ngửa với aspirin (vốn gây nhiều tác dụng phụ).
Việc chế biến tinh dầu sả khá đơn giản. Chặt thân cây sả thành từng khúc dài độ khoảng ngón tay trỏ. Sau đó dùng chày đập nhẹ cho giập những khúc sả này (giúp tinh dầu sả đi ra dễ dàng hơn). Xếp những khúc sả được đập giập này vào hũ thủy tinh sao cho sả chỉ đến ngang nửa hũ.
Sau đó dùng một ít rượu pha với nước (nếu dùng một ly rượu cũng phải dùng một ly nước sạch) thành một dung dịch. Đổ hỗn hợp rượu pha nước này vừa ngập mặt sả. Bạn có thể thay hỗn hợp rượu - nước bằng giấm ăn. Nên lưu ý các cọng sả phải được ngập trong dung dịch.
Nếu có một cọng sả nhú lên khỏi mặt dung dịch sẽ làm cho sản phẩm mau bị hỏng. Đậy nắp hũ lại và lắc nhẹ rồi đặt hũ ở nơi mát, không có ánh sáng trong ba ngày.
Sau đó cho cả phần nước và phần sả vào máy xay nhuyễn, xong lại cho vào hũ, đậy nắp và đặt ở chỗ tối, mát trong ba tuần.
Sau ba tuần, dùng vải lọc lấy nước và bỏ bã. Cần vắt kỹ phần bã để lấy hết nước trong bã ra, bỏ vào lọ sạch đậy nắp kín và sử dụng dần.
Bạn có thể cho vài giọt vào chén trà nóng giúp làm khỏe đường tiêu hóa, thoa vào móng trị nấm móng, bỏ vào bồn tắm thư giãn, bỏ vào dầu gội đầu tạo mùi hương. Hoặc bạn có thể bỏ vào bình xịt và xịt quanh nhà sẽ hạn chế được gián, kiến, đặc biệt là muỗi 
DS Nguyễn Bá Huy Cường 
----------------------
i.Đ
ặc tính của tinh dầu       
Tinh dầu Sả có mùi hương ngọt nhẹ như hương chanh.
Chiết xuất 
Tinh dầu Sả được chiết xuất qua quá trình chưng cất hơi nước của Sả phơi khô hoặc làm khô một phần hoặc Sả tươi thái nhỏ.
Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học chính của tinh dầu Sả là axit citronellic, borneol, citronellol, geraniol, nerol, citral, citronellal, camphene, dipentene và limonene.
Phòng ngừa
Tinh dầu Sả có thể gây kích ứng da nhạy cảm và gây viêm da ở một số người.
Đặc tính trị liệu
Đặc tính trị liệu của tinh dầu Sả là làm chất khử trùng, diệt khuẩn, khử mùi, bài tiết mồ hôi, làm thuốc trừ sâu, chống ký sinh trùng, làm thuốc bổ và chất kích thích.
Sử dụng 
Công dụng hữu ích nhất của tinh dầu sả đó là nó là một thuốc chống côn trùng. Tốt nhất là sử dụng trong bình xịt, trong bộ khuếch tán hoặc trên bông gòn giữa vải lanh. Nó cũng rất hữu ích trong việc giúp tránh bọ chét cho chó, mèo.
Ngoài ra, tinh dầu sả giúp tâm trí tỉnh táo và tạo một cảm giác khỏe khoắn và yêu đời. Nó cũng hữu dụng trong điều trị cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm khuẩn nhẹ và trong việc khử mùi.
Tóm lược
Tinh dầu sả không chỉ mang lại lợi ích khi được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, với tính sát trùng mạnh, nó trở nên hữu ích khi cần tẩy rửa một buồng bệnh. Nó cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp tĩnh tâm. Ngoài ra, tinh dầu sả cũng được sử dụng để chống đổ mồ hôi quá mức và cân bằng da nhờn, cũng như chống ký sinh trùng đường ruột và làm giảm sốt.
Trong trị liệu bằng hơi
Khi sư dụng với một hệ thống khuếch tán, tinh dầu sả được sử dụng làm thuốc chống côn trùng; tinh dầu này cũng được sử dụng đối với trị liệu cảm lạnh và cúm, an thần và làm sạch phòng bệnh. Ở châu Phi, nơi bệnh sốt rét là một vấn đề nan giải, tinh dầu sả đã được sử dụng mức độ lớn để chống sốt rét.
Trong kem hoặc dầu dưỡng da
Khi được dùng trong kem hoặc lotion, tinh dầu sả tạo sự an toàn cho những người ở vùng nhiệt đới nhằm tránh muỗi gây bệnh sốt rét. Nó cũng có tác dụng tốt trong việc trị mồ hôi chân.

Tìm hiểu tác dụng của tinh dầu sả chanh


Sả chanh là loại cây có nhiều tinh dầu, và những dưỡng chất chính của chúng cũng được khai thái dưới dạng tinh dầu. Không chỉ có mùi thơm dễ chịu đặc trưng, tinh dầu sả chanh còn có nhiều ứng dụng trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.

Sả chanh là cây có tinh dầu, làm gia vị và làm cây thuốc. Mang trong mình hàm lượng dưỡng chất quý giá với con người, nên hầu như toàn bộ cây Sả đều có giá trị sử dụng - từ lá, bẹ lá, thân, rễ… Tinh dầu sả chanh được chiết xuất từ mọi bộ phận của loài thực vật này, phương pháp hợp lý nhất là lôi cuốn hơi nước hoặc trích ly phân đoạn để giữ được mọi dưỡng chất từ cây sả chanh.

Trong y học dân gian và Trung Quốc cũng như Ấn Độ Sả chanh được coi là cây thuốc đa dạng và được dùng để chữa trị khá nhiều bệnh. Bạn có thể tham khảo những tác dụng của tinh dầu sả chanh dưới đây để chăm sóc bản thân và gia đình nhé!

- Sát trùng và làm lành vết thương: Pha 2 giọt tinh dầu sả chanh vào nước ấm, với tỷ lệ 1 : 3, trộn đều và lấy bông gòn thoa vào vết thương hoặc bầm tím. Thực hiện ngày 2 lần sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Công thức pha trộn này cũng giúp hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng trên da hiệu quả, ngừa nấm mốc trên da và các yếu tố gây hình thành mụn nhọt.
- Xông hương: Nhỏ từ 1 đến 3 giọt tinh dầu sả chanh vào đĩa chứa nước ấm hoặc nóng của đèn đốt tinh dầu, thắp nến và để trong phòng (mùi hương tốt nhất với phòng khoảng 20m2). Sau khoảng 3 – 5 phút đốt tinh dầu, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương đặc trưng, dịu nhẹ và thư giãn. Mùi hương này có thể giúp xua đuổi côn trung như muỗi, gián, chuột… cực kỳ hiệu quả, nên tinh dầu sả chanh được rất nhiều gia đình lựa chọn cho mùa hè nhiều côn trùng và muỗi, gián.
Đèn đốt tinh dầu giúp khử mùi, tạo mùi thơm trong phòng, xua muỗi và côn trùng hiệu quả
- Xông hơi giải cảm: Do đặc tính kháng viêm và khử khuẩn cực tốt nên bạn có thể sử dụng tinh dầu sả chanh trong việc giải cảm, đào thải độc tố. Cách thực hiện như sau: Nhỏ hỗn hợp vài giọt tinh dầu Sả Chanh + tinh dầu Hương Nhu + tinh dầu Bưởi (có thể thêm vài giọt tinh dầu Long Não hay tinh dầu Khuynh Diệp) vào chậu nước nóng, dùng khăn trùm kín mặt và chậu nước, để hơi nóng tỏa lên mặt trong 15 phút, giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm. Nếu không tiện xông hơi, có thể nhỏ hỗn hợp trên vào nước ấm để ngâm mình hoặc tắm trực tiếp cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Xông hơi với tinh dầu
- Giảm đau nhức chân: Có thể hòa từ 1-3 giọt vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, tăng tuần hoàn máu, giúp đi vào giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.

- Dưỡng tóc, làm tóc chắc khỏe và bóng mượt: Cây sả chanh từ lâu đã được biết đến với tác dụng dưỡng tóc hoàn hảo. Giờ đây, bạn chỉ cần cho vài giọt tinh dầu Sả Chanh cho vào nước ấm rồi thoa đều lên tóc sau khi gội sạch tóc (không cần xả lại với nước) sẽ làm giảm rõ rệt lượng tóc gãy rụng, giúp tóc khỏe và bóng mượt. Cách này cũng có thể kích thích tóc nhanh dài hơn. Bạn có thể thực hiện hàng ngày hoặc sau mỗi lần gội đầu.

- Sử dụng làm nước hoa: Nếu yêu thích mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng của tinh dầu sả chanh, bạn có thể sử dụng để làm nước hoa hoặc thấm 1 giọt tinh dầu vào khăn vải, quần áo. Đảm bảo sau 1 – 2 lần giặt đồ, bạn vẫn còn thấy hương thơm dễ chịu phảng phất.
- Trị mụn, ngừa lão hóa da: Xông hơi với tinh dầu sả chanh thường xuyên hạn chế sự phát triển của mụn, ngăn ngừa lão hóa da cực kỳ hiệu quả. Nên thực hiện 1 – 2 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất.
Lưu ý
- Không được uống tinh dầu, không để tinh dầu nguyên chất dây vào mắt hoặc vết thương hở.

- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

- Không lạm dụng tác dụng của tinh dầu sả chanh nguyên chất để thay thế cho những điều trị y tế cần thiết

Sưu tầm








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét