Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Những điều nên biết về bệnh chuột rút

Những điều nên biết về bệnh chuột rút

Vì sao lại bị chuột rút?
Vận động viên thể thao, thanh niên, phụ nữ mang thai,… là những nhóm người hay bị chuột rút nhất. Tập luyện thể lực với cường độ cao, vươn người thư giãn không đúng tư thế, cơ thể thiếu nước hoặc thiếu muối khoáng,… là những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này.
Bị chuột rút: khi nào cần đi khám bác sỹ?
Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút, điều này không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị chuột rút tăng lên hoặc bị chuột rút gây đau đớn, bạn cần đi khám bác sỹ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như đau khớp hay suy tĩnh mạch.

Có thể phòng được bệnh chuột rút?
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh chuột rút bằng những cách đơn giản như sau:
– Uống đủ 1,5 lít nước/ngày, tốt nhất là chọn nước khoáng giầu muối khoáng.
– Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cơ thể không bị thiếu kali, mage hay canxi.
– Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, trà, cà phê.
– Vận động viên thể thao cần tuân thủ nghiêm ngặt các động tác khởi động trước khi vào bài tập.
– Phụ nữ mang thai cần ăn thực phẩm đa dạng để tránh thiếu chất.
Có thể điều trị được khỏi hẳn bệnh chuột rút?
Khi đã bị chuột rút, bạn hoàn toàn có thể được điều trị khỏi bệnh chuột rút bằng các phương pháp đơn giản sau đây:
– Dùng thực phẩm chức năng để tăng cường nguyên tố vi lượng (magê, kali,…)  để giảm đau.
– Đi chân đất trên nền đất lạnh (nền đá hoa,…)
– Tắm nước lạnh, dùng vòi hoa sen phun nước lạnh từ dưới bắp chân lên phía trên. Cuối cùng, dùng nước nóng để tắm giúp thư giãn cơ.
–  Với những người hay bị chuột rút, khi đi ngủ nên đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm, và do đó giúp hạn chế bị chuột ruốt.
– Khi đi ngủ, hãy làm động tác như bạn đang đạp xe đạp.
Làm gì khi bị chuột rút?
Khi bị chuột rút chúng ta sẽ cảm thấy đau. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần làm ngay những bước sau:
– Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gây nên.
– Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập về phía người. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 giây.
– Tiếp theo, mát xa phần cơ bị chuột rút. Cần mát xa phần bắp chân từ dưới lên trên để giúp máu lưu thông. Tốt nhất nên làm động tác này 1-2 lần/ngày để phòng chuột rút.
BACSI.com (Theo Dân trí)


Nguyên nhân và cách điều trị bệnh chuột rút khi ngủ về đêm

Đã ít nhất một lần trong đời bạn gặp phải chứng chuột rút. Đây là hiện thường thấy và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc phải, nhất là nhóm đối tượng trung niên và người cao tuổi.
Chuột rút là gì?
Khi có sự co thắt của một cơ hay nhóm cơ, đặc biệt là nhóm cơ cẳng chân diễn ra một cách đột ngột, không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài, đều được xem là hiện tượng chuột rút.
Thông thường, thời gian một cơn chuột rút diễn ra được xác định trong khoảng thời gian vài giây nhưng có cũng trường hợp kéo dài trên 10 phút.
Thậm chí, ở nhiều người, các cơn đau do chuột rút còn kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày, gây ra nỗi ám ảnh về thể xác lẫn tinh thần. Người rơi vào trường hợp này có cảm giác các cơn đau “bóp” chặt cơ, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình di chuyển và sinh hoạt.
Chuột rút ảnh hưởng tới di chuyển và sinh hoạt của người mắc phải.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút, có thể kể tới như:
- Không khởi động trước khi thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng...
- Khởi động không kỹ, không đủ thời gian trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút.
- Ngoài ra, chứng chuột rút còn gặp ở những trường hợp lạm dụng thuốc lợi tiểu, người bị tiêu chảy dẫn tới thiếu kali.
- Đặc biệt lưu ý nếu bạn thường xuyên rơi vào trường hợp chuột rút về đêm. Đã có rất nhiều trường hợp, màn đêm trở thành nỗi ám ảnh vì họ không dám chợp mắt do tình trạng ngủ hay bị chuột rút, dẫn đến chứng thiếu ngủ và trầm cảm rất nặng.
Nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ là gì?
Nếu bạn đang gặp tình trạng như trên, đừng chủ quan, hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa.
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh lý mà rất ít người biết. Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.
Cơ chế hoạt động của căn bệnh này là sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ.

Suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân là nguyên nhân chính gây chứng chuột rút về đêm.
Bênh cạnh đó, các nhà khoa học cũng đưa ra vài nguyên nhân khiến bạn rơi vào trạng thái này khi ngủ - đó chính là thói quen ngồi xổm và mang giày cao gót của phụ nữ.
Điều trị như thế nào?
Bệnh chuột rút về đêm do suy giảm tĩnh mạch chi dưới phải được điều trị cấp tốc và nhanh chóng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi lên đến 90%.
- Ở những trường hợp nhẹ, hạn chế ngồi xổm, không đi giày cao gót là những điều mà bạn cần phải làm ngay từ hôm nay. Đồng thời, hãy tập cho mình thói quen uống nhiều nước và xoa bóp chân trước khi đi ngủ.
- Những trường hợp nặng hơn sẽ được các bác sĩ kê thuốc làm bền thành mạch và lưu thông máu trong tĩnh mạch.
- Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin E và Quinin kết hợp với dùng thuốc, thay đổi thói quen, tình trạng chuột rút sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Trường hợp nặng, người bệnh sẽ được kê thuốc sử dụng.
Để làm giảm nhanh chóng những cơn đau do chuột rút khi ngủ gây ra, bạn hãy chọn cho mình các sản phẩm bôi ngoài da có tác dụng “cấp cứu” kịp thời các trường hợp đau do hiện tượng này.
Dầu lạnh xoa bóp Hàn Quốc glucosamine là sản phẩm nhất định phải có trong tủ thuốc của mọi gia đình không riêng gì người bị chuột rút.
Dầu xoa bóp Hàn Quốc Glucosamine (combo 03 chai)
Dầu lạnh Hàn Quốc "cấp cứu" kịp thời các cơn đau do chuột rút gây ra.
Chúc bạn sống vui khỏe, mau khỏi bệnh khi kết hợp các phương pháp điều trị trên.
Trinh Dương

Đông y chữa chứng chuột rút


 
Chứng chuột rút (vọp bẻ), ai cũng mắc phải. Lúc thường hoặc khi ngủ bỗng thức giấc vì cảm thấy đau buốt ở bắp chân, bệnh nhân không di chuyển được; khi sờ bắp chân thấy căng và cứng. Chứng này thường xảy ra ở phụ nữ, ở người cao tuổi cơ thể suy yếu, các chức năng sinh lý suy giảm, sự tuần hoàn bị rối loạn, bị nhiễm lạnh.
Nguyên nhân thường là do các mạch máu bị viêm, sưng, động mạch xơ cứng, tĩnh mạch giãn nở và do chi dưới vận động quá mức, bị chấn thương, thiếu kali. Các vận động viên bơi lội, chạy bộ, đua xe đạp hay bị chuột rút.
Theo Đông y, chữa chuột rút thường dùng thuốc và xoa bấm huyệt đạt hiệu quả tốt.
Bài thuốc: "Thược dược cam thảo thang". Chỉ 2 vị: thược dược 12g, cam thảo 8g. Đổ nước vừa đủ sắc còn 1/3, uống ấm, trước khi ăn 1 giờ, ngày 2 lần sáng và tối. Tác dụng: tư âm hòa dương, hoãn cấp, chỉ thống. Trị chuột rút co thắt bắp chân, đau thần kinh tọa, đau tức ngực, co giật dạ dày, đau các khớp vai, tay chân, viêm gan, đau sỏi mật, sỏi thận, đi tiểu đau buốt, đau bàng quang, đau trĩ, hen phế quản, trẻ con khóc đêm.
Bài này dùng thược dược, tính hàn để dưỡng huyết, liễm âm, nhu can, chỉ thống. Cam thảo vị ngọt, tính ôn để kiện tỳ ích khí, hoãn cấp, chỉ thống, hai vị phối hợp lấy vị chua ngọt để hóa âm, điều hòa can tỳ, nhu can, chỉ thống.
Tác động vào các huyệt: huyết hải, dương lăng tuyền, ủy trung, thừa sơn.
Thao tác do thủ thuật viên hoặc người nhà trợ giúp:
 
- Điểm huyệt thừa sơn trong 1 - 2 phút cho đến khi có cảm giác căng và tê tại chỗ, lan xuống đến bàn chân. Công năng: Thư cân lạc, lương huyết, điều khí, trị bắp chân co rút.
- Điểm huyệt ủy trung, mỗi huyệt được tác động trong 1 - 2 phút cho đến khi có cảm giác căng và tê tại chỗ, lan xuống đến bàn chân. Công năng: Thư cân, phong lạc, đuổi phong thấp, trị bắp chân co rút.
- Điểm và nhào huyệt huyết hải, tác động khoảng 1 phút. Công năng: điều huyết, thanh huyết, hoà vinh, thanh nhiệt.
- Điểm và nhào huyệt dương lăng tuyền, tác động khoảng 1 phút. Công năng: thư gân, mạnh gân cốt, đuổi phong tà ở chân.
- Đẩy và nhào cẳng chân: Làm mặt sau cẳng chân bị bệnh từ trên xuống dưới trong 5 phút. 
Bệnh nhân tự làm:
- Duỗi chân và ngón chân: Nằm ngửa, giơ chân bị bệnh lên để ở tư thế duỗi thẳng, đồng thời co vào phía trong lưng bàn chân.
- Vỗ cơ bắp chân: Ngồi xếp bằng, tiếp sau co chân đau với góc 100 độ, ấn mạnh gót chân, co nhẹ hai bàn tay, dùng mô gốc của 2 bàn tay vỗ mạnh bắp chân bị co rút từ trên xuống trong khoảng 1 - 2 phút.
- Vặn bắp chân: ngồi gác chân bên bị bệnh lên đùi bên lành, dùng hai bàn tay vặn, bóp và nhào các cơ phía sau cẳng chân 5 phút.
Mỗi ngày làm các thủ thuật trên từ 1 - 2 lần. Nếu chứng chuột rút cứ tái phát vào ban đêm, khi đi ngủ nên nằm nghiêng và giữ đừng để bị nhiễm lạnh. Với người cao tuổi, nên đặt 1 túi nước nóng ở cẳng chân khi đi ngủ tối.
Giải thích thủ thuật:
- Nhào cơ là một trong những động tác chính trong các loại hình xoa bóp. Nhào cơ làm tăng dinh dưỡng cục bộ, hồi phục mệt mỏi, thả lỏng cơ và điều chỉnh hưng phấn thần kinh. 
Kỹ thuật nhào cơ: Bàn tay mở rộng, dạng ngón cái còn 4 ngón kia khép vào với nhau đặt tay lên bộ phận được xoa bóp, dùng 5 ngón tay véo thịt lên, khi véo các ngón tay không được co lại, xong đẩy nhóm cơ véo lên sang bên trái hoặc sang phải, xong đè cơ xuống, 5 ngón tay từ từ duỗi ra như ở tư thế ban đầu xong lại miết tay xuống cơ của bộ phần xoa bóp tiến hành véo cái thứ 2, cứ như vậy tiến hành. Khi véo các ngón tay phải duỗi thẳng và không được rời khỏi da, xoay theo chiều kim đồng hồ (nếu là tay phải); nếu nhào cơ bằng hai tay thì theo hai đường vòng ngược nhau. Động tác nhào cơ thực hiện chậm rãi, uyển chuyển, nhịp nhàng liên tục không có sự nghỉ giữa các động tác, không được vặn và xoay cơ, không tạo cảm giác đau cho người được xoa bóp. Khi nhào cơ không được làm đau xương.
- Bấm (điểm): Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay khác bấm lên huyệt vị trên kinh lạc.
- Đẩy: Dùng bàn tay hoặc cả bàn tay, ngón tay di động đi lại trên phần cơ thể bị bệnh.      
(Theo SKĐS)


Chuột rút, chuot rut, chuotrutChuột rút là tình trạng bắp thịt đột nhiên co rút, đau đớn, thường xẩy ra khi vận động quá sức, ra mồ hôi quá nhiều, cũng có khi đang ngủ chỉ cần duỗi chân vươn vai một cái cũng bị.
Qua quá trình điều trị tại phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn chúng tôi nhận thấy những người bị chuột rút đa phần  tỳ âm bị hư tổn, kèm theo huyết ứ. Những người vận động quá sức, ra mồ hôi quá nhiều cũng làm tỳ âm hư, trước khi vận động mạnh không khởi động kỹ dễ gây huyết ứ.
Biện chứng; Bắp thịt thuộc tỳ, tỳ âm hư bắp thịt không nhuận, khí huyết không lưu lợi, vả lại âm hư thì phần dương tăng gây kích thích co rút, bắp thịt không nhuận thì gây đau
Lý: âm hư ứ trệ
Pháp trị: Hành khí hoạt huyết, kiện tỳ dưỡng âm
Bài thuốc: Dưỡng vị thang gia giảm
Dưỡng vị thang
Ngọc trúc
10
Tang bì
12
S biển đậu
20
Cam thảo
6
Sa sâm
12
Cam thảo
4
Bá tử nhân
12
Đẳng sâm
16
Kê huyết đằng
16
Hoài sơn
20
Sinh địa
16
Ngưu tất
12
Chỉ thực
8
Đào nhân
10
Hồng hoa
10
Bạch thược
12
Mạch môn
12
Bạch truật
12
Bạch linh
10
Đã điều trị 20 trường hợp hay bị chuột rút đều khỏi cả.
Châm cứu:
- Châm 1 kim ở 1/3 dọc cơ bị co rút , xuyên suốt bề dầy của cơ lưu kim cho đến khi hết co
Chuột rút ở bắp chân trái : Uỷ trung, Thừa sơn, Thừa cân
Co rút ở tay châm: Khúc trì, Hợp cốc, Xoa bóp 

Tham khảo thêm về bệnh chuột rút, các bài thuốc, vị thuốc chữa chuột rút

Chuột rút hay vọp bẻ là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho sự cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian cơ co rút có thể diễn ra từ vài giây tới vài phút, nhưng hay tái diễn.
Nếu bạn vẫn thường bị chuột rút ở chân tay hay phải chịu trận với những cơn đau thắt dạ dày thì nên nhanh chóng áp dụng những liệu pháp sau để lấy lại sự dễ chịu nhé!
1. Chuột rút ở cơ bắp
Tình trạng chuột rút cơ bắp, đặc biệt là ở chân sẽ được nhanh chóng giải phóng và giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu bằng cây tầm ma, hạt lanh, sau đó nén chúng với dấm táo và  massage bằng dầu ô liu.


Khắc phục chuột rút


 
Tôi thường xuyên bị chuột rút, đã đi khám và uống thuốc cả Đông và Tây y mà bệnh không khỏi. Tình trạng chuột rút xảy ra nhiều hơn vào mùa lạnh và khi làm việc nhiều. Xin bác sĩ cho biết bệnh của tôi chữa như thế nào?
Trần Văn Thông (Hải Phòng)
Chuột rút là sự co cơ ngoài ý muốn, xuất hiện đột ngột làm bệnh nhân rất đau đớn. Đây là một bệnh khá phổ biến, hay gặp ở nam giới. Tình trạng chuột rút sẽ dày hơn về mùa lạnh, khi làm việc quá sức và ngay cả trong lúc ngủ. Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến chuột rút Khi đã bị chuột rút thì phải làm dịu cơn đau bằng các động tác đơn giản: nếu chuột rút ở bắp chân thì kéo chân ra, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu rút ở đùi, nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình căng thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút. Nếu chuột rút ở bàn chân thì cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất. Có thể dùng dầu hoặc cồn long não xoa bóp vùng bị chuột rút, đồng thời bắt cơ bắp làm việc nhẹ nhàng đến khi hết chuột rút. Tắm nước nóng cũng tốt, giúp các cơ giãn ra, lấy lại tính đàn hồi. Để phòng ngừa chuột rút, ăn nhiều thực phẩm có chất sắt để giúp cho thân thể chống lạnh hữu hiệu hơn; hạn chế dùng cà phê, thuốc lá, rượu vì các chất này gây cản trở lưu thông máu. Nếu thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm trong khoảng thời gian dài, bạn nên đi khám chuyên khoa thần kinh.    
(Theo SKĐS) 

Thuốc ngừa chuột rút?


 
Tôi năm nay 36 tuổi, khoảng 2 năm trở lại đây tôi thường bị chuột rút ở chân; đôi lúc bị rút ở tay và bụng. Xin cho biết tôi bị làm sao và có thuốc gì để chữa?
Nguyễn Hoàng Liên (Bắc Ninh)
Chuột rút là tình trạng co cứng các bắp cơ cấp tính, liên tục và ngoài ý muốn chủ quan, gây nên các cơn đau dữ dội, mất khả năng cử động do vậy có thể đe dọa đến tính mạng trong một số trường hợp nhất định (ví dụ khi đang bơi lội, điều khiển máy móc...). Thời gian bị co cứng cơ thường chỉ thoáng qua vài giây nhưng có khi kéo dài đến nửa tiếng, thậm chí một tiếng. Vị trí co cơ thường gặp nhất và bắp chân, tuy nhiên cũng có thể gặp ở những vị trí khác trên cơ thể như trường hợp của bạn.
Tình trạng chuột rút có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do xảy ra những yếu tố bất thường trong quá trình điện phân (quá trình điện phân cần có sự tham gia của các nguyên tố hóa học hay những dạng vật chất của hóa học trong cơ thể bạn), thường có liên quan tới những rối loạn điện giải. Những nguyên nhân làm tăng tình trạng chuột rút là: sự căng cơ quá mức; ngồi lâu không vận động; do mất nước dẫn đến rối loạn về điện giải, đặc biệt là mất kali, calci và magie; khi mang thai; tiểu đường; dùng thuốc, như các loại thuốc albuterol, niacin, thuốc lợi tiểu, thuốc trị chứng tâm thần; do việc sử dụng đồ uống có cồn; rối loạn chức năng thần kinh thực vật; cơ bắp phải làm việc nhiều.
Khi bị chuột rút, cần phải ngừng ngay hoạt động, và kéo duỗi cơ 15 - 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn (bạn thường quan sát thấy khi các cầu thủ bóng đá bị chuột rút trên sân, các bác sĩ làm động tác căng cơ ngược lại). Sau đó, nên nghỉ ngơi khoảng một giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục.
Bạn có thể khắc phục tình trạng chuột rút bằng biện pháp sau: mát xa vùng chân và cơ; áp dụng các bài tập kéo căng cơ đối với đôi chân; chườm đá lạnh lên vùng bị chuột rút; tắm nước nóng; uống một số thuốc bổ sung điện giải (viên panangin chứa cả magie và kali uống mỗi ngày từ 2 - 4 viên kết hợp với viên calci).
Để phòng ngừa tình trạng chuột rút, bạn có thể áp dụng những nguyên tắc sau: uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày (mùa hè nhiều hơn mùa đông; đặc biệt chú ý với những người cao tuổi vì cảm giác khát bị giảm sút, do vậy nếu không tích cực cho uống nước thì sẽ bị thiếu nước cũng dễ dẫn đến tình trạng chuột rút; nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước khi đi ngủ; nên điều chỉnh hài hòa lượng kali thu nạp vào trong cơ thể (những thức ăn giàu kali như chuối, cam...); tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện; hạn chế các chất kích thích như thuốc lá và cà phê.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tự tìm hiểu các nguyên nhân mà vẫn không thấy các triệu chứng giảm, bạn nên đến khám bệnh và làm đầy đủ các xét nghiệm. Từ các kết quả khám xét và xét nghiệm, các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên cụ thể và cần thiết.

Cách xử trí chuột rút


 
Chuột rút cơ thường xuất hiện trong khi tập luyện và thường do các yếu tố như cơ thể bị mất nước, động tác không thích hợp và mỏi cơ.
Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ đã đưa ra một số hướng dẫn giúp xử trí và phòng ngừa chuột rút cơ, bao gồm: luôn khởi động trước khi tập luyện, cả trước khi giãn cơ; căng giãn thích hợp bắp chân, gân khoeo và cơ tứ đầu đùi; căng giãn nhẹ nhàng nhưng không nên căng những khớp cảm thấy đau; nếu bị chuột rút nên ngừng các việc đang làm; giãn nhẹ nhàng và xoa bóp cơ bị chuột rút để giúp cơ thư giãn; xử lý những cơ căng cứng bằng chườm ấm và cơ chấn thương bằng chườm lạnh.
(Theo SKĐS)

Phòng chữa chuột rút

 Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên. Tình trạng này thường phát sinh khi cơ bắp chân quá mệt mỏi do phải đi nhiều, chạy lâu, bơi trong nước lạnh, đột ngột vận động mà thiếu sự khởi động ban đầu hoặc là triệu chứng của các bệnh lý viêm dây thần kinh, giãn tĩnh mạch chi dưới, hạ canxi máu... Khi lâm vào trạng thái này, cần tiến hành một số thao tác xoa bóp sau đây:
- Dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và vuốt từ trên xuống dưới tận gót chân nhiều lần với một lực vừa phải.
- Dùng ngón giữa bàn tay phải day bấm huyệt ủy trung trong 1 phút. Vị trí huyệt ủy trung: ở giữa nếp ngang giữa kheo chân.
- Dùng ngón cái bàn tay bên đối diện day bấm huyệt thừa sơn trong 1 phút. Vị trí huyệt thừa sơn: nằm ở khu vực giữa bắp chân, trong chỗ lõm của của khe hai bắp thịt (kiễng bàn chân chỗ lõm sẽ hiện rõ).
- Dùng ngón tay cái lần lượt day bấm hai huyệt côn lôn (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót chân) và thái khê (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ trong gân gót)
- Tiếp đó, dùng hai bàn tay bóp nhẹ nhàng bắp chân trong 1 phút. Sau đó từ từ gấp duỗi cẳng chân rồi đứng thẳng dậy làm cho cơ bị co được căng ra và giải tỏa dần tình trạng co cứng.
Những người hay bị co rút bắp chân cần chú ý:
- Nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để tìm ra nguyên nhân gây chuột rút.
- Tuyệt đối không nên vận động đột ngột, trước đó phải tiến hành khởi động đầy đủ.
- Tránh để cơ bắp chân lâm vào tình trạng mệt mỏi quá độ.
- Cần chú ý giữ ấm cẳng chân khi đi ngủ. Trước khi ngủ nên xoa bóp cơ cẳng chân trong 20 - 30 phút.

 
(Theo SKĐS)

Chuột rút có phải do thiếu canxi


 
Tôi năm nay 36 tuổi, đã có 2 con. Gần đây mỗi buổi sáng thức dậy tôi rất hay bị chuột rút và ngay cả khi đang đứng giảng bài. Xin hỏi bệnh của tôi có phải do thiếu canxi trong máu không, phải điều trị thế nào?
Nguyễn Thị Lam (Hải Dương)
Các biểu hiện lâm sàng của hạ canxi máu là do rối loạn điện thế màng tế bào, gây kích thích hệ thần kinh - cơ. Dấu hiệu hay gặp là tình trạng co cứng cơ (chuột rút) ở vùng lưng và chân. Những trường hợp hạ canxi máu diễn biến từ từ, âm ỉ có thể gây các dấu hiệu thần kinh nhẹ như trầm cảm, lú lẫn hay kích thích tâm thần. Phù gai thị và đục thể thủy tinh có thể xuất hiện khi bị hạ canxi máu kéo dài. Cơn tetani xuất hiện do hạ canxi máu nặng nhưng cũng có thể gặp trong trường hợp chỉ hạ canxi ion hoá trong khi canxi toàn phần bình thường, ví dụ như trong tình trạng kiềm hoá máu. Những trường hợp hạ canxi máu cấp tính như cơn tetani thì nên điều trị bằng tiêm tĩnh mạch chậm trong khoảng 10 phút 10ml canxi gluconate hoặc canxi clorua 10%, các triệu chứng thường hết nhanh chóng sau tiêm nhưng tác dụng thường ngắn, chỉ kéo dài vài giờ. Do đó có thể tiêm nhắc lại hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Biểu hiện của chị rất có thể bị hạ canxi máu, chị cần đi khám bệnh đánh giá đúng mức độ thiếu như thế nào để có chỉ định điều trị phù hợp. Đồng thời chị cũng nên chú ý chế độ ăn hợp lý, đó là tăng cường các thức ăn giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, phomát... và tăng cường tập thể dục ngoài trời (nhằm tăng tổng hợp vitamin D làm tăng hấp thu canxi ở ruột).         
(Theo SKĐS

Chuột rút chân vào ban đêm


 
Chuột rút cơ còn được gọi là vọp bẻ, là một triệu chứng bệnh thường gặp, xảy ra chủ yếu ở chân vào ban đêm lúc ngủ, cơ chế gây ra hiện tượng này chưa được biết rõ. Biểu hiện bằng cơ bị co thắt đột ngột không tự ý, đa số trường hợp xảy ra ở cơ bắp chân, thỉnh thoảng gặp ở cơ đùi và cơ bàn chân.
Chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có khuynh hướng gia tăng theo tuổi. Ở người bình thường đôi khi cũng gặp chuột rút. Tuy nhiên nếu tái phát nhiều lần thì bạn nên đi khám vì tiềm ẩn một bệnh nào đó.
Nguyên nhân bị chuột rút
Mặc dù chứng chuột rút thường gặp nhưng nguyên nhân chính xác gây ra chưa biết rõ. Đa số trường hợp không phải do bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể là:
- Tập luyện hoặc lao động chân tay quá mức
- Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng
- Thiếu chất khoáng trong máu như kali, canxi, manhê
- Uống nước không đủ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước
- Có thai
- Ngộ độc chì
- Do thuốc như: ngừa thai, lợi tiểu, hạ mỡ máu nhóm statin và clofibrate, chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, chống viêm dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline...
- Do bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh, người có bàn chân phẳng...
Mỗi khi chuột rút xảy ra thường có đặc điểm:
- Chân bị chuột rút rất đau, kéo dài từ vài giây đến vài phút.
- Sờ chỗ đau thấy cơ bị co cứng thành một cục.
- Chân bị đau không thể cử động được trong khoảng thời gian này.
Trong đa số trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như uống nhiều tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt, đau chân khi đi bộ đoạn ngắn... là dấu hiệu của một bệnh nào đó cần đi khám.
Làm gì khi bị chuột rút?
Khi bị chuột rút, thực hiện một hoặc nhiều cách sau đây để cắt đứt cơn đau:
- Cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân.
- Kéo căng cơ bắp chân: ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối.
- Xoa bóp, chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm.
Phòng ngừa như thế nào?
Các hướng dẫn sau đây giúp giảm chứng chuột rút vào ban đêm:
- Uống đủ nước trong ngày.
- Giới hạn hoặc tránh uống nhiều rượu bia và cà phê vì có tác dụng lợi niệu làm cơ thể mất nhiều nước.
- Ăn uống cân bằng, bảo đảm đầy đủ canxi, kali, manhê.
- Tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.
- Nếu bạn đang dùng thuốc để chữa bệnh và bị chuột rút, hãy thông báo với bác sĩ điều trị xem có phải nguyên nhân do thuốc.
- Khi thực hiện các hướng dẫn trên mà chuột rút vẫn xảy ra, bạn cần được kê toa thuốc để điều trị chứng bệnh này.
Khi nào nên đi khám bệnh?
Đi khám bệnh ngay nếu:
- Chuột rút nặng và kéo dài.
- Bị chuột rút sau khi tiếp xúc nguồn độc, ví dụ chì.
- Mất ngủ làm ảnh hưởng công việc hằng ngày.
- Thấy cơ teo hoặc yếu.
Bài tập kéo căng cơ bắp chân
- Đứng tư thế như hình vẽ.
- Chân trái giữ thẳng, ấn lực xương gót trái lên nền nhà nhưng lòng bàn chân vẫn giữ áp sát sàn.
- Hướng xương chậu về phía trước, chân phải co nhẹ. Khi đó bạn sẽ có cảm giác bắp chân của mình bị kéo căng.
- Giữ tư thế kéo căng bắp chân như vậy trong 15-30 giây. Lặp lại động tác này 3-4 lần cho mỗi chân.
Ngày tập ba lần sáng, chiều và tối. Lần tập buổi tối ngay trước khi ngủ chừng vài phút.
Hiệu quả của bài tập này chỉ đạt được khi tập thường xuyên, tối thiểu 3-4 tuần. Nếu không dứt hẳn thì ít ra nó cũng giúp làm giảm số cơn và cường độ đau của chuột rút.
(Theo SKĐS)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét